Giá vàng đảo chiều tăng giá và biến động khá mạnh trong phiên 30/3 tại thị trường châu Á, cùng với đà đi lên của các thị trường chứng khoán trên thế giới trong bối cảnh xung đột tiếp tục leo thang tại Libya - nhân tố "tiếp sức" cho giá kim loại quý trở thành "thiên đường đầu tư an toàn."
Lúc đầu phiên 30/3 tại Singapore, giá vàng giao ngay có lúc lên tới 1.419,50 USD/ounce, nhưng sau đó lùi về mức 1.416,10 USD/ounce giữa phiên, ngược với mức giảm 0,1% đêm trước tại Mỹ khi những bàn tán về việc thắt chặt chính sách tiền tệ làm giới đầu tư tranh thủ bán ra.
Trong phiên 30/3, giá vàng lẽ ra còn tăng mạnh hơn nếu không có những lo ngại của giới đầu tư về khả năng một số ngân hàng trung ương sẽ sớm thắt chặt chính sách tiền tệ - động thái có thể giảm sức mua vàng làm "vũ khí" chống lạm phát.
Trong những ngày gần đây, một số quan chức cấp cao của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) liên tục đưa ra nhận định rằng FED không cần thực hiện chương trình mua trái phiếu để hỗ trợ nền kinh tế thêm nữa. Cùng thời gian này, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Jean-Claude Trichet cũng thừa nhận nỗi lo lạm phát từ thực tế thực phẩm và năng lượng đua nhau tăng giá.
Tuy nhiên, bất ổn gia tăng từ thế giới Arập đang và dự kiến sẽ là nhân tố quan trọng hỗ trợ giá vàng sau khi 40 chính phủ và các tổ chức quốc tế nhóm họp ngày 29/3 tại London đã nhất trí tiếp tục chiến dịch quân sự.
Simon Weeks, phụ trách bộ phận giao dịch kim loại quý của Ngân hàng Bank of Nova Scotia cho rằng giá vàng có thể giảm xuống 1.400 USD/ounce, hoặc thậm chí là thấp hơn nữa, nhưng nhìn chung triển vọng vẫn tốt do vẫn còn nhiều nhân tố hỗ trợ, như sự bất ổn về địa chính trị và sự rối loạn trên thị trường tài chính.
Tập đoàn tư vấn và nghiên cứu kim loại CPM ngày 29/3 cũng cho rằng giá vàng sẽ còn tăng nhờ nhu cầu vàng để làm đồ trang sức, chế tạo hàng điện tử hay dùng trong công nghệ làm răng dự kiến tăng trên 5% trong năm nay, mức tăng cao nhất kể từ năm 2000./.
Lúc đầu phiên 30/3 tại Singapore, giá vàng giao ngay có lúc lên tới 1.419,50 USD/ounce, nhưng sau đó lùi về mức 1.416,10 USD/ounce giữa phiên, ngược với mức giảm 0,1% đêm trước tại Mỹ khi những bàn tán về việc thắt chặt chính sách tiền tệ làm giới đầu tư tranh thủ bán ra.
Trong phiên 30/3, giá vàng lẽ ra còn tăng mạnh hơn nếu không có những lo ngại của giới đầu tư về khả năng một số ngân hàng trung ương sẽ sớm thắt chặt chính sách tiền tệ - động thái có thể giảm sức mua vàng làm "vũ khí" chống lạm phát.
Trong những ngày gần đây, một số quan chức cấp cao của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) liên tục đưa ra nhận định rằng FED không cần thực hiện chương trình mua trái phiếu để hỗ trợ nền kinh tế thêm nữa. Cùng thời gian này, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Jean-Claude Trichet cũng thừa nhận nỗi lo lạm phát từ thực tế thực phẩm và năng lượng đua nhau tăng giá.
Tuy nhiên, bất ổn gia tăng từ thế giới Arập đang và dự kiến sẽ là nhân tố quan trọng hỗ trợ giá vàng sau khi 40 chính phủ và các tổ chức quốc tế nhóm họp ngày 29/3 tại London đã nhất trí tiếp tục chiến dịch quân sự.
Simon Weeks, phụ trách bộ phận giao dịch kim loại quý của Ngân hàng Bank of Nova Scotia cho rằng giá vàng có thể giảm xuống 1.400 USD/ounce, hoặc thậm chí là thấp hơn nữa, nhưng nhìn chung triển vọng vẫn tốt do vẫn còn nhiều nhân tố hỗ trợ, như sự bất ổn về địa chính trị và sự rối loạn trên thị trường tài chính.
Tập đoàn tư vấn và nghiên cứu kim loại CPM ngày 29/3 cũng cho rằng giá vàng sẽ còn tăng nhờ nhu cầu vàng để làm đồ trang sức, chế tạo hàng điện tử hay dùng trong công nghệ làm răng dự kiến tăng trên 5% trong năm nay, mức tăng cao nhất kể từ năm 2000./.
Trang Nhung (TTXVN/Vietnam+)