Nhịp sống thường nhật đã trở lại bình thường, giá cả nhiều mặt hàng phục vụ sinh hoạt hằng ngày của người dân đã giảm và chỉ cao hơn 10% so với ngày thường.
Chị Thảo (Nghĩa Tân, Cầu Giấy) hồ hởi nói: "Hôm nay tôi đi chợ giá các loại rau và thịt đã giảm nhiều so với cận Tết, tôi còn đang lo là giá vẫn cao thì hôm nay lại thấy chợ cũng phong phú mà giá cũng chỉ cao hơn ngày thường ít thôi."
Rau quả bán buôn ngoài chợ đầu mối đã trở về giá như ngày thường do thời tiết nắng ấm. Tại các chợ Thành Công (Ba Đình), Thái Thịnh (Đống Đa), chợ Hà Đông... nếu như cận Tết giá một củ su hào là 8.000-10.000 đồng thì hiện tại chỉ còn 3.000-4.000 đồng.
Anh Đạt, chủ một cửa hàng ăn tại phố Nguyễn Khang cho biết “Tôi nhập các loại rau và thịt thì giá vẫn thế, không tăng so với trước Tết do các nơi cung cấp hàng đã hoạt động trở lại.”
Trước và ngay sau Tết Nguyên đán, hầu hết các siêu thị ở Hà Nội như: Bic C, Hapro, Fivimark… đều gia tăng các chương trình khuyến mại, giảm giá các mặt hàng thực phẩm thiết yếu như: hàng đông lạnh, rau xanh, hoa quả, gạo, dầu ăn… Phần lớn các mặt hàng này đều nằm trong chương trình bình ổn giá nên được bán trong dịp Tết với giá thấp hơn thị trường khoảng 10%.
Mặc dù siêu thị có nhiều khuyến mãi nhưng nhiều khách hàng vẫn muốn mua hàng tại các chợ lẻ vì rau tươi ngon.
“Tôi đi siêu thị thấy giá cũng hợp lý nên mua luôn để lát về đỡ phải đi chợ, nhưng dù sao tôi vẫn thích mua ở ngoài chợ hơn vì rau tươi, nhập về hàng ngày, đi lại cũng tiện lợi hơn,” Chị Lan (Láng Thượng, Đống Đa) nói.
Nhìn chung, giá cả hầu hết các mặt hàng sau dịp Tết nguyên đán có xu hướng đi xuống và ổn định hơn. Tuy nhiên, nhiều người dân vẫn lo lắng về rằng giá chỉ ổn định trong thời gian ngắn.
Theo chị Hương (Quan Hoa, Cầu Giấy) thì vài năm trở lại đây, giá cả sau Tết thường có chiều hướng tăng mạnh sau đó dừng lại và giảm dần. “Nếu ra Tết lại tăng giá xăng như năm ngoái thì tôi nghĩ giá cả sẽ không giảm nữa mà còn tiếp tục tăng cao," chị Hương lo lắng nói.
Bà Thuận, người bán rau củ quả ở chợ Nghĩa Tân cho biết giá rau ở thời điểm này đã giảm tới 30% so với thời điểm cận Tết. Một trong những nguyên nhân là do thời tiết ấm lên và yếu tố thời vụ khiến nguồn cung rau, củ ở Hà Nội đang dồi dào.
Tại thời điểm hiện tại, các loại thực phẩm như cá, thịt lợn... giá đã có chiều hướng giảm. Nếu như cận Tết, cá trắm có giá 90.000 – 120.000 đồng/kg thì sau Tết đã hạ xuống 5-10%. Duy chỉ có thịt gia cầm, giá giảm ít, và theo dự báo có thể tăng cao trở lại trong dịp Rằm tháng Giêng, sau đó mới ổn định
Chị Nguyễn Thị Thanh, kinh doanh thịt lợn tại chợ Thành Công cho biết: “Năm ngoái sau Tết là giá thịt lợn tăng nhưng năm nay thì giá vẫn ổn định, hầu như không tăng. Tết năm nay thời tiết ấm áp, nhiều hàng buôn mở hàng sớm nên nguồn cung cấp thịt rất dồi dào, nhưng đến Rằm tháng Giêng chắc giá sẽ tăng nhẹ một chút nữa do nhu cầu tăng cao.”./.
