Thông thường, khi giá nguyên liệu đầu vào cho sản xuất thép trên thị trường thế giới tăng sẽ tác động ngay đến thị trường trong nước và giá thép tăng theo.
Thế nhưng, trong tháng qua, mặc dù giá nguyên liệu thép trên thị trường Đông Nam Á tăng khoảng 10 USD/tấn, nhưng sản phẩm thép trong nước không những không tăng giá theo mà còn giảm từ 300.000 đến 900.000 đồng/tấn để kích cầu thị trường, giảm hàng tồn kho.
Thép “ngoại” làm khó thép “nội”
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), lượng thép xây dựng sản xuất trong tháng Tám đạt 350.000 tấn, tăng hơn 9% so với tháng trước, nhưng lại giảm tới 20% so với cùng kỳ năm ngoái; tiêu thụ thép trong tháng qua cũng đạt 350.000 tấn, giảm nhẹ so với tháng trước, nhưng lại giảm tới 27% so với cùng kỳ năm ngoái.
So với năng lực sản xuất, sức tiêu thụ trong tháng qua là tương đương, nhưng hiện lượng thép thành phẩm tồn kho còn khoảng 320.000 tấn do lượng thép gối đầu và tồn kho những tháng trước chuyển sang.
Điều đáng chú ý là trong khi mức tồn kho thép của doanh nghiệp sản xuất trong nước còn nhiều, thì trong tháng qua lượng thép nhập khẩu các loại lên đến 600.000 tấn, dù giảm 3% so với tháng trước, nhưng vẫn tăng 1,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức nhập khẩu này gần gấp đôi so với con số sản xuất và con số tiêu thụ trong nước trong tháng qua.
Do lượng thép tồn kho trong nước còn cao và phải cạnh tranh khốc liệt với thép giá rẻ nhập khẩu về nhiều khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất trong nước buộc phải giảm giá bán để giảm hàng tồn kho, quay vòng đồng vốn.
Hiện giá thép niêm yết tại nhà máy, chưa có thuế VAT ở mức 15,7-16,2 triệu đồng/tấn ở miền Bắc; từ 15,3-17,1 triệu đồng/tấn ở miền Nam. Giá bán thực tế của các công ty chưa tính thuế VAT hiện phổ biến ở mức 15,1-15,5 triệu đồng/tấn đối với thép tròn cuộn và từ 15,1-15,5 triệu đồng/tấn đối với thép cây thông dụng, tùy từng thương hiệu và từng khu vực. Giá bán lẻ thép tại các địa phương ổn định và phổ biến ở mức 17,4-18 triệu đồng/tấn tại miền Bắc và từ 17,5-18,1 triệu đồng tại miền Nam.
Phân tích về diễn biến của thị trường thép, VSA cho hay thị trường thép vốn đã bế tắc trong việc tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm, các doanh nghiệp sản xuất thép càng thêm khó trong “tháng ngâu."
Ngoài ra, thị trường bất động sản vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi trở lại nên mặt hàng thép tiêu thụ chậm, cộng với công suất dư thừa, đẩy lượng thép tồn kho tăng cao. Đặc biệt, do sức tiêu thụ chậm, các công ty và đại lý đã “cắn răng” giảm thêm từ 300.000 đến 900.000 đồng/tấn, thậm chí giảm đến 1,2 triệu đồng/tấn nhưng sức tiêu thụ vẫn không khả quan.
Trước tình trạng tồn kho thép tăng cao, các doanh nghiệp đang nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp như hỗ trợ, chia sẻ đơn hàng cho nhau; xây dựng các chính sách giá bán hàng phù hợp với từng phân khúc thị trường; các doanh nghiệp liên kết với các sở công thương các tỉnh để đưa hàng về địa phương. Bên cạnh thị trường trong nước, các doanh nghiệp, bộ, ngành liên quan cũng đang tăng cường tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới cho các sản phẩm thép sang Trung Đông, Bắc Phi...
Tái lập chế độ cấp phép nhập khẩu tự động
Để tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho ngành thép, Tổng Công ty Thép Việt Nam và VSA kiến nghị Chính phủ cần có chính sách kích cầu đối với ngành xây dựng, đẩy nhanh giải ngân vốn các dự án đầu tư nhằm giúp doanh nghiệp tăng lượng hàng tiêu thụ, giảm lượng hàng tồn kho. Bên cạnh lãi suất thấp của ngân hàng, Bộ Tài chính cần triển khai các phương án miễn, giảm các loại thuế và phí, liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng cần có biện pháp ngăn chặn thép thanh, thép cuộn nhập khẩu có xuất xứ từ Trung Quốc đang tràn vào Việt Nam bán với giá rẻ, làm lũng đoạn thị trường trong nước.
