Phát biểu tại buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Hà Giang, chiều 7/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị, Hà Giang bám sát vào Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Nghị quyết Đại hội của tỉnh và căn cứ vào khả năng của tỉnh, tập trung nguồn lực vào những ngành, lĩnh vực mang tính đột phá để phát triển bền vững.
Trong đó, Thủ tướng lưu ý tỉnh cần quan tâm chăm lo cho đời sống của đồng bào, thực hiện hiệu quả các giải pháp giảm nghèo theo hướng nhanh và bền vững gắn liền với xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, là một tỉnh vùng cao núi đá, điểm xuất phát thấp…song những năm qua Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Giang đã nỗ lực, phấn đấu và đạt được những kết quả quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội, nhất là những kết quả đạt được trong phát triển kinh tế, giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân…
Bên cạnh đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chia sẻ với Hà Giang về những khó khăn của tỉnh nhất là khó khăn về hạ tầng, địa hình hiểm trở, giao cắt, đi lại khó khăn, quy mô kinh tế nhỏ, tỷ hộ nghèo cao...
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nhấn mạnh, Hà Giang cần quan tâm hơn nữa tới hoạt động giao thương, tính toán cơ chế phát triển kinh tế biên mậu với Trung Quốc trên tinh thần hợp tác, hữu nghị, cùng có lợi và bảo vệ vững chắc biên giới, chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lưu ý Hà Giang cần làm tốt công tác quy hoạch, phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành Trung ương lựa chọn đầu xây dựng các công trình mang tính trọng điểm để làm động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Báo cáo tại buổi làm việc, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Giang, Đàm Văn Bông cho biết với quyết tâm chính trị cao, trong năm 2012, Hà Giang đã phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ của năm. Tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh năm 2012 tăng 10,78%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng (nông lâm nghiệp-thủy sản chiếm 31,98%; công nghiệp-xây dựng chiếm 29,68%; các ngành về dịch vụ chiếm 38,4%). Các thế mạnh về thủy điện, khoáng sản, du lịch từng bước được khai thác hiệu quả. Đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người năm 2011 đạt 11,1 triệu đồng/người/năm, tăng 15,43% so với năm 2011;…
Trong năm 2013, Hà Giang khẳng định quyết tâm mạnh mẽ nhằm đạt tốc độ tăng trưởng 12,5%, đưa thu nhập bình quân đầu người đạt 12 triệu đồng/năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 25,06%...Cùng với đó là tập trung thực hiện một số chương trình trọng tâm của năm 2013 như: phát triển kinh tế biên mậu gắn với đầu tư xây dựng phát triển các cửa khẩu và quy tụ dân cư biên giới; phát triển du lịch gắn với xây dựng, bảo tồn Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn; đầu tư phát triển Khu công nghiệp Bình Vàng giai đoạn 2…
Tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương đã xem xét, cho ý kiến cụ thể với các kiến nghị, đề xuất của Hà Giang về tháo gỡ khó khăn cho các huyện biên giới, vùng cao núi đá phía Bắc của tỉnh; hỗ trợ kinh phí để Hà Giang xây dựng một số hồ chứa nước sinh hoạt, đầu tư cho các công trình giao thông, thủy lợi trọng điểm; hỗ trợ kinh phí để nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng ở các chợ biên giới…/.
Trong đó, Thủ tướng lưu ý tỉnh cần quan tâm chăm lo cho đời sống của đồng bào, thực hiện hiệu quả các giải pháp giảm nghèo theo hướng nhanh và bền vững gắn liền với xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, là một tỉnh vùng cao núi đá, điểm xuất phát thấp…song những năm qua Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Giang đã nỗ lực, phấn đấu và đạt được những kết quả quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội, nhất là những kết quả đạt được trong phát triển kinh tế, giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân…
Bên cạnh đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chia sẻ với Hà Giang về những khó khăn của tỉnh nhất là khó khăn về hạ tầng, địa hình hiểm trở, giao cắt, đi lại khó khăn, quy mô kinh tế nhỏ, tỷ hộ nghèo cao...
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nhấn mạnh, Hà Giang cần quan tâm hơn nữa tới hoạt động giao thương, tính toán cơ chế phát triển kinh tế biên mậu với Trung Quốc trên tinh thần hợp tác, hữu nghị, cùng có lợi và bảo vệ vững chắc biên giới, chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lưu ý Hà Giang cần làm tốt công tác quy hoạch, phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành Trung ương lựa chọn đầu xây dựng các công trình mang tính trọng điểm để làm động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Báo cáo tại buổi làm việc, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Giang, Đàm Văn Bông cho biết với quyết tâm chính trị cao, trong năm 2012, Hà Giang đã phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ của năm. Tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh năm 2012 tăng 10,78%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng (nông lâm nghiệp-thủy sản chiếm 31,98%; công nghiệp-xây dựng chiếm 29,68%; các ngành về dịch vụ chiếm 38,4%). Các thế mạnh về thủy điện, khoáng sản, du lịch từng bước được khai thác hiệu quả. Đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người năm 2011 đạt 11,1 triệu đồng/người/năm, tăng 15,43% so với năm 2011;…
Trong năm 2013, Hà Giang khẳng định quyết tâm mạnh mẽ nhằm đạt tốc độ tăng trưởng 12,5%, đưa thu nhập bình quân đầu người đạt 12 triệu đồng/năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 25,06%...Cùng với đó là tập trung thực hiện một số chương trình trọng tâm của năm 2013 như: phát triển kinh tế biên mậu gắn với đầu tư xây dựng phát triển các cửa khẩu và quy tụ dân cư biên giới; phát triển du lịch gắn với xây dựng, bảo tồn Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn; đầu tư phát triển Khu công nghiệp Bình Vàng giai đoạn 2…
Tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương đã xem xét, cho ý kiến cụ thể với các kiến nghị, đề xuất của Hà Giang về tháo gỡ khó khăn cho các huyện biên giới, vùng cao núi đá phía Bắc của tỉnh; hỗ trợ kinh phí để Hà Giang xây dựng một số hồ chứa nước sinh hoạt, đầu tư cho các công trình giao thông, thủy lợi trọng điểm; hỗ trợ kinh phí để nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng ở các chợ biên giới…/.
Thiện Thuật (TTXVN)