Ngân hàng Nhà nước cho biết đã được Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận phương án đề xuất về việc cho phép các tổ chức tín dụng được gia hạn thêm thời gian tăng vốn điều lệ theo Nghị định 141 đến 31/12/2011.
Theo ông Dương Quốc Anh - Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước, tất cả các tổ chức tín dụng thời gian qua đều đã và đang rất nỗ lực để hoàn thành việc tăng vốn điều lệ theo đúng lộ trình quy định của Chính phủ. Nhiều tổ chức tín dụng đã thể hiện được khả năng chắc chắn hoàn thành việc tăng vốn đúng thời hạn quy định.
Tuy nhiên, ông Quốc Anh cho rằng, quá trình tăng vốn điều lệ đã chịu tác động của một số nguyên nhân khách quan, gây khó khăn cho nhiều tổ chức tín dụng trong nước.
Cụ thể, nền kinh tế thế giới sau khủng hoảng và thị trường tài chính trong nước có nhiều biến động hiện chưa có nhiều dấu hiệu khả quan dẫn đến sự hoạt động cầm chừng của thị trường chứng khoán trong suốt thời gian dài. Trong khi đó, nhiều ngân hàng cùng tăng vốn một lúc khiến cổ phiếu ngân hàng không còn hấp dẫn nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Bản thân các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là nhà đầu tư tổ chức, cũng gặp khó khăn trong việc mở rộng đầu tư ra các quốc gia khác. Vì thế, hầu hết các nguồn tăng vốn điều lệ chủ yếu của tổ chức tín dụng như phát hành cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu, phát hành ra công chúng hay phát hành cho các nhà đầu tư nước ngoài đều không thuận lợi.
Bên cạnh đó, việc các Tổng công ty, doanh nghiệp Nhà nước hạn chế góp vốn ra ngoài lĩnh vực chính và phải thoái vốn tại các tổ chức tín dụng để tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chủ yếu cũng là một khó khăn lớn cho các tổ chức tín dụng cổ phần có cổ đông hiện hữu là các Tổng công ty, doanh nghiệp Nhà nước này khi thực hiện tăng vốn điều lệ.
Ngoài ra, một số tổ chức tín dụng cổ phần đã niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán cũng gặp phải một số quy định về thời gian khi phát hành cổ phiếu ra công chúng mà không thể hoàn tất việc tăng vốn điều lệ đúng thời hạn quy định.
Ông Quốc Anh cho rằng, việc yêu cầu các tổ chức tín dụng tăng vốn điều lệ để nâng cao năng lực tài chính là một chủ trương đúng đắn, có giá trị dài hạn, cần phải tiếp tục nhất quán thực hiện mục tiêu này. Những khó khăn vướng mắc là khách quan, tạm thời và có tính thời điểm.
Do vậy, Ngân hàng Nhà nước đã chủ động báo cáo và đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, giãn tiến độ tăng vốn điều lệ cho các tổ chức tín dụng theo hướng tiếp tục duy trì mục tiêu tăng vốn điều lệ để nâng cao năng lực tài chính của các tổ chức tín dụng; khuyến khích các tổ chức tín dụng tăng vốn điều lệ để sớm đạt được mức vốn pháp định; giảm bớt áp lực về thời gian tăng vốn cho các tổ chức tín dụng chưa thể tăng đủ ngay mức vốn pháp định, nhưng đảm bảo có sự công bằng đối với những tổ chức tín dụng thời gian qua đã nỗ lực tăng vốn để đảm bảo đủ mức vốn pháp định theo chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.
Thực tế cho thấy việc tăng vốn điều lệ hàng ngàn tỷ đồng dồn vào thời điểm cuối năm, khi cung vốn trên thị trường căng thẳng, là một điều không hề dễ dàng.
Hiện có khoảng 9 trong tổng số 23 ngân hàng cổ phần chưa đáp ứng được mức vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng./.
Theo ông Dương Quốc Anh - Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước, tất cả các tổ chức tín dụng thời gian qua đều đã và đang rất nỗ lực để hoàn thành việc tăng vốn điều lệ theo đúng lộ trình quy định của Chính phủ. Nhiều tổ chức tín dụng đã thể hiện được khả năng chắc chắn hoàn thành việc tăng vốn đúng thời hạn quy định.
Tuy nhiên, ông Quốc Anh cho rằng, quá trình tăng vốn điều lệ đã chịu tác động của một số nguyên nhân khách quan, gây khó khăn cho nhiều tổ chức tín dụng trong nước.
Cụ thể, nền kinh tế thế giới sau khủng hoảng và thị trường tài chính trong nước có nhiều biến động hiện chưa có nhiều dấu hiệu khả quan dẫn đến sự hoạt động cầm chừng của thị trường chứng khoán trong suốt thời gian dài. Trong khi đó, nhiều ngân hàng cùng tăng vốn một lúc khiến cổ phiếu ngân hàng không còn hấp dẫn nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Bản thân các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là nhà đầu tư tổ chức, cũng gặp khó khăn trong việc mở rộng đầu tư ra các quốc gia khác. Vì thế, hầu hết các nguồn tăng vốn điều lệ chủ yếu của tổ chức tín dụng như phát hành cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu, phát hành ra công chúng hay phát hành cho các nhà đầu tư nước ngoài đều không thuận lợi.
Bên cạnh đó, việc các Tổng công ty, doanh nghiệp Nhà nước hạn chế góp vốn ra ngoài lĩnh vực chính và phải thoái vốn tại các tổ chức tín dụng để tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chủ yếu cũng là một khó khăn lớn cho các tổ chức tín dụng cổ phần có cổ đông hiện hữu là các Tổng công ty, doanh nghiệp Nhà nước này khi thực hiện tăng vốn điều lệ.
Ngoài ra, một số tổ chức tín dụng cổ phần đã niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán cũng gặp phải một số quy định về thời gian khi phát hành cổ phiếu ra công chúng mà không thể hoàn tất việc tăng vốn điều lệ đúng thời hạn quy định.
Ông Quốc Anh cho rằng, việc yêu cầu các tổ chức tín dụng tăng vốn điều lệ để nâng cao năng lực tài chính là một chủ trương đúng đắn, có giá trị dài hạn, cần phải tiếp tục nhất quán thực hiện mục tiêu này. Những khó khăn vướng mắc là khách quan, tạm thời và có tính thời điểm.
Do vậy, Ngân hàng Nhà nước đã chủ động báo cáo và đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, giãn tiến độ tăng vốn điều lệ cho các tổ chức tín dụng theo hướng tiếp tục duy trì mục tiêu tăng vốn điều lệ để nâng cao năng lực tài chính của các tổ chức tín dụng; khuyến khích các tổ chức tín dụng tăng vốn điều lệ để sớm đạt được mức vốn pháp định; giảm bớt áp lực về thời gian tăng vốn cho các tổ chức tín dụng chưa thể tăng đủ ngay mức vốn pháp định, nhưng đảm bảo có sự công bằng đối với những tổ chức tín dụng thời gian qua đã nỗ lực tăng vốn để đảm bảo đủ mức vốn pháp định theo chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.
Thực tế cho thấy việc tăng vốn điều lệ hàng ngàn tỷ đồng dồn vào thời điểm cuối năm, khi cung vốn trên thị trường căng thẳng, là một điều không hề dễ dàng.
Hiện có khoảng 9 trong tổng số 23 ngân hàng cổ phần chưa đáp ứng được mức vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng./.
Minh Thúy (Vietnam+)