Ngày 26/10, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và nhập lậu gia cầm qua biên giới với sự tham gia của 32 tỉnh từ Thừa Thiên-Huế trở ra.
Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Diệp Kỉnh Tần nhấn mạnh, tình hình dịch bệnh và nhập lậu gia súc, gia cầm vẫn diễn biến phức tạp do không kiểm soát được làm cho ngành chăn nuôi đã khó khăn lại càng khó khăn.
Dịch bệnh khó "tránh"
Ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y cho biết: Dịch bệnh gia súc, gia cầm vẫn xảy ra trên diện rộng và diễn biến rất phức tạp, nhất là dịch lở mồm, long móng, tai xanh và cúm gia cầm. Nguyên nhân để xảy ra tình hình dịch là do một số địa phương tiêm phòng vắcxin không triệt để, quá trình triển khai không nghiêm túc, có nơi không tiêm hoặc đạt tỉ lệ tiêm thấp.
Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện bệnh, thống kê, phân loại gia súc, gia cầm mắc bệnh phải tiêu hủy ở địa phương còn chậm và yếu. Công tác chỉ đạo chống dịch cũng chưa quyết liệt và triệt để dẫn đến khi công bố dịch đã lan rộng không chỉ gây khó khăn trong việc khoanh vùng tiêm phòng bao vây mà còn cần thời gian và kinh phí lớn để dập dịch.
Chi cục Thú y Bắc Giang nêu ý kiến, trước mắt để công tác phòng chống dịch hiệu quả, đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thú y chủ động trong công tác phân bổ vắc xin để địa phương có thể hỗ trợ người chăn nuôi trong công tác phòng chống dịch.
Theo ông Đoàn Duy Ái, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Quảng Ninh, để việc tiêm phòng vắcxin đạt hiệu quả, tránh lãng phí cũng cần phải đưa vào Luật để các địa phương thực hiện. Bên cạnh đó, kinh phí vắcxin tai xanh tương đối đắt cần sự hỗ trợ của Trung ương thì địa phương mới có thể làm tốt công tác phòng chống dịch.
Ông Nguyễn Đức Trọng, Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi cho rằng, không giải quyết được tình trạng nhập lậu thì dịch bệnh bùng phát là khó tránh khỏi vì gia súc, gia cầm nhập lậu qua biên giới không được kiểm dịch nên nguy cơ truyền nhiễm virus dịch bệnh là rất cao. Nhiều mẫu xét nghiệm cho thấy mẫu vi rút cúm gia cầm ở Việt Nam tương đồng với các mẫu vi rút cúm gia cầm của Trung Quốc.
Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Diệp Kỉnh Tần thừa nhận: Vi rút cúm gia cầm biến đổi thời gian qua nguyên nhân sâu sa chính là do việc nhập lậu gia cầm không kiểm soát được, làm cho dịch bệnh bùng phát. Trong 2 năm qua liên lục xuất hiện virus mới gây khó khăn trong công tác phòng chống dịch và làm cho ngành chăn nuôi điêu đứng. Vì vậy, cần kiểm soát nhập lậu để không biến nước ta từ đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước tiến tới xuất khẩu mà có khả năng phải nhập khẩu thịt.
Cũng theo Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần, việc virus biến đổi quá nhanh đã làm cho vắc xin không thích nghi kịp, đồng nghĩa với việc vắcxin tiêm phòng không hiệu quả, không chỉ gây lãng phí cho ngân sách mà khi dịch xuất hiện thì bùng phát rất mạnh, gây khó khăn trong phòng chống dịch, vì vậy, cần theo dõi sát diễn biến vi rút để có giải pháp chỉ đạo phòng chống dịch tốt nhất.
Kiểm soát quyết liệt tình trạng nhập lậu
Ông Nguyễn Đức Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi thừa nhận, gia cầm từ Trung Quốc được nhập lậu vào Việt Nam diễn ra trong thời gian dài làm ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng.
Tình trạng nhập lậu khó kiểm soát do các tỉnh tiếp giáp với Trung Quốc có đường biên giới quá dài, nhiều vùng đồi núi hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn là điều kiện để các đối tượng lợi dụng nhập lậu. Ngoài ra, sự chênh lệch về giá gia cầm giữa Việt Nam và Trung Quốc là siêu lợi nhuận làm cho các đầu nậu bất chấp mọi thủ đoạn, sử dụng nhiều hình thức vận chuyển khác nhau, thay đổi phương tiện vận chuyển, địa điểm và nơi tập kết hàng gây khó khăn trong công tác kiểm soát. Bên cạnh đó, lực lượng biên phòng, quản lý thị trường, thú y quá mỏng cộng với chế tài xử lý còn nhẹ và chưa nghiêm khắc, chưa đủ răn đe... nên không thể kiểm soát triệt để tình trạng nhập lậu gia cầm.
