Ngày 6/4, thị trường vàng thế giới tiếp tục phiên thứ hai chinh phục các đỉnh cao mới, khi đồng USD rơi xuống mức thấp nhất trong 14 tháng so với đồng euro trước khả năng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) chuẩn bị tăng lãi suất.
Theo chân thị trường vàng, giá đồng cũng vững ở mức cao nhất trong 31 năm trong phiên thứ 3 liên tiếp, sau khi iShares Silver Trust ETF - quỹ giao dịch bạc lớn nhất thế giới, mua vào với số lượng kỷ lục.
Tại New York trong phiên này, giá vàng giao ngay có lúc vọt lên mức cao chưa từng có 1.461,91 USD/ounce, trước khi dịu xuống 1.457,70 USD/ounce vào cuối phiên, tăng nhẹ so với 1.451,80 USD/ounce lúc đóng cửa phiên 5/4.
Trong khi đó, giá vàng giao tháng 6/2011 tăng 0,4% lên chốt phiên ở mức 1.458,50 USD/ounce. Mặc dù đang ở các mức cao ngất ngưởng, nhưng nếu tính theo lạm phát, giá vàng hiện nay vẫn còn kém xa mức gần 2.500 USD/ounce đạt được hồi năm 1980, trước các áp lực về địa chính trị và lạm phát phi mã.
Giá vàng tăng sau khi đồng euro leo lên mức cao nhất trong hơn một năm so với đồng USD, trong bối cảnh ECB nhiều khả năng sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản, đánh dấu sự trở lại của chính sách tài khóa thắt chặt kể từ sau khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nổ ra cách đây 3 năm.
Lãi suất tăng cao thường gây sức ép làm giảm giá vàng, nhưng kim loại quý này vẫn có thể được lợi nếu sự chênh lệch lãi suất làm suy yếu đồng USD.
Angelos Damaskos, nhà quản lý quỹ của Sector Investment Managers, nói: "Không có gì nghi ngờ về việc nhu cầu đối với các kim loại quý đang xuất phát từ việc các đồng tiền mạnh bị mất giá, trong đó có đồng USD, bảng Anh và euro.
Tuy nhiên, tại châu Á phiên 7/4, ngay trước thời điểm diễn ra cuôc họp của ECB, giá vàng lại đi xuống sau thông tin lượng vàng mà quỹ SPDR Gold Trust nắm giữ đã giảm từ 1.212,745 tấn hôm 5/4 xuống 1.205,467 tấn - mức thấp nhất kể từ tháng 5/2010, do giới đầu tư chuyển một phần vốn sang các thị trường khác.
Vào lúc 6 giờ 7 phút (giờ GMT) tại Singapore, giá vàng giao ngay giảm 2,31 USD xuống 1.454,69 USD/ounce; còn giá vàng giao tháng 6/2011 giảm 2 USD xuống 1.456,5 USD/ounce.
Tuy vậy, theo Jonathan Barratt, Giám đốc điều hành công ty Commodity Broking Services, bất chấp làn sóng bán ra trên thị trường vàng vật chất, kim loại quý này vẫn được hỗ trợ bởi những lo ngại về lạm phát do giá lương thực tăng cao.
Trong khi đó, tại New York phiên 6/4, nhu cầu đầu tư tăng mạnh đẩy giá bạc tăng hơn 1% lên 39,75 USD/ounce - mức cao nhất kể từ tháng 1/1980, trước khi dịu xuống 39,52 USD/ounce vào cuối phiên, song vẫn tăng 0,7% so với phiên trước. Hiện nay, iShares Silver Trust ETF đang nắm giữ khối lượng bạc kỷ lục 11.162,45 tấn, tăng hơn 240 tấn kể từ đầu năm đến nay.
Các kim loại quý cũng nhận được sự hỗ trợ từ những lo ngại về vấn đề nợ công ở châu Âu, khi Bồ Đào Nha đang chìm trong khủng hoảng tài chính, cùng những lo ngại về lạm phát trong bối cảnh giá dầu thô và ngô đang tiếp tục chinh phục các đỉnh cao mới.
Bill O'Neill, đối tác tại công ty hàng hóa LOGIC Advisors, cho biết "Những bất ổn ở Trung Đông, cuộc khủng hoảng nợ công ở Eurozone và lạm phát đang là những nhân tố đẩy giá vàng đi lên."/.
