Quan chức Sumeth Laomoraphorn của công ty CP Intertrade và các nhà quan sát ở Bangkok nhận định giá thóc gạo có thể sẽ tăng 6-7% trong những ngày còn lại của tháng này và đầu tháng tới.
Giá gạo tăng nhờ nhu cầu mua vào để phục vụ nhiều lễ hội trong dịp cuối năm và nguồn cung trên thị trường sụt giảm do tác động của hiện tượng biến đổi khí hậu.
Số đơn đặt hàng của nước ngoài có chiều hướng gia tăng với các thị trường ở châu Phi hoạt động nhộn nhịp trở lại sau tháng ăn chay Ramadan.
Các yếu tố khác hỗ trợ đà tăng giá lương thực bao gồm việc thời tiết ấm lên và hạn hán lan rộng đã khiến Nga ban lệnh cấm xuất khẩu lúa mỳ trong khi thời tiết khô nóng có thể sẽ làm giảm năng suất cũng như khả năng xuất khẩu của Ukraine và một số nước châu Âu khác.
Tại Mỹ Latin, nhất là Brazil, sản lượng lương thực của các nước thấp hơn mức trông đợi có thể sẽ khiến những nước này phải tích cực nhập thêm gạo.
Việt Nam hy vọng năm nay sẽ xuất khẩu 6,5 triệu tấn gạo sau khi đã xuất khẩu 4 triệu tấn thời gian qua. Xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ đạt khoảng 3,2 triệu tấn gạo trong sáu tháng cuối năm 2010.
Theo ông Sumeth, việc đồng Việt Nam giảm giá 2% tuần trước sẽ không giúp cải thiện khả năng cạnh tranh về xuất khẩu lương thực mà làm tăng lạm phát và lãi suất, qua đó sẽ làm tăng giá sản phẩm của các nhà sản xuất Việt Nam.
Philippines, nước nhập lương thực hàng đầu thế giới, hiện đang đương đầu với sản lượng thóc gạo thiếu hụt và sẽ nhập tới khoảng 2 triệu tấn. Nếu Việt Nam, hiện đã giành được nhiều hợp đồng bán gạo, không đáp ứng được đầy đủ cam kết giao hàng thì Thái Lan sẽ có thêm cơ hội.
Ông Sumeth cho biết: “Giá gạo Thái đã rớt xuống mức chạm đáy và bắt đầu nhích lên, chủ yếu nhờ lượng gạo trữ trong các kho của thế giới vơi dần do giới thương gia tạm ngừng mua gạo trong 4-5 tháng qua.” Điều này sẽ mang đến cơ hội xuất khẩu gạo cho Thái Lan trong các tháng cuối năm, giúp xứ “chùa Vàng” đạt mục tiêu bán 8,5-9 triệu tấn gạo năm nay.
Tính đến ngày 18/8, Thái Lan đã xuất khẩu 4,9 triệu tấn gạo. Xuất khẩu gạo đồ của Thái sẽ được hưởng lợi từ việc Ấn Độ tiếp tục thực hiện lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng (không phải là gạo basmati) do lo ngại hạn hán tác động đến sản lượng thóc trong nước.
Trước đó, Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu gạo Thái Korbsook Iamsuri cho biết Trung Quốc - nước sản xuất và tiêu thụ gạo nhiều nhất thế giới - sẽ mua tới 1,5 triệu tấn lương thực hạt trong năm nay. Với sản lượng trong nước sụt giảm và giá cả nhích lên, các khách hàng ở miền Nam Trung Quốc từ tháng Năm hướng tới nhập khẩu gạo của Việt Nam, quốc gia xuất khẩu thóc gạo nhiều thứ hai thế giới sau Thái Lan.
Giá gạo Thái tuần trước đã tăng lên mức cao nhất trong hai tháng qua, do việc gieo cấy muộn sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung. Gạo trắng Thái loại 100% B đã tăng 3,7% lên 475-479 USD/tấn, gạo 25% tấm của Thái cũng tăng 3,2% lên 423 USD/tấn. Giá gạo 5% tấm của Việt Nam đã tăng từ mức 350 USD/tấn lên 400-415 USD/tấn.
Khối lượng gạo thương mại trên thế giới ước đạt khoảng 30 triệu tấn trong năm tài chính 2009-2010, tăng 2,6% so với năm trước, trong đó Việt Nam và Thái Lan cung cấp tới 50%./.
