Để đáp ứng nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, cũng như gắn đào tạo nghề với tạo việc làm tại chỗ và chuyển dịch cơ cấu lao động, năm 2012, thành phố Hà Nội đã đầu tư 110 tỷ đồng cho công việc này.
Theo đó, đã tổ chức dạy nghề cho 30.500 lao động nông thôn, trong đó đào tạo trình độ sơ cấp nghề (dưới 3 tháng cho 30.000 lao động); nghề nông nghiệp là 11.245 người, nghề phi nông nghiệp 15.755 người.
Đặc biệt, Hà Nội còn tổ chức các khóa đào tạo trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề cho 500 lao động nông thôn là người dân tộc thiểu số thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi, người có công với cách mạng, hộ nghèo và hộ cận nghèo.
Bên cạnh đó, thành phố còn đào tạo, bồi dưỡng cho 2.300 cán bộ, công chức cấp xã; đào tạo nghiệp vụ sư phạm dạy nghề cho khoảng 300 giáo viên.
Thực hiện mục tiêu tối thiểu 80% lao động có việc làm sau khi học nghề, Ủy ban Nhân dân thành phố yêu cầu các địa phương căn cứ quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn và nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của các doanh nghiệp, nhu cầu học nghề của lao động lựa chọn các nghề phù hợp, tăng năng suất, thu nhập cho người dân. Trong đó, đặc biệt ưu tiên các xã xây dựng nông thôn mới và các đối tượng chính sách.
Từ nay đến cuối năm, thành phố tập trung xây dựng và hoàn thành Quy hoạch phát triển mạng lưới trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề trên địa bàn thành phố đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Đồng thời, hoàn thành việc thành lập mới 4 trung tâm dạy nghề ở các huyện Mỹ Đức, Quốc Oai, Phúc Thọ, Ba Vì.
Cùng với đó, thành phố tập trung phát triển và nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề; bổ sung cán bộ chuyên trách về dạy nghề tại 14 huyện chưa có cán bộ chuyên trách; huy động các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp, các trung tâm khuyên nông - lâm - ngư nghiệp, nông dân sản xuất giỏi cùng tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn.
Để đảm bảo việc dạy nghề cũng như tạo việc làm cho lao động nông thôn có hiệu quả, thành phố yêu cầu các ngành chức năng và chính quyền các cấp phải có sự phối hợp chặt chẽ, tránh hình thức, không tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn nếu sau đào tạo không có việc làm. Đồng thời, tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát ở các cấp hàng năm, giữa kỳ và cuối kỳ./.
Theo đó, đã tổ chức dạy nghề cho 30.500 lao động nông thôn, trong đó đào tạo trình độ sơ cấp nghề (dưới 3 tháng cho 30.000 lao động); nghề nông nghiệp là 11.245 người, nghề phi nông nghiệp 15.755 người.
Đặc biệt, Hà Nội còn tổ chức các khóa đào tạo trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề cho 500 lao động nông thôn là người dân tộc thiểu số thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi, người có công với cách mạng, hộ nghèo và hộ cận nghèo.
Bên cạnh đó, thành phố còn đào tạo, bồi dưỡng cho 2.300 cán bộ, công chức cấp xã; đào tạo nghiệp vụ sư phạm dạy nghề cho khoảng 300 giáo viên.
Thực hiện mục tiêu tối thiểu 80% lao động có việc làm sau khi học nghề, Ủy ban Nhân dân thành phố yêu cầu các địa phương căn cứ quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn và nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của các doanh nghiệp, nhu cầu học nghề của lao động lựa chọn các nghề phù hợp, tăng năng suất, thu nhập cho người dân. Trong đó, đặc biệt ưu tiên các xã xây dựng nông thôn mới và các đối tượng chính sách.
Từ nay đến cuối năm, thành phố tập trung xây dựng và hoàn thành Quy hoạch phát triển mạng lưới trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề trên địa bàn thành phố đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Đồng thời, hoàn thành việc thành lập mới 4 trung tâm dạy nghề ở các huyện Mỹ Đức, Quốc Oai, Phúc Thọ, Ba Vì.
Cùng với đó, thành phố tập trung phát triển và nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề; bổ sung cán bộ chuyên trách về dạy nghề tại 14 huyện chưa có cán bộ chuyên trách; huy động các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp, các trung tâm khuyên nông - lâm - ngư nghiệp, nông dân sản xuất giỏi cùng tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn.
Để đảm bảo việc dạy nghề cũng như tạo việc làm cho lao động nông thôn có hiệu quả, thành phố yêu cầu các ngành chức năng và chính quyền các cấp phải có sự phối hợp chặt chẽ, tránh hình thức, không tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn nếu sau đào tạo không có việc làm. Đồng thời, tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát ở các cấp hàng năm, giữa kỳ và cuối kỳ./.
Phương Anh (TTXVN)