Sáng 24/1, Diễn đàn công nghiệp ô tô ASEAN lần thứ 12 đã khai mạc tại Hà Nội với sự tham gia của các đại biểu đến từ 9 nước ASEAN, Liên đoàn ôtô ASEAN, Ban Thư ký ASEAN và Bộ Kinh tế, thương mại và công nghiệp Nhật Bản (METI).
Các đại biểu tập trung thảo luận các vấn về triển khai các cam kết trong trong ngành công nghiệp ô tô theo khuôn khổ Hiệp định tự do thương mại ASEAN (AFTA), việc cải thiện thủ tục hải quan trong ASEAN; các vấn đề về tiêu chuẩn hóa và hài hòa hóa ngành công nghiệp ôtô ASEAN cũng như các vấn đề về sử dụng nhiên liệu sinh học thay thế xăng dầu nhằm hạn chế thấp nhất ô nhiễm môi trường.
Đây cũng chính là các vấn đề mà ngành công nghiệp ôtô ASEAN đang rất quan tâm trong quá trình phát triển để có thể tăng cường hợp tác nội khối và đủ sức cạnh tranh vươn ra ngoài khu vực.
Theo Vụ trưởng Vụ sản xuất ôtô (METI) Nhật Bản Shigeaki Tanaka, ASEAN là thị trường đầy tiềm năng cho phát triển công nghiệp ôtô. Là một trong những nước có ngành công nghiệp sản xuất ôtô lớn nhất thế giới, các doanh nghiệp Nhật Bản đã đầu tư từ rất sớm các nhà máy sản xuất phụ từng và lắp ráp ôtô tại nhiều nước ASEAN; trong đó có Việt Nam.
Việc hợp tác đầu tư này là khá hiệu quả và có thể nâng cao sức cạnh tranh của ngành công nghiệp ôtô ASEAN-Nhật Bản với các cường quốc sản xuất ôtô khác trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc...
Phát biểu tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang cho biết: Theo Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn năm 2030, Việt Nam sẽ xây dựng ngành công nghiệp ôtô thành ngành công nghiệp quan trọng có khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và hướng tới xuất khẩu trong khu vực và ra thế giới.
Trước mắt, ngành công nghiệp ôtô Việt Nam sẽ tập trung phát triển ngành công nghiệp phụ trợ; ưu tiên hợp tác với các hãng ôtô nổi tiếng và các nước trong khối ASEAN nhằm tăng tính liên kết và nâng cao chuỗi giá trị. Đặc biệt, Việt Nam khuyến khích phát triển các loại xe thân thiện môi trường, sử dụng nhiên liệu sạch nhằm thay thế 5% lượng nhiên liệu truyền thống đến năm 2020.
Ra đời gần 30 năm trước nhưng cho đến nay, ngành công nghiệp ôtô Việt Nam vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của thị trường nội địa với hơn 87 triệu dân. Hiện tỷ lệ người Việt Nam có xe ôtô rất thấp với 15 xe ôtô/1.000 dân.
Bên cạnh đó, ngành công nghiệp ôtô Việt Nam còn đối mặt với nhiều thách thức như hạ tầng giao thông yếu kém, không đủ chỗ đỗ xe, tắc đường. Đặc biệt, khả năng cạnh tranh của ngành sản xuất ôtô trong nước còn thấp với giá thành xe ôtô lắp ráp trong nước cao gấp đôi so với các nước khác.
Trong khi đó, theo lộ trình thực hiện AFTA, mức thuế suất thuế nhập khẩu xe ôtô của Việt Nam sẽ từ mức khoảng 80% (với xe dưới 10 chỗ và trên 10 chỗ) như hiện nay xuống còn 0% vào năm 2018.
Diễn đàn này kết thúc ngày 25/1./.
Các đại biểu tập trung thảo luận các vấn về triển khai các cam kết trong trong ngành công nghiệp ô tô theo khuôn khổ Hiệp định tự do thương mại ASEAN (AFTA), việc cải thiện thủ tục hải quan trong ASEAN; các vấn đề về tiêu chuẩn hóa và hài hòa hóa ngành công nghiệp ôtô ASEAN cũng như các vấn đề về sử dụng nhiên liệu sinh học thay thế xăng dầu nhằm hạn chế thấp nhất ô nhiễm môi trường.
Đây cũng chính là các vấn đề mà ngành công nghiệp ôtô ASEAN đang rất quan tâm trong quá trình phát triển để có thể tăng cường hợp tác nội khối và đủ sức cạnh tranh vươn ra ngoài khu vực.
Theo Vụ trưởng Vụ sản xuất ôtô (METI) Nhật Bản Shigeaki Tanaka, ASEAN là thị trường đầy tiềm năng cho phát triển công nghiệp ôtô. Là một trong những nước có ngành công nghiệp sản xuất ôtô lớn nhất thế giới, các doanh nghiệp Nhật Bản đã đầu tư từ rất sớm các nhà máy sản xuất phụ từng và lắp ráp ôtô tại nhiều nước ASEAN; trong đó có Việt Nam.
Việc hợp tác đầu tư này là khá hiệu quả và có thể nâng cao sức cạnh tranh của ngành công nghiệp ôtô ASEAN-Nhật Bản với các cường quốc sản xuất ôtô khác trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc...
Phát biểu tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang cho biết: Theo Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn năm 2030, Việt Nam sẽ xây dựng ngành công nghiệp ôtô thành ngành công nghiệp quan trọng có khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và hướng tới xuất khẩu trong khu vực và ra thế giới.
Trước mắt, ngành công nghiệp ôtô Việt Nam sẽ tập trung phát triển ngành công nghiệp phụ trợ; ưu tiên hợp tác với các hãng ôtô nổi tiếng và các nước trong khối ASEAN nhằm tăng tính liên kết và nâng cao chuỗi giá trị. Đặc biệt, Việt Nam khuyến khích phát triển các loại xe thân thiện môi trường, sử dụng nhiên liệu sạch nhằm thay thế 5% lượng nhiên liệu truyền thống đến năm 2020.
Ra đời gần 30 năm trước nhưng cho đến nay, ngành công nghiệp ôtô Việt Nam vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của thị trường nội địa với hơn 87 triệu dân. Hiện tỷ lệ người Việt Nam có xe ôtô rất thấp với 15 xe ôtô/1.000 dân.
Bên cạnh đó, ngành công nghiệp ôtô Việt Nam còn đối mặt với nhiều thách thức như hạ tầng giao thông yếu kém, không đủ chỗ đỗ xe, tắc đường. Đặc biệt, khả năng cạnh tranh của ngành sản xuất ôtô trong nước còn thấp với giá thành xe ôtô lắp ráp trong nước cao gấp đôi so với các nước khác.
Trong khi đó, theo lộ trình thực hiện AFTA, mức thuế suất thuế nhập khẩu xe ôtô của Việt Nam sẽ từ mức khoảng 80% (với xe dưới 10 chỗ và trên 10 chỗ) như hiện nay xuống còn 0% vào năm 2018.
Diễn đàn này kết thúc ngày 25/1./.
Nguyễn Kim Anh (TTXVN/Vietnam+)