Hiện tình trạng nhập lậu diễn ra phổ biến tại các tỉnh phía Bắc như Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh... nhưng mạnh nhất là tại các cửa khẩu Chi Ma, Tân Thanh (Lạng Sơn) và Móng Cái (Quảng Ninh). Ước số lượng nhập lậu vào thời kỳ cao điểm qua Quảng Ninh có thể lên đến 100-200 tấn/ngày, ước lượng gà thải loại Trung Quốc vào Việt Nam có thể lên đến 70.000-100.000 tấn/năm. Con giống gia cầm được nhập lậu đến khoảng 15-30 triệu con các loại.
Để kiểm soát tình trạng nhập lậu, ông Nguyễn Đức Trọng kiến nghị: Cần tăng cường lực lượng tuần tra, kiểm soát liên ngành; tăng cường các trạm, chốt kiểm dịch, kiên quyết xử lý, tịch thu phương tiện vận chuyển, tiêu huỷ và xử phạt nặng các trường hợp buôn lậu, nhập lậu gia cầm và sản phẩm gia cầm. Đặc biệt, tại các chợ đầu mối lớn như Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội... cần tăng cường kiểm tra, kiểm dịch tại chốt kiểm dịch
Ông Cấn Xuân Bình, Quyền Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Nội chia sẻ: Thực tế cho thấy việc kiểm soát nhập lậu khó và phức tạp, để bắt hàng lậu cần sự phối hợp liên ngành vì chỉ lực lượng thú y thì không làm được. Khi bắt được hàng lậu thì thường không bắt được chủ hàng mà chỉ giữ chủ xe phạt hành chính, còn hàng hóa thì thực hiện tiêu hủy. Bên cạnh đó, kinh phí tiêu hủy thường rất lớn, nếu địa phương không có kinh phí thì không thể thực hiện được. Ngoài ra, để tránh sự kiểm soát, các đối tượng buôn lậu có thể lách luật, xé nhỏ số lượng dưới 50 con, thay đổi địa bàn nên khó khăn trong công tác kiểm soát.
Ông Nông Ngọc Tăng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lạng Sơn cho rằng, công tác kiểm soát nhập lậu tại địa bàn làm không xuể vì khi triển khai tích cực thì yên ắng cho đến khi sự phối hợp trùng xuống thì tái trở lại tình trạng này. Theo ông Tăng, để giải quyết vấn đề nhập lậu cần có chiến lược cấp quốc gia , để hai nước cùng có trách nhiệm phối hợp thực hiện.
Là địa bàn “nóng” về tình trạng nhập lậu, ông Đoàn Duy Ái, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Quảng Ninh khẳng định: Thực trạng kiểm soát nhập lậu mới chỉ giải quyết được “phần nổi” vì số lượng thực tế nhập lậu lớn hơn rất nhiều so với báo cáo. Vì vậy, cần làm thường xuyên, liên tục, xử lý triệt để các đầu nậu mới hy vọng giải quyết được tình trạng nhập lậu. Ông Ái cho rằng, xảy ra tình trạng nhập lậu do các ngành chức năng thực sự làm việc chưa hết trách nhiệm. Theo kinh nghiệm chống buôn lậu tại địa bàn, để giải quyết tận gốc vấn đề cần làm rõ trách nhiệm cơ quan chức năng, của địa phương từ huyện tới xã, sai đâu xử lý đến đấy và làm thật quyết liệt.
Cũng theo ông Ái, chống nhập lậu gia cầm không chỉ là trách nhiệm của các tỉnh biên giới mà còn có trách nhiệm của tuyến sau. Điều này cho thấy cần sự chung tay vào cuộc của tất cả các Bộ, ngành, địa phương mới hy vọng giải quyết triệt để tình trạng nhập lậu.
Tại hội nghị, Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần khẳng định, tình trạng nhập lậu gia cầm hoàn toàn có thể giải quyết được chỉ có điều các địa phương có làm quyết liệt hay không, có giải quyết, xử lý triệt để các đầu nậu hay không. Nếu không giải quyết được tình trạng nhập lậu là có thể có sự tiếp tay, dung túng của các cán bộ trong quá trình thực hiện. Vì vậy, các địa phương cần nghiêm túc, kiểm điểm xử lý các cán bộ thoái hóa, biến chất, để ngăn chặn tình trạng nhập lậu gia súc, gia cầm trong thời gian tới./.
Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Diệp Kỉnh Tần nhấn mạnh, tình hình dịch bệnh và nhập lậu gia súc, gia cầm vẫn diễn biến phức tạp do không kiểm soát được làm cho ngành chăn nuôi đã khó khăn lại càng khó khăn.
Dịch bệnh khó "tránh"
Ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y cho biết: Dịch bệnh gia súc, gia cầm vẫn xảy ra trên diện rộng và diễn biến rất phức tạp, nhất là dịch lở mồm, long móng, tai xanh và cúm gia cầm. Nguyên nhân để xảy ra tình hình dịch là do một số địa phương tiêm phòng vắcxin không triệt để, quá trình triển khai không nghiêm túc, có nơi không tiêm hoặc đạt tỉ lệ tiêm thấp.
Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện bệnh, thống kê, phân loại gia súc, gia cầm mắc bệnh phải tiêu hủy ở địa phương còn chậm và yếu. Công tác chỉ đạo chống dịch cũng chưa quyết liệt và triệt để dẫn đến khi công bố dịch đã lan rộng không chỉ gây khó khăn trong việc khoanh vùng tiêm phòng bao vây mà còn cần thời gian và kinh phí lớn để dập dịch.
Chi cục Thú y Bắc Giang nêu ý kiến, trước mắt để công tác phòng chống dịch hiệu quả, đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thú y chủ động trong công tác phân bổ vắc xin để địa phương có thể hỗ trợ người chăn nuôi trong công tác phòng chống dịch.
Theo ông Đoàn Duy Ái, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Quảng Ninh, để việc tiêm phòng vắcxin đạt hiệu quả, tránh lãng phí cũng cần phải đưa vào Luật để các địa phương thực hiện. Bên cạnh đó, kinh phí vắcxin tai xanh tương đối đắt cần sự hỗ trợ của Trung ương thì địa phương mới có thể làm tốt công tác phòng chống dịch.
Ông Nguyễn Đức Trọng, Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi cho rằng, không giải quyết được tình trạng nhập lậu thì dịch bệnh bùng phát là khó tránh khỏi vì gia súc, gia cầm nhập lậu qua biên giới không được kiểm dịch nên nguy cơ truyền nhiễm virus dịch bệnh là rất cao. Nhiều mẫu xét nghiệm cho thấy mẫu vi rút cúm gia cầm ở Việt Nam tương đồng với các mẫu vi rút cúm gia cầm của Trung Quốc.
Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Diệp Kỉnh Tần thừa nhận: Vi rút cúm gia cầm biến đổi thời gian qua nguyên nhân sâu sa chính là do việc nhập lậu gia cầm không kiểm soát được, làm cho dịch bệnh bùng phát. Trong 2 năm qua liên lục xuất hiện virus mới gây khó khăn trong công tác phòng chống dịch và làm cho ngành chăn nuôi điêu đứng. Vì vậy, cần kiểm soát nhập lậu để không biến nước ta từ đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước tiến tới xuất khẩu mà có khả năng phải nhập khẩu thịt.
Cũng theo Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần, việc virus biến đổi quá nhanh đã làm cho vắc xin không thích nghi kịp, đồng nghĩa với việc vắcxin tiêm phòng không hiệu quả, không chỉ gây lãng phí cho ngân sách mà khi dịch xuất hiện thì bùng phát rất mạnh, gây khó khăn trong phòng chống dịch, vì vậy, cần theo dõi sát diễn biến vi rút để có giải pháp chỉ đạo phòng chống dịch tốt nhất.
Kiểm soát quyết liệt tình trạng nhập lậu
Ông Nguyễn Đức Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi thừa nhận, gia cầm từ Trung Quốc được nhập lậu vào Việt Nam diễn ra trong thời gian dài làm ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng.
Tình trạng nhập lậu khó kiểm soát do các tỉnh tiếp giáp với Trung Quốc có đường biên giới quá dài, nhiều vùng đồi núi hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn là điều kiện để các đối tượng lợi dụng nhập lậu. Ngoài ra, sự chênh lệch về giá gia cầm giữa Việt Nam và Trung Quốc là siêu lợi nhuận làm cho các đầu nậu bất chấp mọi thủ đoạn, sử dụng nhiều hình thức vận chuyển khác nhau, thay đổi phương tiện vận chuyển, địa điểm và nơi tập kết hàng gây khó khăn trong công tác kiểm soát. Bên cạnh đó, lực lượng biên phòng, quản lý thị trường, thú y quá mỏng cộng với chế tài xử lý còn nhẹ và chưa nghiêm khắc, chưa đủ răn đe... nên không thể kiểm soát triệt để tình trạng nhập lậu gia cầm.
