Giá dầu đã phục hồi trên thị trường châu Á trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 13/8 nhờ lực mua lớn được đưa vào thị trường sau những ngày giảm giá trước đó.
Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, giá dầu vẫn chịu nhiều sức ép do sự phục hồi của kinh tế toàn cầu vẫn còn mong manh.
Trong suốt tuần này, giá dầu hầu như giảm dần qua mỗi phiên trước một loạt số liệu kinh tế yếu kém từ Mỹ tới châu Âu, cùng tốc độ tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc.
Nỗi lo về triển vọng kém khả quan của kinh tế thế giới, dẫn đến nhu cầu năng lượng sụt giảm, đã khiến các nhà đầu tư thận trọng hơn trong các quyết định mua bán của họ.
Trên sàn giao dịch điện tử Singapore vào chiều 13/8, giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ kỳ hạn tháng 9/2010 tăng 99 xu lên 76,73 USD/thùng. Giá dầu Brent Biển Bắc cùng kỳ hạn cũng tăng 74 xu lên 76,26 USD/thùng.
Trước đó, trong phiên ngày 12/8, giá của cả hai hợp đồng này đều đã giảm mạnh lần lượt là 2,28 USD/thùng và 2,12 USD/thùng trên thị trường New York.
Nhà kinh tế trưởng Shane Oliver của AMP Capital Investors nhận định, tuần này là một tuần hết sức khó khăn đối với các thị trường hàng hóa.
Đặc biệt là thị trường chứng khoán và dầu mỏ, do các nhà đầu tư đã chùn bước trước những lo ngại mới về khả năng xảy ra một cuộc suy thoái kép trên toàn cầu - hệ quả của những số liệu yếu kém từ các nền kinh tế đầu tàu như Mỹ, Trung Quốc và châu Âu.
Tại Mỹ, thâm hụt ngân sách tiếp tục phình to trong tháng 6, số người thất nghiệp tiếp tục gia tăng trong khi lĩnh vực xây dựng vẫn yếu kém và lượng dầu dự trữ còn dồi dào.
Còn tại châu Âu, các chỉ số kinh tế cũng chưa sáng sủa, với việc ngân hàng trung ương Anh điều chỉnh giảm tốc độ tăng trưởng trong khi sản lượng công nghiệp của khu vực Eurozone lại sụt giảm trong tháng Sáu.
Nhiều nhà phân tích khác cũng cho rằng, những lo ngại về sự suy giảm kinh tế ở hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc, đồng thời cũng là hai nước tiêu thụ dầu mỏ hàng đầu, đã làm rung chuyển thị trường dầu mỏ trong tuần này./.
Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, giá dầu vẫn chịu nhiều sức ép do sự phục hồi của kinh tế toàn cầu vẫn còn mong manh.
Trong suốt tuần này, giá dầu hầu như giảm dần qua mỗi phiên trước một loạt số liệu kinh tế yếu kém từ Mỹ tới châu Âu, cùng tốc độ tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc.
Nỗi lo về triển vọng kém khả quan của kinh tế thế giới, dẫn đến nhu cầu năng lượng sụt giảm, đã khiến các nhà đầu tư thận trọng hơn trong các quyết định mua bán của họ.
Trên sàn giao dịch điện tử Singapore vào chiều 13/8, giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ kỳ hạn tháng 9/2010 tăng 99 xu lên 76,73 USD/thùng. Giá dầu Brent Biển Bắc cùng kỳ hạn cũng tăng 74 xu lên 76,26 USD/thùng.
Trước đó, trong phiên ngày 12/8, giá của cả hai hợp đồng này đều đã giảm mạnh lần lượt là 2,28 USD/thùng và 2,12 USD/thùng trên thị trường New York.
Nhà kinh tế trưởng Shane Oliver của AMP Capital Investors nhận định, tuần này là một tuần hết sức khó khăn đối với các thị trường hàng hóa.
Đặc biệt là thị trường chứng khoán và dầu mỏ, do các nhà đầu tư đã chùn bước trước những lo ngại mới về khả năng xảy ra một cuộc suy thoái kép trên toàn cầu - hệ quả của những số liệu yếu kém từ các nền kinh tế đầu tàu như Mỹ, Trung Quốc và châu Âu.
Tại Mỹ, thâm hụt ngân sách tiếp tục phình to trong tháng 6, số người thất nghiệp tiếp tục gia tăng trong khi lĩnh vực xây dựng vẫn yếu kém và lượng dầu dự trữ còn dồi dào.
Còn tại châu Âu, các chỉ số kinh tế cũng chưa sáng sủa, với việc ngân hàng trung ương Anh điều chỉnh giảm tốc độ tăng trưởng trong khi sản lượng công nghiệp của khu vực Eurozone lại sụt giảm trong tháng Sáu.
Nhiều nhà phân tích khác cũng cho rằng, những lo ngại về sự suy giảm kinh tế ở hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc, đồng thời cũng là hai nước tiêu thụ dầu mỏ hàng đầu, đã làm rung chuyển thị trường dầu mỏ trong tuần này./.
Thùy Chi (TTXVN/Vietnam+)