Trước những khó khăn của ngành thép, Bộ Công Thương đã quyết định tái lập chế độ cấp phép nhập khẩu tự động đối với một số sản phẩm thép. Theo đó, kể từ ngày 20/9, hàng trăm sản phẩm thép xây dựng, thép ống nhập khẩu thuộc một số mã hàng hóa sẽ phải trải qua quá trình xin cấp giấy phép nhập khẩu tự động. Danh mục xin cấp phép loại trừ hàng hóa tạm nhập, tái xuất, hàng nhập khẩu phi mậu dịch và hàng nhập khẩu để trực tiếp phục vụ sản xuất gia công.
Khi làm thủ tục nhập khẩu, thương nhân phải nộp cho cơ quan hải quan giấy phép nhập khẩu tự động đã được Bộ Công Thương xác nhận hoặc xuất trình kèm theo phiếu trừ lùi cùng với bộ hồ sơ nhập khẩu theo quy định hiện hành và phải tuân thủ các quy định hiện hành về cửa khẩu thông quan hàng hóa, chính sách mặt hàng nhập khẩu, hàng hóa quản lý chuyên ngành và hàng hóa kinh doanh có điều kiện. Có thể nói, đây là động thái tích cực từ bộ chủ quản trong tình hình hiện nay, nhằm dựng lên hàng rào kỹ thuật để hạn chế nhập khẩu các sản phẩm thép mà trong nước đã sản xuất được.
Dự báo về thị trường thép, VSA cho biết, có thể từ đầu quý bốn, sức tiêu thụ thép xây dựng mới có khả năng tăng dần khi Nghị quyết 13/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường thật sự phát huy hiệu quả. Do đó, thị phần của các doanh nghiệp thép lớn có thương hiệu tốt, công nghệ sản xuất tiên tiến, chủ động được nguồn nguyên liệu, quản trị và hệ thống phân phối tốt có khả năng sẽ tăng lên./.
Thế nhưng, trong tháng qua, mặc dù giá nguyên liệu thép trên thị trường Đông Nam Á tăng khoảng 10 USD/tấn, nhưng sản phẩm thép trong nước không những không tăng giá theo mà còn giảm từ 300.000 đến 900.000 đồng/tấn để kích cầu thị trường, giảm hàng tồn kho.
Thép “ngoại” làm khó thép “nội”
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), lượng thép xây dựng sản xuất trong tháng Tám đạt 350.000 tấn, tăng hơn 9% so với tháng trước, nhưng lại giảm tới 20% so với cùng kỳ năm ngoái; tiêu thụ thép trong tháng qua cũng đạt 350.000 tấn, giảm nhẹ so với tháng trước, nhưng lại giảm tới 27% so với cùng kỳ năm ngoái.
So với năng lực sản xuất, sức tiêu thụ trong tháng qua là tương đương, nhưng hiện lượng thép thành phẩm tồn kho còn khoảng 320.000 tấn do lượng thép gối đầu và tồn kho những tháng trước chuyển sang.
Điều đáng chú ý là trong khi mức tồn kho thép của doanh nghiệp sản xuất trong nước còn nhiều, thì trong tháng qua lượng thép nhập khẩu các loại lên đến 600.000 tấn, dù giảm 3% so với tháng trước, nhưng vẫn tăng 1,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức nhập khẩu này gần gấp đôi so với con số sản xuất và con số tiêu thụ trong nước trong tháng qua.
Do lượng thép tồn kho trong nước còn cao và phải cạnh tranh khốc liệt với thép giá rẻ nhập khẩu về nhiều khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất trong nước buộc phải giảm giá bán để giảm hàng tồn kho, quay vòng đồng vốn.
