Tại buổi giao ban trực tuyến công tác tháng Chín do Bộ Công thương tổ chức sáng nay, 6/9, Bộ trưởng Bộ Công thương, Vũ Huy Hoàng khẳng định, do hệ thống phân phối chưa đủ mạnh nên giá nhiều mặt hàng, trong đó có giá thép đã bị "méo mó" khi đến tay người tiêu dùng.
Báo cáo của Tập đoàn Thép Việt Nam (VNSteel) cho thấy, chỉ có 70% lượng thép của Tổng công ty được trực tiếp đến tay người tiêu dùng. Số còn lại không qua hệ thống phân phối và không được hưởng chiết khấu trực tiếp thì việc kiểm soát giá bán cũng rất khó khăn.
Theo ông Nguyễn Thanh Chủy, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSteel), tình trạng giá bán lẻ thép biến động đột biến cao hơn giá tại nhà máy là do nhiều công ty được hưởng chiết khấu nhưng vẫn nâng giá trục lợi.
Theo bảng niêm yết giá thép của Tổng công ty ngày 26/8 là 13, 970 triệu đồng/tấn (chưa trừ thuế và triết khấu), nhưng mức giá đến tay người tiêu dùng lại cao hơn từ 70.000 - 80.000 đồng/tấn.
Ông Chủy cho rằng, do thị phần của tổng công ty không còn chiếm ưu thế, hiện chỉ còn chiếm 56% thị trường và công suất cũng chỉ chiếm 53% tổng công suất của cả ngành thép nên việc chi phối giá sản phẩm này vẫn chỉ có mức độ và việc tác động của tổng công ty cũng không được như mong muốn.
Cũng theo ông Chủy, ngay tại các công ty liên doanh sản xuất thép, tổng công ty vẫn phải kiềm chế mức tăng giá và nếu có tăng cũng không để giá lên một cách đột biến.
Nhìn nhận vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Công thương, Vũ Huy Hoàng cho rằng, hiện vẫn còn 30% sản lượng thép tiêu thụ nằm ngoài hệ thống phân phối và đại lý chính thức của tổng công ty, nếu không kiểm soát tốt sẽ có sự tăng giá bất hợp lý ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng.
Do vậy, Bộ trưởng cũng yêu cầu, ngoài việc đảm bảo đủ nguồn cung ứng cho thị trường, Tổng công ty Thép cần phối hợp với cơ quan quản lý thị trường và Sở Công thương các tỉnh tăng cường kiểm tra việc niêm yết giá và bán đúng theo giá niêm yết.
Trong trường hợp có sự đột biến về giá nguyên liệu đầu vào, trước khi điều chỉnh giá phải có sự giải thích rõ ràng với liên bộ tài chính - công thương, không để tình trạng cứ giá đầu vào tăng là lập tức điều chỉnh giá bán trong nước./.
Báo cáo của Tập đoàn Thép Việt Nam (VNSteel) cho thấy, chỉ có 70% lượng thép của Tổng công ty được trực tiếp đến tay người tiêu dùng. Số còn lại không qua hệ thống phân phối và không được hưởng chiết khấu trực tiếp thì việc kiểm soát giá bán cũng rất khó khăn.
Theo ông Nguyễn Thanh Chủy, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSteel), tình trạng giá bán lẻ thép biến động đột biến cao hơn giá tại nhà máy là do nhiều công ty được hưởng chiết khấu nhưng vẫn nâng giá trục lợi.
Theo bảng niêm yết giá thép của Tổng công ty ngày 26/8 là 13, 970 triệu đồng/tấn (chưa trừ thuế và triết khấu), nhưng mức giá đến tay người tiêu dùng lại cao hơn từ 70.000 - 80.000 đồng/tấn.
Ông Chủy cho rằng, do thị phần của tổng công ty không còn chiếm ưu thế, hiện chỉ còn chiếm 56% thị trường và công suất cũng chỉ chiếm 53% tổng công suất của cả ngành thép nên việc chi phối giá sản phẩm này vẫn chỉ có mức độ và việc tác động của tổng công ty cũng không được như mong muốn.
Cũng theo ông Chủy, ngay tại các công ty liên doanh sản xuất thép, tổng công ty vẫn phải kiềm chế mức tăng giá và nếu có tăng cũng không để giá lên một cách đột biến.
Nhìn nhận vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Công thương, Vũ Huy Hoàng cho rằng, hiện vẫn còn 30% sản lượng thép tiêu thụ nằm ngoài hệ thống phân phối và đại lý chính thức của tổng công ty, nếu không kiểm soát tốt sẽ có sự tăng giá bất hợp lý ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng.
Do vậy, Bộ trưởng cũng yêu cầu, ngoài việc đảm bảo đủ nguồn cung ứng cho thị trường, Tổng công ty Thép cần phối hợp với cơ quan quản lý thị trường và Sở Công thương các tỉnh tăng cường kiểm tra việc niêm yết giá và bán đúng theo giá niêm yết.
Trong trường hợp có sự đột biến về giá nguyên liệu đầu vào, trước khi điều chỉnh giá phải có sự giải thích rõ ràng với liên bộ tài chính - công thương, không để tình trạng cứ giá đầu vào tăng là lập tức điều chỉnh giá bán trong nước./.
Đức Duy (Vietnam+)