Thị trường dầu mỏ thế giới tiếp tục đi lên trong tuần qua trước những kỳ vọng của giới đầu tư về các gói kích thích kinh tế từ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới Mỹ và Trung Quốc, nhằm vực dậy nền kinh tế toàn cầu, trong bối cảnh các nền kinh tế Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) vẫn còn u ám.
Các nhà tạo lập chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đang cho thấy nhiều tín hiệu rõ rệt hơn về một gói nới lỏng định lượng (QE3) mới. Những hy vọng này càng được củng cố thêm sau khi FED công bố biên bản cuộc họp chính sách mới nhất của Ủy ban thị trường mở liên bang, theo đó FED tỏ ý sẵn sàng triển khai một đợt mua trái phiếu nữa trong nay mai, nếu "sức khỏe" của nền kinh tế "ngốn" nhiều dầu mỏ lớn nhất thế giới không được cải thiện nhiều.
Trong khi đó, tại nền kinh tế khát năng lượng Trung Quốc, nhiều khả năng Ngân hàng trung ương nước này (PBoC) cũng sẽ đi theo FED và tiến hành can thiệp bằng chính sách nới lỏng tiền tệ để thúc đẩy tăng trưởng. Thống kê mới nhất cho hay hoạt động chế tạo tại Trung Quốc - nước tiêu thụ năng lượng nhiều nhất thế giới - trong tháng 8/2012 giảm xuống mức thấp nhất trong 9 tháng qua.
Trước đó, thị trường năng lượng thế giới cũng còn được hậu thuẫn bởi hy vọng của giới đầu tư vào khả năng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ sớm can thiệp nhằm hạ thấp lãi suất trái phiếu chính phủ của một số quốc gia đang gặp khó khăn thuộc Eurozone, qua đó hầu có thể cứu vãn khu vực này thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng nợ dai dẳng.
Thêm vào đó, giá “vàng đen” còn tăng cao trong phần lớn các phiên tuần qua do những lo ngại về tình trạng khan hiếm nguồn cung, xuất phát từ những căng thẳng tại khu vực Trung Đông.
Một số chuyên gia cho rằng sự thắt chặt nguồn cung và sản xuất dầu tại Iran do những bất đồng giữa Tehran và phương Tây xung quanh chương trình hạt nhân của nước này sẽ tiếp tục là nhân tố chính chi phối thị trường dầu mỏ trong thời gian tới.
Giá dầu còn tăng "nhiệt" khi theo số liệu thống kê của Chính phủ Mỹ, nguồn cung năng lượng tại nước này có dấu hiệu co nhẹ trong tuần trước.
Cụ thể là, Bộ Năng lượng Mỹ cho hay tổng các sản phẩm dầu mỏ cung cấp cho thị trường nước này trong 4 tuần qua thấp hơn 2,2% so với cùng kỳ năm 2011.
Những yếu tố trên đã hậu thuẫn cho giá dầu trong phần lớn các phiên trong tuần, thậm chí trong phiên 23/8 tại thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 10/2012 đã có lúc tăng lên 98,29 USD/thùng - mức cao nhất trong vòng 3,5 tháng qua, trong khi tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ cũng vọt lên trên 116 USD/thùng.
Tuy nhiên, cũng có một số nhân tố kéo lùi lại đà tăng của giá dầu trong tuần qua, trong đó có việc Chính phủ Đức không ủng hộ kế hoạch thu mua trái phiếu Chính phủ một số nước châu Âu của Ngân hàng Trung ương châu Âu cũng như việc nền kinh tế lớn nhất châu Âu này phản đối lời kêu gọi của Hy Lạp xin thêm thời gian để theo đuổi các chính sách cải cách và cắt giảm chi tiêu của nước này.
Mặt khác, hy vọng về các gói kích thích kinh tế của Mỹ, Trung Quốc có phần lắng dịu đi cũng phần nào gây sức ép lên giá dầu.
Ngoài ra, trong phiên cuối tuần ngày 24/8, giá dầu còn bị sức ép đi xuống trong bối cảnh có thông tin về việc nối lại các cuộc đàm phán về việc mở các kho dự trữ dầu chiến lược để chặn lại đà tăng của giá dầu.
Theo một báo cáo mới nhất của Petroleum Economist, các nước phương Tây đang tính đến khả năng mở các kho dự trữ dầu chiến lược sớm nhất vào đầu tháng 9 tới nhằm tăng thêm nguồn cung ra thị trường, qua đó chặn lại đà tăng liên tục của "vàng đen" trong thời gian qua.
Đóng cửa phiên cuối tuần 24/8 tại thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 10/2012 giảm 12 xu so với phiên trước xuống 96,83 USD/thùng, nhưng vẫn cao hơn mức đóng cửa của cuối tuần trước nữa là 95,21 USD/thùng.