Hiện giá thép niêm yết tại nhà máy, chưa có thuế VAT ở mức 15,7-16,2 triệu đồng/tấn ở miền Bắc; từ 15,3-17,1 triệu đồng/tấn ở miền Nam. Giá bán thực tế của các công ty chưa tính thuế VAT hiện phổ biến ở mức 15,1-15,5 triệu đồng/tấn đối với thép tròn cuộn và từ 15,1-15,5 triệu đồng/tấn đối với thép cây thông dụng, tùy từng thương hiệu và từng khu vực. Giá bán lẻ thép tại các địa phương ổn định và phổ biến ở mức 17,4-18 triệu đồng/tấn tại miền Bắc và từ 17,5-18,1 triệu đồng tại miền Nam.
Phân tích về diễn biến của thị trường thép, VSA cho hay thị trường thép vốn đã bế tắc trong việc tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm, các doanh nghiệp sản xuất thép càng thêm khó trong “tháng ngâu."
Ngoài ra, thị trường bất động sản vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi trở lại nên mặt hàng thép tiêu thụ chậm, cộng với công suất dư thừa, đẩy lượng thép tồn kho tăng cao. Đặc biệt, do sức tiêu thụ chậm, các công ty và đại lý đã “cắn răng” giảm thêm từ 300.000 đến 900.000 đồng/tấn, thậm chí giảm đến 1,2 triệu đồng/tấn nhưng sức tiêu thụ vẫn không khả quan.
Trước tình trạng tồn kho thép tăng cao, các doanh nghiệp đang nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp như hỗ trợ, chia sẻ đơn hàng cho nhau; xây dựng các chính sách giá bán hàng phù hợp với từng phân khúc thị trường; các doanh nghiệp liên kết với các sở công thương các tỉnh để đưa hàng về địa phương. Bên cạnh thị trường trong nước, các doanh nghiệp, bộ, ngành liên quan cũng đang tăng cường tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới cho các sản phẩm thép sang Trung Đông, Bắc Phi...
Tái lập chế độ cấp phép nhập khẩu tự động
Để tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho ngành thép, Tổng Công ty Thép Việt Nam và VSA kiến nghị Chính phủ cần có chính sách kích cầu đối với ngành xây dựng, đẩy nhanh giải ngân vốn các dự án đầu tư nhằm giúp doanh nghiệp tăng lượng hàng tiêu thụ, giảm lượng hàng tồn kho. Bên cạnh lãi suất thấp của ngân hàng, Bộ Tài chính cần triển khai các phương án miễn, giảm các loại thuế và phí, liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng cần có biện pháp ngăn chặn thép thanh, thép cuộn nhập khẩu có xuất xứ từ Trung Quốc đang tràn vào Việt Nam bán với giá rẻ, làm lũng đoạn thị trường trong nước.
Trước những khó khăn của ngành thép, Bộ Công Thương đã quyết định tái lập chế độ cấp phép nhập khẩu tự động đối với một số sản phẩm thép. Theo đó, kể từ ngày 20/9, hàng trăm sản phẩm thép xây dựng, thép ống nhập khẩu thuộc một số mã hàng hóa sẽ phải trải qua quá trình xin cấp giấy phép nhập khẩu tự động. Danh mục xin cấp phép loại trừ hàng hóa tạm nhập, tái xuất, hàng nhập khẩu phi mậu dịch và hàng nhập khẩu để trực tiếp phục vụ sản xuất gia công.
Khi làm thủ tục nhập khẩu, thương nhân phải nộp cho cơ quan hải quan giấy phép nhập khẩu tự động đã được Bộ Công Thương xác nhận hoặc xuất trình kèm theo phiếu trừ lùi cùng với bộ hồ sơ nhập khẩu theo quy định hiện hành và phải tuân thủ các quy định hiện hành về cửa khẩu thông quan hàng hóa, chính sách mặt hàng nhập khẩu, hàng hóa quản lý chuyên ngành và hàng hóa kinh doanh có điều kiện. Có thể nói, đây là động thái tích cực từ bộ chủ quản trong tình hình hiện nay, nhằm dựng lên hàng rào kỹ thuật để hạn chế nhập khẩu các sản phẩm thép mà trong nước đã sản xuất được.
Dự báo về thị trường thép, VSA cho biết, có thể từ đầu quý bốn, sức tiêu thụ thép xây dựng mới có khả năng tăng dần khi Nghị quyết 13/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường thật sự phát huy hiệu quả. Do đó, thị phần của các doanh nghiệp thép lớn có thương hiệu tốt, công nghệ sản xuất tiên tiến, chủ động được nguồn nguyên liệu, quản trị và hệ thống phân phối tốt có khả năng sẽ tăng lên./.
(TTXVN)