Ngày 30/12, cuộc biểu tình quy mô lớn của các nghiệp đoàn tài xế phương tiện giao thông công cộng và người dân tại Bolivia phản đối chính phủ tăng giá nhiên liệu đã bước sang ngày thứ tư, gây tê liệt giao thông tại nhiều thành phố lớn.
Tại thủ đô La Paz, hệ thống giao thông công cộng gần như ngừng hoạt động, trong khi lực lượng an ninh được tăng cường tại Phủ Tổng thống và các cơ quan chính phủ.
Hàng nghìn người biểu tình đã xuống đường, xếp gạch đá và đồ đạc tạo thành chướng ngại vật trên đường, gây cản trở giao thông nghiêm trọng.
Một số đối tượng quá khích đã đốt phá nhiều cửa hàng, ôtô và ném đá vào các tòa nhà chính phủ. Tình trạng tương tự cũng diễn ra tại Santa Cruz de la Sierra, thủ đô kinh tế của Bolivia, El Alto.
Cuộc đình công và biểu tình đã diễn ra ngay sau khi Chính phủ Bolivia thông báo bãi bỏ trợ cấp giá cho một số loại xăng, khiến xăng tăng giá tới 83% và dầu diezel tăng 73%. Đây là đợt tăng giá nhiên liệu cao nhất tại nước này kể từ năm 1991 đến nay. Lý do La Paz đưa ra là nhằm đối phó với nạn buôn lậu xăng dầu sang các nước láng giềng Argentina, Brazil, Chile, Paraguay và Peru.
Để xoa dịu sự giận dữ của người dân, chính quyền La Paz đã nhanh chóng công bố các biện pháp mới nhằm giảm thiểu các tác động kinh tế của việc tăng giá nhiên liệu này, trong đó có tăng 20% lương tối thiểu và bổ sung các chương trình hỗ trợ người nông dân./.
Tại thủ đô La Paz, hệ thống giao thông công cộng gần như ngừng hoạt động, trong khi lực lượng an ninh được tăng cường tại Phủ Tổng thống và các cơ quan chính phủ.
Hàng nghìn người biểu tình đã xuống đường, xếp gạch đá và đồ đạc tạo thành chướng ngại vật trên đường, gây cản trở giao thông nghiêm trọng.
Một số đối tượng quá khích đã đốt phá nhiều cửa hàng, ôtô và ném đá vào các tòa nhà chính phủ. Tình trạng tương tự cũng diễn ra tại Santa Cruz de la Sierra, thủ đô kinh tế của Bolivia, El Alto.
Cuộc đình công và biểu tình đã diễn ra ngay sau khi Chính phủ Bolivia thông báo bãi bỏ trợ cấp giá cho một số loại xăng, khiến xăng tăng giá tới 83% và dầu diezel tăng 73%. Đây là đợt tăng giá nhiên liệu cao nhất tại nước này kể từ năm 1991 đến nay. Lý do La Paz đưa ra là nhằm đối phó với nạn buôn lậu xăng dầu sang các nước láng giềng Argentina, Brazil, Chile, Paraguay và Peru.
Để xoa dịu sự giận dữ của người dân, chính quyền La Paz đã nhanh chóng công bố các biện pháp mới nhằm giảm thiểu các tác động kinh tế của việc tăng giá nhiên liệu này, trong đó có tăng 20% lương tối thiểu và bổ sung các chương trình hỗ trợ người nông dân./.
(TTXVN/Vietnam+)