Giá dầu thô kỳ hạn trên thị trường thế giới đã tăng phiên thứ 5 liên tiếp và nhanh chóng vượt ngưỡng 80 USD/thùng trong phiên giao dịch đầu tuần này khi giới đầu tư hy vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể tiếp tục duy trì lãi suất cơ bản ở gần mức 0% nhằm "tiếp lửa" cho tăng trưởng kinh tế quốc dân - nhân tố sẽ giúp tăng nhu cầu tiêu thụ năng lượng của nền kinh tế số một thế giới này.
Theo chuyên gia năng lượng Victor Shum thuộc Công ty tư vấn Purvin & Gertz, tỷ lệ lạm phát thấp và chỉ số việc làm còn yếu sẽ buộc FED phải giữ nguyên lãi suất cơ bản.
Giá dầu bị đẩy lên cao còn là do đình công kéo dài của các công nhân Tập đoàn Total SA. Trước đó, ngày 21/2, ban giám đốc của Total cho hay tập đoàn đã dần ngừng các hoạt động lọc dầu sau khi công đoàn tuyên bố 6 nhà máy lọc dầu của Pháp đã ngừng hoạt động để phản đối việc đóng cửa nhà máy ở Dunkirk. Total hiện cung cấp khoảng một nửa cho các trạm xăng dầu ở Pháp.
Bên cạnh đó, đồng USD giảm giá so với đồng euro đã khiến dầu thô trở nên hấp dẫn hơn đối với giới đầu tư, vì dầu thô được định giá bằng "đồng bạc xanh". Giới phân tích còn lo ngại về việc Mỹ và các cường quốc thế giới khác đang "đánh trống khua chiêng" ủng hộ vòng trừng phạt thứ tư của Liên hợp quốc đối với Iran, vì nước này từ chối việc ngừng chương trình làm giàu urani và nhất trí thỏa thuận nhiên liệu hạt nhân được Liên hợp quốc đứng sau ủng hộ.
Giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 3/2010 tại New York đã kết thúc phiên 22/2 ở mức 80,16 USD/thùng, tăng 35 xu so với phiên cuối tuần trước. Với hầu hết các hợp đồng đều đã chuyển sang kỳ hạn tiếp theo nên giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 4/2010 đóng cửa ở mức cao hơn, với 80,31 USD/thùng. Một số chế phẩm dầu mỏ khác được đà tăng giá theo, trong đó giá xăng giao tháng 3/2010 tăng 3,01 xu lên 2,1158 USD gallon (1 gallon = 3,78 lít).
Tuy nhiên, sang phiên 23/2 tại châu Á, giá dầu đã kết thúc ba tuần tăng liên tiếp và rơi xuống dưới ngưỡng 80 USD/thùng vì trên thực tế nhu cầu xăng, dầu của Mỹ vẫn thấp. Trên sàn giao dịch điện tử Singapore chiều 23/2, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 4/2010 giảm 34 xu xuống 79,97 USD/thùng./.
Theo chuyên gia năng lượng Victor Shum thuộc Công ty tư vấn Purvin & Gertz, tỷ lệ lạm phát thấp và chỉ số việc làm còn yếu sẽ buộc FED phải giữ nguyên lãi suất cơ bản.
Giá dầu bị đẩy lên cao còn là do đình công kéo dài của các công nhân Tập đoàn Total SA. Trước đó, ngày 21/2, ban giám đốc của Total cho hay tập đoàn đã dần ngừng các hoạt động lọc dầu sau khi công đoàn tuyên bố 6 nhà máy lọc dầu của Pháp đã ngừng hoạt động để phản đối việc đóng cửa nhà máy ở Dunkirk. Total hiện cung cấp khoảng một nửa cho các trạm xăng dầu ở Pháp.
Bên cạnh đó, đồng USD giảm giá so với đồng euro đã khiến dầu thô trở nên hấp dẫn hơn đối với giới đầu tư, vì dầu thô được định giá bằng "đồng bạc xanh". Giới phân tích còn lo ngại về việc Mỹ và các cường quốc thế giới khác đang "đánh trống khua chiêng" ủng hộ vòng trừng phạt thứ tư của Liên hợp quốc đối với Iran, vì nước này từ chối việc ngừng chương trình làm giàu urani và nhất trí thỏa thuận nhiên liệu hạt nhân được Liên hợp quốc đứng sau ủng hộ.
Giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 3/2010 tại New York đã kết thúc phiên 22/2 ở mức 80,16 USD/thùng, tăng 35 xu so với phiên cuối tuần trước. Với hầu hết các hợp đồng đều đã chuyển sang kỳ hạn tiếp theo nên giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 4/2010 đóng cửa ở mức cao hơn, với 80,31 USD/thùng. Một số chế phẩm dầu mỏ khác được đà tăng giá theo, trong đó giá xăng giao tháng 3/2010 tăng 3,01 xu lên 2,1158 USD gallon (1 gallon = 3,78 lít).
Tuy nhiên, sang phiên 23/2 tại châu Á, giá dầu đã kết thúc ba tuần tăng liên tiếp và rơi xuống dưới ngưỡng 80 USD/thùng vì trên thực tế nhu cầu xăng, dầu của Mỹ vẫn thấp. Trên sàn giao dịch điện tử Singapore chiều 23/2, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 4/2010 giảm 34 xu xuống 79,97 USD/thùng./.
Trang Nhung (Vietnam+)