Trong phiên ngày 16/8 tại châu Á, giá vàng đã tăng lên mức cao nhất trong 7 tuần qua, do tâm lý bi quan về đà phục hồi kinh tế toàn cầu đã khuyến khích các nhà đầu tư mua vàng vào.
Tuy nhiên, các hoạt động bán vàng ra thị trường của các công ty kim hoàn đã hạn chế đà tăng giá của kim loại quý này.
Chiều 16/8, giá vàng giao ngay tăng 5,6 USD lên 1.220,1 USD/ounce, sau khi vào giữa phiên đã tăng lên mức cao nhất kể từ ngày 2/7 là 1.220,6 USD/ounce.
Kết thúc phiên tại Hongkong, giá vàng giao ngay tăng 2,5 USD lên 1.218,5 USD/ounce. Hồi tháng 6, giá vàng đã chạm mức cao kỷ lục 1.264 USD/ounce.
Việc lượng vàng do quỹ trao đổi vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust nắm giữ không thay đổi chứng tỏ một số nhà đầu tư sẵn lòng giữ vàng mặc cho các số liệu kinh tế Mỹ được công bố gần đây cho thấy sự yếu kém của nền kinh tế lớn nhất thế giới này.
Một nhà giao dịch tại Singapore cho hay các nhà phân tích dự báo giá vàng có thể sẽ chạm mức 1.300 USD/ounce trong thời gian tới.
Trong báo cáo vừa công bố, Heraeus dự đoán trong hai tuần tới giá vàng sẽ dao động trên biên độ 1.180-1.240 USD/ounce./.
Tuy nhiên, các hoạt động bán vàng ra thị trường của các công ty kim hoàn đã hạn chế đà tăng giá của kim loại quý này.
Chiều 16/8, giá vàng giao ngay tăng 5,6 USD lên 1.220,1 USD/ounce, sau khi vào giữa phiên đã tăng lên mức cao nhất kể từ ngày 2/7 là 1.220,6 USD/ounce.
Kết thúc phiên tại Hongkong, giá vàng giao ngay tăng 2,5 USD lên 1.218,5 USD/ounce. Hồi tháng 6, giá vàng đã chạm mức cao kỷ lục 1.264 USD/ounce.
Việc lượng vàng do quỹ trao đổi vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust nắm giữ không thay đổi chứng tỏ một số nhà đầu tư sẵn lòng giữ vàng mặc cho các số liệu kinh tế Mỹ được công bố gần đây cho thấy sự yếu kém của nền kinh tế lớn nhất thế giới này.
Một nhà giao dịch tại Singapore cho hay các nhà phân tích dự báo giá vàng có thể sẽ chạm mức 1.300 USD/ounce trong thời gian tới.
Trong báo cáo vừa công bố, Heraeus dự đoán trong hai tuần tới giá vàng sẽ dao động trên biên độ 1.180-1.240 USD/ounce./.
Như Mai (TTXVN/Vietnam+)