Giá dầu thô đã giảm nhẹ trong phiên 29/8 trên thị trường thế giới, cùng chiều với sự sa sút trên thị trường chứng khoán Phố Wall, sau khi Bộ Thương mại Mỹ công bố số liệu cho thấy chi tiêu tiêu dùng ở Mỹ chỉ tăng 0,4% trong tháng 7/2010.
Giới đầu tư quan ngại rằng người tiêu dùng Mỹ sẽ mua ít xăng và dầu trong sáu tháng cuối năm nay do tỷ lệ thất nghiệp trong nước còn cao và nền kinh tế hồi phục hết sức chậm chạp.
Kết thúc phiên 30/8, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 10/2010 tại New York giảm 47 xu xuống 74,70 USD/thùng và giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng giảm 5 xu xuống 76,60 USD/thùng.
Một số chuyên gia phân tích tỏ ra lo lắng về kinh tế Mỹ, vốn chỉ tăng 1,6% trong quý 2 năm 2010, so với mức tăng 3,7% trong quý đầu năm nay.
Giá dầu thô trên thị trường thế giới được giao dịch ở gần mức 75 USD/thùng trong phần lớn thời gian của năm ngoái khi kinh tế toàn cầu hồi phục sau suy thoái.
Tuy nhiên, hiện các nền kinh tế phát triển đang phải chật vật để có thể lấy lại tốc độ tăng trưởng như thời kỳ trước khủng hoảng.
Trong khi đó, các nhà kinh doanh dầu mỏ thường theo dõi sát sao những diễn biến trên thị trường chứng khoán, vốn được coi là thước đo tâm lý đầu tư.
Theo chuyên gia Edward Meir thuộc Công ty MF Global có trụ sở tại New York, về ngắn hạn, những diễn biến trên các thị trường chứng khoán còn ảnh hưởng đến giá dầu mỏ nhiều hơn cả yếu tố cung cầu, dự trữ hay vấn đề thời tiết./.
Giới đầu tư quan ngại rằng người tiêu dùng Mỹ sẽ mua ít xăng và dầu trong sáu tháng cuối năm nay do tỷ lệ thất nghiệp trong nước còn cao và nền kinh tế hồi phục hết sức chậm chạp.
Kết thúc phiên 30/8, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 10/2010 tại New York giảm 47 xu xuống 74,70 USD/thùng và giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng giảm 5 xu xuống 76,60 USD/thùng.
Một số chuyên gia phân tích tỏ ra lo lắng về kinh tế Mỹ, vốn chỉ tăng 1,6% trong quý 2 năm 2010, so với mức tăng 3,7% trong quý đầu năm nay.
Giá dầu thô trên thị trường thế giới được giao dịch ở gần mức 75 USD/thùng trong phần lớn thời gian của năm ngoái khi kinh tế toàn cầu hồi phục sau suy thoái.
Tuy nhiên, hiện các nền kinh tế phát triển đang phải chật vật để có thể lấy lại tốc độ tăng trưởng như thời kỳ trước khủng hoảng.
Trong khi đó, các nhà kinh doanh dầu mỏ thường theo dõi sát sao những diễn biến trên thị trường chứng khoán, vốn được coi là thước đo tâm lý đầu tư.
Theo chuyên gia Edward Meir thuộc Công ty MF Global có trụ sở tại New York, về ngắn hạn, những diễn biến trên các thị trường chứng khoán còn ảnh hưởng đến giá dầu mỏ nhiều hơn cả yếu tố cung cầu, dự trữ hay vấn đề thời tiết./.
Trang Nhung (TTXVN/Vietnam+)