Theo chân thị trường vàng, giá đồng cũng vững ở mức cao nhất trong 31 năm trong phiên thứ 3 liên tiếp, sau khi iShares Silver Trust ETF - quỹ giao dịch bạc lớn nhất thế giới, mua vào với số lượng kỷ lục.
Tại New York trong phiên này, giá vàng giao ngay có lúc vọt lên mức cao chưa từng có 1.461,91 USD/ounce, trước khi dịu xuống 1.457,70 USD/ounce vào cuối phiên, tăng nhẹ so với 1.451,80 USD/ounce lúc đóng cửa phiên 5/4.
Trong khi đó, giá vàng giao tháng 6/2011 tăng 0,4% lên chốt phiên ở mức 1.458,50 USD/ounce. Mặc dù đang ở các mức cao ngất ngưởng, nhưng nếu tính theo lạm phát, giá vàng hiện nay vẫn còn kém xa mức gần 2.500 USD/ounce đạt được hồi năm 1980, trước các áp lực về địa chính trị và lạm phát phi mã.
Giá vàng tăng sau khi đồng euro leo lên mức cao nhất trong hơn một năm so với đồng USD, trong bối cảnh ECB nhiều khả năng sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản, đánh dấu sự trở lại của chính sách tài khóa thắt chặt kể từ sau khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nổ ra cách đây 3 năm.
Lãi suất tăng cao thường gây sức ép làm giảm giá vàng, nhưng kim loại quý này vẫn có thể được lợi nếu sự chênh lệch lãi suất làm suy yếu đồng USD.
Angelos Damaskos, nhà quản lý quỹ của Sector Investment Managers, nói: "Không có gì nghi ngờ về việc nhu cầu đối với các kim loại quý đang xuất phát từ việc các đồng tiền mạnh bị mất giá, trong đó có đồng USD, bảng Anh và euro.
Tuy nhiên, tại châu Á phiên 7/4, ngay trước thời điểm diễn ra cuôc họp của ECB, giá vàng lại đi xuống sau thông tin lượng vàng mà quỹ SPDR Gold Trust nắm giữ đã giảm từ 1.212,745 tấn hôm 5/4 xuống 1.205,467 tấn - mức thấp nhất kể từ tháng 5/2010, do giới đầu tư chuyển một phần vốn sang các thị trường khác.
Vào lúc 6 giờ 7 phút (giờ GMT) tại Singapore, giá vàng giao ngay giảm 2,31 USD xuống 1.454,69 USD/ounce; còn giá vàng giao tháng 6/2011 giảm 2 USD xuống 1.456,5 USD/ounce.
Tuy vậy, theo Jonathan Barratt, Giám đốc điều hành công ty Commodity Broking Services, bất chấp làn sóng bán ra trên thị trường vàng vật chất, kim loại quý này vẫn được hỗ trợ bởi những lo ngại về lạm phát do giá lương thực tăng cao.
Trong khi đó, tại New York phiên 6/4, nhu cầu đầu tư tăng mạnh đẩy giá bạc tăng hơn 1% lên 39,75 USD/ounce - mức cao nhất kể từ tháng 1/1980, trước khi dịu xuống 39,52 USD/ounce vào cuối phiên, song vẫn tăng 0,7% so với phiên trước. Hiện nay, iShares Silver Trust ETF đang nắm giữ khối lượng bạc kỷ lục 11.162,45 tấn, tăng hơn 240 tấn kể từ đầu năm đến nay.
Các kim loại quý cũng nhận được sự hỗ trợ từ những lo ngại về vấn đề nợ công ở châu Âu, khi Bồ Đào Nha đang chìm trong khủng hoảng tài chính, cùng những lo ngại về lạm phát trong bối cảnh giá dầu thô và ngô đang tiếp tục chinh phục các đỉnh cao mới.
Bill O'Neill, đối tác tại công ty hàng hóa LOGIC Advisors, cho biết "Những bất ổn ở Trung Đông, cuộc khủng hoảng nợ công ở Eurozone và lạm phát đang là những nhân tố đẩy giá vàng đi lên."/.
Phương Thảo (TTXVN/Vienam+)