Giá vàng bất ngờ vượt ngưỡng tâm lý 1.900 USD/ounce ngay lúc mở đầu phiên giao dịch 6/9 trên thị trường châu Á và sau đó tiếp tục vọt lên trên 1.920 USD/ounce, do nỗi lo về khủng hoảng nợ công châu Âu, khiến giới đầu tư đổ xô vào tài sản có độ an toàn cao, trong đó vàng vẫn đứng đầu bảng.
Ngay lúc mở đầu phiên tại Singapore, giá vàng giao ngay đã leo lên 1.903,09 USD/ounce. Đến chiều cùng ngày, giá kim loại quý này tiếp tục xu hướng tăng và tiến sát ngưỡng 1.920 USD/ounce, trong khi giá vàng Mỹ kỳ hạn đã tăng 2,5% lên mức cao kỷ lục 1.923,2 USD/ounce. Như vậy, tính từ đầu tháng Tám vừa qua, giá vàng đã tăng khoảng 18% và tăng tới 35% nếu tính từ đầu năm tới nay.
Cùng với vàng, giá bạch kim giao ngay cũng tăng lên mức cao nhất trong hai tuần qua, đạt 1.889 USD/ounce, trước khi dịu xuống 1.891,99 USD/ounce vào lúc 6 giờ 05 phút giờ GMT (13 giờ 05 phút giờ Việt Nam).
Phiên cùng ngày ghi nhận lần thứ 12 giá vàng đạt kỷ lục kể từ đầu tháng Tám vừa qua và đà tăng này dự kiến sẽ còn tiếp diễn, trong bối cảnh giới đầu tư không thấy được một giải pháp nhanh chóng nào có thể tháo gỡ cuộc khủng hoảng đối với Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), cũng như cứu kinh tế toàn cầu khỏi nguy cơ rơi vào một cuộc suy thoái mới.
Đêm trước, nỗi lo tái hiện khủng hoảng nợ công tại Eurozone cũng đã đẩy giá vàng tại Mỹ (giao dịch điện tử vì thị trường này đóng cửa nghỉ Lễ Lao động) và "lục địa già" lên trên ngưỡng tâm lý 1.900 USD/ounce, trong bối cảnh chứng khoán châu Âu sa sút mạnh vì nỗi lo suy thoái kinh tế.
Theo đó, giá vàng giao tháng 12 tới tại sàn giao dịch kim loại thuộc Thị trường hàng hóa New York (COMEX) chốt phiên 5/9 đã tăng 25,90 USD (1,4%) lên 1.903,10 USD/ounce, dù lượng giao dịch chỉ twong đương 1/3 mức trung bình trong 30 ngày qua.
Trong tuần này, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ nhóm họp, trong khi một số nước châu Âu khác là Đức và Hy Lạp sẽ phải đối mặt với các thử thách về chính trị và luật pháp - động thái có thể ảnh hưởng đến nỗ lực chung của châu Âu trong việc tháo gỡ những rối ren của khủng hoảng nợ, cũng như gia tăng sức ép buộc chính phủ các quốc gia nặng nợ phải nhanh chóng cải tổ tận gốc, nhất là sau khi đàm phán giữa các nước cho vay và Hy Lạp bị thất bại do thất vọng về việc Aten không cắt giảm được thâm hụt ngân sách đúng theo lộ trình.
Theo dự đoán của ông Peter Fung, người đứng đầu bộ phận giao dịch thuộc Wing Fung Precious Metals có trụ sở tại Hong Kong, sau khi phá vỡ ngưỡng tâm lý 1.900 USD/ounce, mục tiêu tiếp theo của giá vàng sẽ là chinh phục mốc 2.000 USD/ounce. Chuyên gia này cũng cho hay nhu cầu vàng thực tế từ Ấn Độ và Trung Quốc - hai thị trường tiêu thụ vàng chủ chốt trên thế giới - vẫn cao cho dù giá vàng hiện rất đắt đỏ.
