Giá dầu ngọt nhẹ đã giảm xuống gần mức 74 USD/thùng trong phiên giao dịch đầu tuần này trên sàn giao dịch điện tử thế giới, thậm chí rơi xuống dưới mức 74 USD/thùng trong phiên 7/9 tại châu Á.
Giá dầu giảm vì nhu cầu gia tăng từ Trung Quốc bị che lấp bởi tiêu dùng yếu ớt và tỷ lệ thất nghiệp cao tại Mỹ.
Khi thị trường Mỹ đóng cửa nghỉ Lễ Lao động ngày 6/9, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 10/2010 chiều cùng ngày trên sàn giao dịch điện tử Mỹ giảm 45 xu xuống 74,15 USD/thùng.
Chiều 7/9 trên sàn giao dịch điện tử Singapore, giá mặt hàng này tiếp tục giảm thêm 83 xu xuống 73,77 USD/thùng.
Hầu hết các nhà đầu tư đều tỏ ra vững tin hơn sau khi Bộ Lao động Mỹ cuối tuần trước công bố số liệu cho thấy các chủ doanh nghiệp tư nhân đã tuyển thêm 67.000 lao động trong tháng 8/2010, nhiều hơn dự tính của giới phân tích. Thế nhưng tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ vẫn tăng từ 9,5% tháng 7/2010 lên 9,6% trong tháng 8 vừa qua. Điều này cho thấy tình trạng thất nghiệp ở đây vẫn còn nhức nhối bất chấp gói kích thích kinh tế khổng lồ của chính phủ hồi năm ngoái.
Một thực tế đáng lo ngại gây sức ép lên giá dầu hiện nay là nhu cầu dầu mỏ của Mỹ - nước tiêu thụ dầu nhiều nhất thế giới.
Theo báo cáo của Ngân hàng Commerzbank có trụ sở tại Frankfurt, nhu cầu dầu mỏ của Mỹ sẽ giảm trong thời gian tới khi mùa Hè - mùa du lịch 2010 (mùa tiêu thụ năng lượng nhiều nhất trong năm) đã kết thúc và chắc chắn dự trữ dầu thô cũng như các chế phẩm dầu mỏ khác của Mỹ sẽ tiếp tục gia tăng.
Theo nhà kinh tế trưởng Stephen King thuộc Ngân hàng HSBC, các nhà kinh doanh đang dõi theo nhu cầu của Trung Quốc cũng như các nền kinh tế đang nổi khác trong những năm tới.
Nếu kinh tế Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng với tốc độ khoảng 9% như hiện nay cho đến năm 2030, thì tiêu thụ dầu của nước này sẽ tương đương với sản lượng dầu thô toàn cầu vào thời điểm hiện nay và nếu dự báo này trở thành hiện thực, thì giá dầu sẽ tăng đáng kể trong 5-10 năm tới./.
Giá dầu giảm vì nhu cầu gia tăng từ Trung Quốc bị che lấp bởi tiêu dùng yếu ớt và tỷ lệ thất nghiệp cao tại Mỹ.
Khi thị trường Mỹ đóng cửa nghỉ Lễ Lao động ngày 6/9, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 10/2010 chiều cùng ngày trên sàn giao dịch điện tử Mỹ giảm 45 xu xuống 74,15 USD/thùng.
Chiều 7/9 trên sàn giao dịch điện tử Singapore, giá mặt hàng này tiếp tục giảm thêm 83 xu xuống 73,77 USD/thùng.
Hầu hết các nhà đầu tư đều tỏ ra vững tin hơn sau khi Bộ Lao động Mỹ cuối tuần trước công bố số liệu cho thấy các chủ doanh nghiệp tư nhân đã tuyển thêm 67.000 lao động trong tháng 8/2010, nhiều hơn dự tính của giới phân tích. Thế nhưng tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ vẫn tăng từ 9,5% tháng 7/2010 lên 9,6% trong tháng 8 vừa qua. Điều này cho thấy tình trạng thất nghiệp ở đây vẫn còn nhức nhối bất chấp gói kích thích kinh tế khổng lồ của chính phủ hồi năm ngoái.
Một thực tế đáng lo ngại gây sức ép lên giá dầu hiện nay là nhu cầu dầu mỏ của Mỹ - nước tiêu thụ dầu nhiều nhất thế giới.
Theo báo cáo của Ngân hàng Commerzbank có trụ sở tại Frankfurt, nhu cầu dầu mỏ của Mỹ sẽ giảm trong thời gian tới khi mùa Hè - mùa du lịch 2010 (mùa tiêu thụ năng lượng nhiều nhất trong năm) đã kết thúc và chắc chắn dự trữ dầu thô cũng như các chế phẩm dầu mỏ khác của Mỹ sẽ tiếp tục gia tăng.
Theo nhà kinh tế trưởng Stephen King thuộc Ngân hàng HSBC, các nhà kinh doanh đang dõi theo nhu cầu của Trung Quốc cũng như các nền kinh tế đang nổi khác trong những năm tới.
Nếu kinh tế Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng với tốc độ khoảng 9% như hiện nay cho đến năm 2030, thì tiêu thụ dầu của nước này sẽ tương đương với sản lượng dầu thô toàn cầu vào thời điểm hiện nay và nếu dự báo này trở thành hiện thực, thì giá dầu sẽ tăng đáng kể trong 5-10 năm tới./.
Trang Nhung (TTXVN/Vietnam+)