Đợt không khí lạnh bất thường kéo dài hơn nửa tháng qua tại châu Âu vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt.
Theo các số liệu thống kê từ các cơ quan chức năng, tính tới cuối tuần qua, số người vô gia cư thiệt mạng do lạnh giá trên khắp châu lục đã lên tới hơn 550 người. Cơ quan chức năng cảnh báo con số này sẽ tiếp tục tăng do thời tiết băng giá được dự báo sẽ còn kéo dài đến hết tháng Hai này.
Tại khu vực Balkan, tuyết rơi dày khiến gây cản trở nghiêm trọng hoạt động giao thông. Sông Danube, chảy qua 10 nước châu Âu, vốn có vai trò hết sức quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa, tưới tiêu, cung cấp năng lượng và đánh bắt cá ở châu lục này bị đóng băng dài hàng trăm km. Lần đầu tiên trong 27 năm qua, đoạn chảy qua Bulgary bị đóng băng.
Trong khi đó, tuyết rơi dày tại thủ đô của Mongtenegro đã tạo ra lớp băng tuyết lên tới 50cm, mức kỷ lục trong vòng 50 năm, buộc các cơ quan cung cấp dịch vụ vận tải đường sắt và hàng không phải tạm thờ đóng cửa.
Tại Romania, thêm 8 người thiệt mạng trong ngày 11/2, nâng tổng số người chết do thời tiết lạnh giá tại nước này lên gần 70 người. Tân Thủ tướng Romania Mihai Razvan Ungureanu cùng các bộ trưởng nội vụ và quốc phòng ngay lập tức đã có chuyến thị sát bằng trực thăng tới khu vực Buzau ở miền Đông, một trong những địa phương bị ảnh hưởng nặng nề nhất của đợt rét này.
[Các nước châu Âu tiếp tục chìm trong giá rét kéo dài]
Thủ tướng Ungureanu đã kêu gọi các cơ quan chức năng nhanh chóng triển khai cứu hộ nhằm vận chuyển lương thực, thực phẩm tới một số khu vực dân cư hẻo lánh đang có nguy cơ cạn kiệt lương thực.
Tại một số địa phương khác, các nhân viên cứu hộ và tình nguyện viên đã giúp người dân đào hầm và hào tránh rét. Hiện có khoảng 30.000 người Romania và hơn 110.000 người tại các nước ở khu vực Balkan, vẫn sống trong cảnh mất điện, không có lò sưởi.
Vụ lở tuyết xảy ra ở một ngôi làng thuộc miền Nam Kosovo đã làm ít nhất 1 người chết và 9 người bị thương. Theo các nhà chức trách, một số người đã bị kẹt trong những ngôi nhà nằm sâu dưới lớp tuyết dày tới 10m. Một máy bay trực thăng của lực lượng gìn giữ hòa bình do NATO đứng đầu đã được điều đến hiện trường để giúp các nhân viên cứu hộ giải cứu nạn nhân. Các cơ quan dự báo thời tiết cho biết đợt rét sẽ còn kéo dài sang tuần sau.
Thủ đô Rome của Italy tiếp tục hứng chịu đợt tuyết rơi kinh hoàng thứ hai trong tuần. Song do rút kinh nghiệm từ đợt trước, giao thông trong thành phố vẫn hoạt động được nhờ việc chính quyền huy động tới 700 xe ủi tuyết, hoạt động hết công suất trên các trục chính giao thông. Hiện chỉ có một số khu vực thuộc phía Nam thủ đô vẫn còn lượng tuyết phủ dày, khiến hoạt động giao thông gặp khó khăn.
Cơ quan dự báo thời tiết tại Bỉ cũng thông báo đợt giá lạnh bất thường tràn vào nước này cũng gây ảnh hưởng tới nhiều hoạt động giao thông, đi lại tại thủ đô Brussels. Theo các nhà chức trách, đây là đợt rét kéo dài nhất trong vòng 70 năm qua tại Bỉ khi nhiệt độ liên tục dưới 0 độ C trong vòng gần nửa tháng.
Tại đảo Corsica của Pháp, tuyết rơi dày tới 1m buộc cơ quan hàng không trên đảo này phải hủy bỏ toàn bộ các chuyến bay từ sân bay Bastia.
Còn tại Hamburg, miền Bắc nước Đức, hàng nghìn người đã thử đi trên mặt sông, hồ bị đóng băng - hiện tượng xuất hiện lần đầu tiên trong vòng 15 năm qua. Dự kiến, số người đến đây để xem và trải qua cảm giác "lướt trên băng" sẽ lên tới 1 triệu người và có thể trở thành lễ hội lớn.
Trong khi đó, tại Ba Lan và Cộng hòa Séc, bất chấp thời tiết giá lạnh, người dân và khách du lịch mang theo thuyền và giày trượt băng, đổ về những khu vực băng tuyết rơi dày để được một lần thử cảm giác mạnh. Tại một khu vực, khách du lịch còn tổ chức cắm trại ngoài trời khi nhiệt độ xuống tới âm 39 độ C./.