Nhà phân tích Ong Yi Ling thuộc Công ty Phillip Futures cũng có cùng quan điểm trên. Theo bà, một khi giá vàng đã ở trên 1.700 USD/ounce , xu hướng mua vào vẫn tồn tại và giá vàng hoàn toàn có khả năng bị đẩy tới mức 2.000 USD/ounce vào cuối năm nay./.
Ngay lúc mở đầu phiên tại Singapore, giá vàng giao ngay đã leo lên 1.903,09 USD/ounce. Đến chiều cùng ngày, giá kim loại quý này tiếp tục xu hướng tăng và tiến sát ngưỡng 1.920 USD/ounce, trong khi giá vàng Mỹ kỳ hạn đã tăng 2,5% lên mức cao kỷ lục 1.923,2 USD/ounce. Như vậy, tính từ đầu tháng Tám vừa qua, giá vàng đã tăng khoảng 18% và tăng tới 35% nếu tính từ đầu năm tới nay.
Cùng với vàng, giá bạch kim giao ngay cũng tăng lên mức cao nhất trong hai tuần qua, đạt 1.889 USD/ounce, trước khi dịu xuống 1.891,99 USD/ounce vào lúc 6 giờ 05 phút giờ GMT (13 giờ 05 phút giờ Việt Nam).
Phiên cùng ngày ghi nhận lần thứ 12 giá vàng đạt kỷ lục kể từ đầu tháng Tám vừa qua và đà tăng này dự kiến sẽ còn tiếp diễn, trong bối cảnh giới đầu tư không thấy được một giải pháp nhanh chóng nào có thể tháo gỡ cuộc khủng hoảng đối với Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), cũng như cứu kinh tế toàn cầu khỏi nguy cơ rơi vào một cuộc suy thoái mới.
Đêm trước, nỗi lo tái hiện khủng hoảng nợ công tại Eurozone cũng đã đẩy giá vàng tại Mỹ (giao dịch điện tử vì thị trường này đóng cửa nghỉ Lễ Lao động) và "lục địa già" lên trên ngưỡng tâm lý 1.900 USD/ounce, trong bối cảnh chứng khoán châu Âu sa sút mạnh vì nỗi lo suy thoái kinh tế.
Theo đó, giá vàng giao tháng 12 tới tại sàn giao dịch kim loại thuộc Thị trường hàng hóa New York (COMEX) chốt phiên 5/9 đã tăng 25,90 USD (1,4%) lên 1.903,10 USD/ounce, dù lượng giao dịch chỉ twong đương 1/3 mức trung bình trong 30 ngày qua.
Trong tuần này, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ nhóm họp, trong khi một số nước châu Âu khác là Đức và Hy Lạp sẽ phải đối mặt với các thử thách về chính trị và luật pháp - động thái có thể ảnh hưởng đến nỗ lực chung của châu Âu trong việc tháo gỡ những rối ren của khủng hoảng nợ, cũng như gia tăng sức ép buộc chính phủ các quốc gia nặng nợ phải nhanh chóng cải tổ tận gốc, nhất là sau khi đàm phán giữa các nước cho vay và Hy Lạp bị thất bại do thất vọng về việc Aten không cắt giảm được thâm hụt ngân sách đúng theo lộ trình.
Theo dự đoán của ông Peter Fung, người đứng đầu bộ phận giao dịch thuộc Wing Fung Precious Metals có trụ sở tại Hong Kong, sau khi phá vỡ ngưỡng tâm lý 1.900 USD/ounce, mục tiêu tiếp theo của giá vàng sẽ là chinh phục mốc 2.000 USD/ounce. Chuyên gia này cũng cho hay nhu cầu vàng thực tế từ Ấn Độ và Trung Quốc - hai thị trường tiêu thụ vàng chủ chốt trên thế giới - vẫn cao cho dù giá vàng hiện rất đắt đỏ.
Nhà phân tích Ong Yi Ling thuộc Công ty Phillip Futures cũng có cùng quan điểm trên. Theo bà, một khi giá vàng đã ở trên 1.700 USD/ounce , xu hướng mua vào vẫn tồn tại và giá vàng hoàn toàn có khả năng bị đẩy tới mức 2.000 USD/ounce vào cuối năm nay./.
Trang Nhung (TTXVN/Vietnam+)