Chị Thảo (Nghĩa Tân, Cầu Giấy) hồ hởi nói: "Hôm nay tôi đi chợ giá các loại rau và thịt đã giảm nhiều so với cận Tết, tôi còn đang lo là giá vẫn cao thì hôm nay lại thấy chợ cũng phong phú mà giá cũng chỉ cao hơn ngày thường ít thôi."
Rau quả bán buôn ngoài chợ đầu mối đã trở về giá như ngày thường do thời tiết nắng ấm. Tại các chợ Thành Công (Ba Đình), Thái Thịnh (Đống Đa), chợ Hà Đông... nếu như cận Tết giá một củ su hào là 8.000-10.000 đồng thì hiện tại chỉ còn 3.000-4.000 đồng.
Anh Đạt, chủ một cửa hàng ăn tại phố Nguyễn Khang cho biết “Tôi nhập các loại rau và thịt thì giá vẫn thế, không tăng so với trước Tết do các nơi cung cấp hàng đã hoạt động trở lại.”
Trước và ngay sau Tết Nguyên đán, hầu hết các siêu thị ở Hà Nội như: Bic C, Hapro, Fivimark… đều gia tăng các chương trình khuyến mại, giảm giá các mặt hàng thực phẩm thiết yếu như: hàng đông lạnh, rau xanh, hoa quả, gạo, dầu ăn… Phần lớn các mặt hàng này đều nằm trong chương trình bình ổn giá nên được bán trong dịp Tết với giá thấp hơn thị trường khoảng 10%.
Mặc dù siêu thị có nhiều khuyến mãi nhưng nhiều khách hàng vẫn muốn mua hàng tại các chợ lẻ vì rau tươi ngon.
“Tôi đi siêu thị thấy giá cũng hợp lý nên mua luôn để lát về đỡ phải đi chợ, nhưng dù sao tôi vẫn thích mua ở ngoài chợ hơn vì rau tươi, nhập về hàng ngày, đi lại cũng tiện lợi hơn,” Chị Lan (Láng Thượng, Đống Đa) nói.
Nhìn chung, giá cả hầu hết các mặt hàng sau dịp Tết nguyên đán có xu hướng đi xuống và ổn định hơn. Tuy nhiên, nhiều người dân vẫn lo lắng về rằng giá chỉ ổn định trong thời gian ngắn.
Theo chị Hương (Quan Hoa, Cầu Giấy) thì vài năm trở lại đây, giá cả sau Tết thường có chiều hướng tăng mạnh sau đó dừng lại và giảm dần. “Nếu ra Tết lại tăng giá xăng như năm ngoái thì tôi nghĩ giá cả sẽ không giảm nữa mà còn tiếp tục tăng cao," chị Hương lo lắng nói.
Bà Thuận, người bán rau củ quả ở chợ Nghĩa Tân cho biết giá rau ở thời điểm này đã giảm tới 30% so với thời điểm cận Tết. Một trong những nguyên nhân là do thời tiết ấm lên và yếu tố thời vụ khiến nguồn cung rau, củ ở Hà Nội đang dồi dào.
Tại thời điểm hiện tại, các loại thực phẩm như cá, thịt lợn... giá đã có chiều hướng giảm. Nếu như cận Tết, cá trắm có giá 90.000 – 120.000 đồng/kg thì sau Tết đã hạ xuống 5-10%. Duy chỉ có thịt gia cầm, giá giảm ít, và theo dự báo có thể tăng cao trở lại trong dịp Rằm tháng Giêng, sau đó mới ổn định
Chị Nguyễn Thị Thanh, kinh doanh thịt lợn tại chợ Thành Công cho biết: “Năm ngoái sau Tết là giá thịt lợn tăng nhưng năm nay thì giá vẫn ổn định, hầu như không tăng. Tết năm nay thời tiết ấm áp, nhiều hàng buôn mở hàng sớm nên nguồn cung cấp thịt rất dồi dào, nhưng đến Rằm tháng Giêng chắc giá sẽ tăng nhẹ một chút nữa do nhu cầu tăng cao.”./.
Hồng Kiều (Vietnam+)