Theo các số liệu thống kê từ các cơ quan chức năng, tính tới cuối tuần qua, số người vô gia cư thiệt mạng do lạnh giá trên khắp châu lục đã lên tới hơn 550 người. Cơ quan chức năng cảnh báo con số này sẽ tiếp tục tăng do thời tiết băng giá được dự báo sẽ còn kéo dài đến hết tháng Hai này.
Tại khu vực Balkan, tuyết rơi dày khiến gây cản trở nghiêm trọng hoạt động giao thông. Sông Danube, chảy qua 10 nước châu Âu, vốn có vai trò hết sức quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa, tưới tiêu, cung cấp năng lượng và đánh bắt cá ở châu lục này bị đóng băng dài hàng trăm km. Lần đầu tiên trong 27 năm qua, đoạn chảy qua Bulgary bị đóng băng.
Trong khi đó, tuyết rơi dày tại thủ đô của Mongtenegro đã tạo ra lớp băng tuyết lên tới 50cm, mức kỷ lục trong vòng 50 năm, buộc các cơ quan cung cấp dịch vụ vận tải đường sắt và hàng không phải tạm thờ đóng cửa.
Tại Romania, thêm 8 người thiệt mạng trong ngày 11/2, nâng tổng số người chết do thời tiết lạnh giá tại nước này lên gần 70 người. Tân Thủ tướng Romania Mihai Razvan Ungureanu cùng các bộ trưởng nội vụ và quốc phòng ngay lập tức đã có chuyến thị sát bằng trực thăng tới khu vực Buzau ở miền Đông, một trong những địa phương bị ảnh hưởng nặng nề nhất của đợt rét này.
[Các nước châu Âu tiếp tục chìm trong giá rét kéo dài]
Thủ tướng Ungureanu đã kêu gọi các cơ quan chức năng nhanh chóng triển khai cứu hộ nhằm vận chuyển lương thực, thực phẩm tới một số khu vực dân cư hẻo lánh đang có nguy cơ cạn kiệt lương thực.
Tại một số địa phương khác, các nhân viên cứu hộ và tình nguyện viên đã giúp người dân đào hầm và hào tránh rét. Hiện có khoảng 30.000 người Romania và hơn 110.000 người tại các nước ở khu vực Balkan, vẫn sống trong cảnh mất điện, không có lò sưởi.
Vụ lở tuyết xảy ra ở một ngôi làng thuộc miền Nam Kosovo đã làm ít nhất 1 người chết và 9 người bị thương. Theo các nhà chức trách, một số người đã bị kẹt trong những ngôi nhà nằm sâu dưới lớp tuyết dày tới 10m. Một máy bay trực thăng của lực lượng gìn giữ hòa bình do NATO đứng đầu đã được điều đến hiện trường để giúp các nhân viên cứu hộ giải cứu nạn nhân. Các cơ quan dự báo thời tiết cho biết đợt rét sẽ còn kéo dài sang tuần sau.
Thủ đô Rome của Italy tiếp tục hứng chịu đợt tuyết rơi kinh hoàng thứ hai trong tuần. Song do rút kinh nghiệm từ đợt trước, giao thông trong thành phố vẫn hoạt động được nhờ việc chính quyền huy động tới 700 xe ủi tuyết, hoạt động hết công suất trên các trục chính giao thông. Hiện chỉ có một số khu vực thuộc phía Nam thủ đô vẫn còn lượng tuyết phủ dày, khiến hoạt động giao thông gặp khó khăn.
Cơ quan dự báo thời tiết tại Bỉ cũng thông báo đợt giá lạnh bất thường tràn vào nước này cũng gây ảnh hưởng tới nhiều hoạt động giao thông, đi lại tại thủ đô Brussels. Theo các nhà chức trách, đây là đợt rét kéo dài nhất trong vòng 70 năm qua tại Bỉ khi nhiệt độ liên tục dưới 0 độ C trong vòng gần nửa tháng.
Tại đảo Corsica của Pháp, tuyết rơi dày tới 1m buộc cơ quan hàng không trên đảo này phải hủy bỏ toàn bộ các chuyến bay từ sân bay Bastia.
Còn tại Hamburg, miền Bắc nước Đức, hàng nghìn người đã thử đi trên mặt sông, hồ bị đóng băng - hiện tượng xuất hiện lần đầu tiên trong vòng 15 năm qua. Dự kiến, số người đến đây để xem và trải qua cảm giác "lướt trên băng" sẽ lên tới 1 triệu người và có thể trở thành lễ hội lớn.
Trong khi đó, tại Ba Lan và Cộng hòa Séc, bất chấp thời tiết giá lạnh, người dân và khách du lịch mang theo thuyền và giày trượt băng, đổ về những khu vực băng tuyết rơi dày để được một lần thử cảm giác mạnh. Tại một khu vực, khách du lịch còn tổ chức cắm trại ngoài trời khi nhiệt độ xuống tới âm 39 độ C./.
(TTXVN/Vietnam+)