Hiện tình trạng nhập lậu diễn ra phổ biến tại các tỉnh phía Bắc như Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh... nhưng mạnh nhất là tại các cửa khẩu Chi Ma, Tân Thanh (Lạng Sơn) và Móng Cái (Quảng Ninh). Ước số lượng nhập lậu vào thời kỳ cao điểm qua Quảng Ninh có thể lên đến 100-200 tấn/ngày, ước lượng gà thải loại Trung Quốc vào Việt Nam có thể lên đến 70.000-100.000 tấn/năm. Con giống gia cầm được nhập lậu đến khoảng 15-30 triệu con các loại.
Để kiểm soát tình trạng nhập lậu, ông Nguyễn Đức Trọng kiến nghị: Cần tăng cường lực lượng tuần tra, kiểm soát liên ngành; tăng cường các trạm, chốt kiểm dịch, kiên quyết xử lý, tịch thu phương tiện vận chuyển, tiêu huỷ và xử phạt nặng các trường hợp buôn lậu, nhập lậu gia cầm và sản phẩm gia cầm. Đặc biệt, tại các chợ đầu mối lớn như Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội... cần tăng cường kiểm tra, kiểm dịch tại chốt kiểm dịch
Ông Cấn Xuân Bình, Quyền Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Nội chia sẻ: Thực tế cho thấy việc kiểm soát nhập lậu khó và phức tạp, để bắt hàng lậu cần sự phối hợp liên ngành vì chỉ lực lượng thú y thì không làm được. Khi bắt được hàng lậu thì thường không bắt được chủ hàng mà chỉ giữ chủ xe phạt hành chính, còn hàng hóa thì thực hiện tiêu hủy. Bên cạnh đó, kinh phí tiêu hủy thường rất lớn, nếu địa phương không có kinh phí thì không thể thực hiện được. Ngoài ra, để tránh sự kiểm soát, các đối tượng buôn lậu có thể lách luật, xé nhỏ số lượng dưới 50 con, thay đổi địa bàn nên khó khăn trong công tác kiểm soát.
Ông Nông Ngọc Tăng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lạng Sơn cho rằng, công tác kiểm soát nhập lậu tại địa bàn làm không xuể vì khi triển khai tích cực thì yên ắng cho đến khi sự phối hợp trùng xuống thì tái trở lại tình trạng này. Theo ông Tăng, để giải quyết vấn đề nhập lậu cần có chiến lược cấp quốc gia , để hai nước cùng có trách nhiệm phối hợp thực hiện.
Là địa bàn “nóng” về tình trạng nhập lậu, ông Đoàn Duy Ái, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Quảng Ninh khẳng định: Thực trạng kiểm soát nhập lậu mới chỉ giải quyết được “phần nổi” vì số lượng thực tế nhập lậu lớn hơn rất nhiều so với báo cáo. Vì vậy, cần làm thường xuyên, liên tục, xử lý triệt để các đầu nậu mới hy vọng giải quyết được tình trạng nhập lậu. Ông Ái cho rằng, xảy ra tình trạng nhập lậu do các ngành chức năng thực sự làm việc chưa hết trách nhiệm. Theo kinh nghiệm chống buôn lậu tại địa bàn, để giải quyết tận gốc vấn đề cần làm rõ trách nhiệm cơ quan chức năng, của địa phương từ huyện tới xã, sai đâu xử lý đến đấy và làm thật quyết liệt.
Cũng theo ông Ái, chống nhập lậu gia cầm không chỉ là trách nhiệm của các tỉnh biên giới mà còn có trách nhiệm của tuyến sau. Điều này cho thấy cần sự chung tay vào cuộc của tất cả các Bộ, ngành, địa phương mới hy vọng giải quyết triệt để tình trạng nhập lậu.
Tại hội nghị, Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần khẳng định, tình trạng nhập lậu gia cầm hoàn toàn có thể giải quyết được chỉ có điều các địa phương có làm quyết liệt hay không, có giải quyết, xử lý triệt để các đầu nậu hay không. Nếu không giải quyết được tình trạng nhập lậu là có thể có sự tiếp tay, dung túng của các cán bộ trong quá trình thực hiện. Vì vậy, các địa phương cần nghiêm túc, kiểm điểm xử lý các cán bộ thoái hóa, biến chất, để ngăn chặn tình trạng nhập lậu gia súc, gia cầm trong thời gian tới./.
Thu Hà (TTXVN)