Trong khi đó tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ cũng giảm 1,42 USD xuống 114,79 USD/thùng, vẫn cao hơn mức chốt lại của cuối tuần trước nữa là 114 USD/thùng./.
Các nhà tạo lập chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đang cho thấy nhiều tín hiệu rõ rệt hơn về một gói nới lỏng định lượng (QE3) mới. Những hy vọng này càng được củng cố thêm sau khi FED công bố biên bản cuộc họp chính sách mới nhất của Ủy ban thị trường mở liên bang, theo đó FED tỏ ý sẵn sàng triển khai một đợt mua trái phiếu nữa trong nay mai, nếu "sức khỏe" của nền kinh tế "ngốn" nhiều dầu mỏ lớn nhất thế giới không được cải thiện nhiều.
Trong khi đó, tại nền kinh tế khát năng lượng Trung Quốc, nhiều khả năng Ngân hàng trung ương nước này (PBoC) cũng sẽ đi theo FED và tiến hành can thiệp bằng chính sách nới lỏng tiền tệ để thúc đẩy tăng trưởng. Thống kê mới nhất cho hay hoạt động chế tạo tại Trung Quốc - nước tiêu thụ năng lượng nhiều nhất thế giới - trong tháng 8/2012 giảm xuống mức thấp nhất trong 9 tháng qua.
Trước đó, thị trường năng lượng thế giới cũng còn được hậu thuẫn bởi hy vọng của giới đầu tư vào khả năng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ sớm can thiệp nhằm hạ thấp lãi suất trái phiếu chính phủ của một số quốc gia đang gặp khó khăn thuộc Eurozone, qua đó hầu có thể cứu vãn khu vực này thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng nợ dai dẳng.
Thêm vào đó, giá “vàng đen” còn tăng cao trong phần lớn các phiên tuần qua do những lo ngại về tình trạng khan hiếm nguồn cung, xuất phát từ những căng thẳng tại khu vực Trung Đông.
Một số chuyên gia cho rằng sự thắt chặt nguồn cung và sản xuất dầu tại Iran do những bất đồng giữa Tehran và phương Tây xung quanh chương trình hạt nhân của nước này sẽ tiếp tục là nhân tố chính chi phối thị trường dầu mỏ trong thời gian tới.
Giá dầu còn tăng "nhiệt" khi theo số liệu thống kê của Chính phủ Mỹ, nguồn cung năng lượng tại nước này có dấu hiệu co nhẹ trong tuần trước.
Cụ thể là, Bộ Năng lượng Mỹ cho hay tổng các sản phẩm dầu mỏ cung cấp cho thị trường nước này trong 4 tuần qua thấp hơn 2,2% so với cùng kỳ năm 2011.
Những yếu tố trên đã hậu thuẫn cho giá dầu trong phần lớn các phiên trong tuần, thậm chí trong phiên 23/8 tại thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 10/2012 đã có lúc tăng lên 98,29 USD/thùng - mức cao nhất trong vòng 3,5 tháng qua, trong khi tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ cũng vọt lên trên 116 USD/thùng.
Tuy nhiên, cũng có một số nhân tố kéo lùi lại đà tăng của giá dầu trong tuần qua, trong đó có việc Chính phủ Đức không ủng hộ kế hoạch thu mua trái phiếu Chính phủ một số nước châu Âu của Ngân hàng Trung ương châu Âu cũng như việc nền kinh tế lớn nhất châu Âu này phản đối lời kêu gọi của Hy Lạp xin thêm thời gian để theo đuổi các chính sách cải cách và cắt giảm chi tiêu của nước này.
Mặt khác, hy vọng về các gói kích thích kinh tế của Mỹ, Trung Quốc có phần lắng dịu đi cũng phần nào gây sức ép lên giá dầu.
Ngoài ra, trong phiên cuối tuần ngày 24/8, giá dầu còn bị sức ép đi xuống trong bối cảnh có thông tin về việc nối lại các cuộc đàm phán về việc mở các kho dự trữ dầu chiến lược để chặn lại đà tăng của giá dầu.
Theo một báo cáo mới nhất của Petroleum Economist, các nước phương Tây đang tính đến khả năng mở các kho dự trữ dầu chiến lược sớm nhất vào đầu tháng 9 tới nhằm tăng thêm nguồn cung ra thị trường, qua đó chặn lại đà tăng liên tục của "vàng đen" trong thời gian qua.
Đóng cửa phiên cuối tuần 24/8 tại thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 10/2012 giảm 12 xu so với phiên trước xuống 96,83 USD/thùng, nhưng vẫn cao hơn mức đóng cửa của cuối tuần trước nữa là 95,21 USD/thùng.
Trong khi đó tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ cũng giảm 1,42 USD xuống 114,79 USD/thùng, vẫn cao hơn mức chốt lại của cuối tuần trước nữa là 114 USD/thùng./.
Thùy Chi (TTXVN)