Theo đà trượt từ thế giới, đầu giờ sáng 29/6 giá vàng trong nước tiếp tục giảm thêm 120.000 đồng/lượng so với cuối giờ chiều qua.
Đóng cửa phiên giao dịch đêm qua, giá vàng giao ngay giảm 1,4% xuống 1.553,1 USD/ounce. Còn giá vàng giao tháng Tám trên sàn Comex, NewYork giảm 28 USD/ounce xuống 1.550,4 USD/ounce.
Như vậy, đồng kim loại quý này đã giảm tổng cộng 7% trong quý II/2012. Trong khi đó, nhu cầu về vàng tại Ấn Độ, quốc gia tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới giảm mạnh do đồng rupee mất giá.
Đầu phiên sáng nay, giá vàng vẫn dao động trong biên độ hẹp, quanh ngưỡng 1.553 USD/ounce nhưng theo dự báo khả năng vàng sẽ tiếp tục điều chỉnh do lo ngại cuộc khủng hoảng nợ tại khu vực đồng tiền chung châu Âu chưa có hồi kết.
Còn trong nước, giá vàng SJC cũng giảm khoảng 120.000 đồng/lượng so với cuối giờ chiều qua, hiện đang mua vào là 41,48 triệu đồng/lượng và bán ra là 41,60 triệu đồng/lượng.
Chênh lệch giữa giá mua/giá bán của thương hiệu này cũng tăng 20.000 đồng/lượng so với hôm qua, hiện giữ ở mức 120.000 đồng/lượng.
Phía Công ty Bảo Tín Minh Châu đang niêm yết giá vàng Rồng Thăng Long trong khoảng từ 40,15-40,45 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra).
So với ngày giao dịch đầu tuần thì giá vàng SJC đã giảm 150.000 đồng/lượng, còn vàng Rồng Thăng Long giảm 250.000 đồng/lượng.
Trên thị trường ngoại tệ trong nước, tỷ giá bình quân liên ngân hàng áp dụng ngày 29/6 vẫn giữ nguyên ở mức 20.828 đồng/USD. Trần tỷ giá áp dụng cho các ngân hàng thương mại vẫn là 21.036 đồng/USD.
Sáng nay, một số ngân hàng thương mại đã điều chỉnh tỷ giá USD từ 5-10 đồng/USD so với hôm qua, cụ thể, ngân hàng Vietcombank niêm yết tỷ giá là 20.850-20.925 đồng/USD, giảm 10 đồng/USD ở chiều mua vào và tăng 5 đồng/USD ở chiều bán ra.
Trong khi Ngân hàng BIDV nâng giá USD thêm 10 đồng/USD khi mua vào là 20.860 đồng/USD còn bán ra là 20.930 đồng/USD.
Ở mức giá hiện tại, sau khi qui đổi theo tỷ giá ngân hàng Vietcombank là 20.925 đồng/USD thì giá vàng thế giới tương đương 39,25 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng SJC là 1,35 triệu đồng/lượng./.
Đóng cửa phiên giao dịch đêm qua, giá vàng giao ngay giảm 1,4% xuống 1.553,1 USD/ounce. Còn giá vàng giao tháng Tám trên sàn Comex, NewYork giảm 28 USD/ounce xuống 1.550,4 USD/ounce.
Như vậy, đồng kim loại quý này đã giảm tổng cộng 7% trong quý II/2012. Trong khi đó, nhu cầu về vàng tại Ấn Độ, quốc gia tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới giảm mạnh do đồng rupee mất giá.
Đầu phiên sáng nay, giá vàng vẫn dao động trong biên độ hẹp, quanh ngưỡng 1.553 USD/ounce nhưng theo dự báo khả năng vàng sẽ tiếp tục điều chỉnh do lo ngại cuộc khủng hoảng nợ tại khu vực đồng tiền chung châu Âu chưa có hồi kết.
Còn trong nước, giá vàng SJC cũng giảm khoảng 120.000 đồng/lượng so với cuối giờ chiều qua, hiện đang mua vào là 41,48 triệu đồng/lượng và bán ra là 41,60 triệu đồng/lượng.
Chênh lệch giữa giá mua/giá bán của thương hiệu này cũng tăng 20.000 đồng/lượng so với hôm qua, hiện giữ ở mức 120.000 đồng/lượng.
Phía Công ty Bảo Tín Minh Châu đang niêm yết giá vàng Rồng Thăng Long trong khoảng từ 40,15-40,45 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra).
So với ngày giao dịch đầu tuần thì giá vàng SJC đã giảm 150.000 đồng/lượng, còn vàng Rồng Thăng Long giảm 250.000 đồng/lượng.
Trên thị trường ngoại tệ trong nước, tỷ giá bình quân liên ngân hàng áp dụng ngày 29/6 vẫn giữ nguyên ở mức 20.828 đồng/USD. Trần tỷ giá áp dụng cho các ngân hàng thương mại vẫn là 21.036 đồng/USD.
Sáng nay, một số ngân hàng thương mại đã điều chỉnh tỷ giá USD từ 5-10 đồng/USD so với hôm qua, cụ thể, ngân hàng Vietcombank niêm yết tỷ giá là 20.850-20.925 đồng/USD, giảm 10 đồng/USD ở chiều mua vào và tăng 5 đồng/USD ở chiều bán ra.
Trong khi Ngân hàng BIDV nâng giá USD thêm 10 đồng/USD khi mua vào là 20.860 đồng/USD còn bán ra là 20.930 đồng/USD.
Ở mức giá hiện tại, sau khi qui đổi theo tỷ giá ngân hàng Vietcombank là 20.925 đồng/USD thì giá vàng thế giới tương đương 39,25 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng SJC là 1,35 triệu đồng/lượng./.
Đức Duy (Vietnam+)