Giá gạo tăng nhờ nhu cầu mua vào để phục vụ nhiều lễ hội trong dịp cuối năm và nguồn cung trên thị trường sụt giảm do tác động của hiện tượng biến đổi khí hậu.
Số đơn đặt hàng của nước ngoài có chiều hướng gia tăng với các thị trường ở châu Phi hoạt động nhộn nhịp trở lại sau tháng ăn chay Ramadan.
Các yếu tố khác hỗ trợ đà tăng giá lương thực bao gồm việc thời tiết ấm lên và hạn hán lan rộng đã khiến Nga ban lệnh cấm xuất khẩu lúa mỳ trong khi thời tiết khô nóng có thể sẽ làm giảm năng suất cũng như khả năng xuất khẩu của Ukraine và một số nước châu Âu khác.
Tại Mỹ Latin, nhất là Brazil, sản lượng lương thực của các nước thấp hơn mức trông đợi có thể sẽ khiến những nước này phải tích cực nhập thêm gạo.
Việt Nam hy vọng năm nay sẽ xuất khẩu 6,5 triệu tấn gạo sau khi đã xuất khẩu 4 triệu tấn thời gian qua. Xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ đạt khoảng 3,2 triệu tấn gạo trong sáu tháng cuối năm 2010.
Theo ông Sumeth, việc đồng Việt Nam giảm giá 2% tuần trước sẽ không giúp cải thiện khả năng cạnh tranh về xuất khẩu lương thực mà làm tăng lạm phát và lãi suất, qua đó sẽ làm tăng giá sản phẩm của các nhà sản xuất Việt Nam.
Philippines, nước nhập lương thực hàng đầu thế giới, hiện đang đương đầu với sản lượng thóc gạo thiếu hụt và sẽ nhập tới khoảng 2 triệu tấn. Nếu Việt Nam, hiện đã giành được nhiều hợp đồng bán gạo, không đáp ứng được đầy đủ cam kết giao hàng thì Thái Lan sẽ có thêm cơ hội.
Ông Sumeth cho biết: “Giá gạo Thái đã rớt xuống mức chạm đáy và bắt đầu nhích lên, chủ yếu nhờ lượng gạo trữ trong các kho của thế giới vơi dần do giới thương gia tạm ngừng mua gạo trong 4-5 tháng qua.” Điều này sẽ mang đến cơ hội xuất khẩu gạo cho Thái Lan trong các tháng cuối năm, giúp xứ “chùa Vàng” đạt mục tiêu bán 8,5-9 triệu tấn gạo năm nay.
Tính đến ngày 18/8, Thái Lan đã xuất khẩu 4,9 triệu tấn gạo. Xuất khẩu gạo đồ của Thái sẽ được hưởng lợi từ việc Ấn Độ tiếp tục thực hiện lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng (không phải là gạo basmati) do lo ngại hạn hán tác động đến sản lượng thóc trong nước.
Trước đó, Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu gạo Thái Korbsook Iamsuri cho biết Trung Quốc - nước sản xuất và tiêu thụ gạo nhiều nhất thế giới - sẽ mua tới 1,5 triệu tấn lương thực hạt trong năm nay. Với sản lượng trong nước sụt giảm và giá cả nhích lên, các khách hàng ở miền Nam Trung Quốc từ tháng Năm hướng tới nhập khẩu gạo của Việt Nam, quốc gia xuất khẩu thóc gạo nhiều thứ hai thế giới sau Thái Lan.
Giá gạo Thái tuần trước đã tăng lên mức cao nhất trong hai tháng qua, do việc gieo cấy muộn sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung. Gạo trắng Thái loại 100% B đã tăng 3,7% lên 475-479 USD/tấn, gạo 25% tấm của Thái cũng tăng 3,2% lên 423 USD/tấn. Giá gạo 5% tấm của Việt Nam đã tăng từ mức 350 USD/tấn lên 400-415 USD/tấn.
Khối lượng gạo thương mại trên thế giới ước đạt khoảng 30 triệu tấn trong năm tài chính 2009-2010, tăng 2,6% so với năm trước, trong đó Việt Nam và Thái Lan cung cấp tới 50%./.
T.N.Tiến (Vietnam+)