Theo ông Nguyễn Văn Sửu, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, hiện thành phố và các doanh nghiệp đã chuẩn bị đủ các mặt hàng và cùng với sự hỗ trợ của 11 tỉnh giáp ranh nên chắc chắn thành phố sẽ không để thiếu hàng, sốt giá trước, trong và sau Tết Nguyên đán.
Thông tin trên được đưa ra tại buổi làm việc giữa Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội với lãnh đạo Bộ Công Thương về đảm bảo cung cầu hàng hóa, bình ổn thị trường năm 2011 vào chiều ngày 20/12.
Đảm bảo đủ hàng thiết yếu
Theo báo cáo của Sở Công Thương Hà Nội, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ của thành phố trong tháng Tết Nhâm Thìn sẽ tăng khoảng 20%-25% so với các tháng trong năm, ước đạt khoảng 24.000 tỷ đồng/tháng, nhu cầu tiêu thụ lương thực, thực phẩm trên địa bàn thành phố sẽ tăng cao trong thời điểm Noel, Tết dương lịch và Tết Nguyên đán tới đây.
Cụ thể, lương thực khoảng 65 nghìn tấn/tháng, thịt lợn khoảng 12 nghìn tấn, thịt gia cầm khoảng 6 nghìn tấn. Với mức tăng như vậy, tổng sản lượng thịt gà, vịt từ các doanh nghiệp, hợp tác xã và các hộ dân trên địa bàn sẽ đáp ứng khoảng 62% lượng thịt tiêu thụ trên thị trường, lượng thịt còn lại được nhập từ các địa phương khác. Nhu cầu về rau, củ, quả tháng Tết dự kiến lên 90 nghìn tấn, bánh mứt kẹo các loại khoảng 1.500 tấn...
Ông Lê Hồng Thăng, Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, đến thời điểm này, công tác chuẩn bị nguồn hàng cho các dịp lễ, Tết cơ bản đã hoàn tất. Thành phố cũng yêu cầu các doanh nghiệp chủ động khai thác hàng hoá nông sản, thực phẩm, các mặt hàng đặc sản truyền thống từ các tỉnh, đảm bảo dự trữ hàng hoá có chất lượng, đa dạng, phong phú phục vụ nhu cầu của người dân Hà Nội, không để xảy ra tình trạng khan hiếm hàng, giá cả bị đẩy lên cao.
Tại các điểm bán hàng bình ổn, hàng hóa đều được niêm yết giá rõ ràng, 15 doanh nghiệp tham gia bán hàng bình ổn đã tổ chức bán hàng tại 665 điểm, gấp đôi so với năm 2010, trong đó 304 điểm bán hàng ở khu vực ngoại thành, tăng gấp 4 lần so với năm ngoài và 68 điểm bán hàng tại các chợ truyền thống, 6 điểm bán hàng tại các khu công nghiệp và đưa hàng bình ổn tới 50 bếp ăn tập thể của các trường học, các công ty trên địa bàn để phục vụ khoảng 25.000 đối tượng thu nhập thấp.
Theo bà Mai Khuê Anh, Giám đốc điều hành Tổng công ty thương mại Hà Nội, doanh nghiệp này đã tổ chức các điểm kinh doanh theo mô hình lưu động và chợ Tết, đồng thời các siêu thị và cửa hàng trong hệ thống Hapro sẽ mở cửa bán hàng đến 22 giờ tối ngày 30 Tết âm lịch và ngày mồng 4 Tết cũng sẽ mở cửa bán hàng bình thường phục vụ nhu cầu của người dân.
Tổng lượng hàng hóa dự trữ cũng lên đến 905 tỷ đồng, tăng 15% so với Tết Nguyên đán năm 2011, các sản phẩm truyền thống như: bánh trưng, giò, rượu vang của Công ty Thăng Long, rượu Vodka, cùng nhiều loại bánh mứt kẹo của các hãng nôi tiếng trong nước, như Kinh Đô, Bibica, Hương Việt, Hải Hà… đều được chuẩn bị đầy đủ.
Trong khi đó, phía công ty Nhất Nam, đơn vị chủ quản của hệ thống siêu thị Fivimart cũng cho biết, với 13 điểm lớn ở Hà Nội thì Fivimart cũng dành số vốn đối ứng gần 300 tỷ để tăng thêm 30% lượng hàng dự trữ so với mọi năm.
Bà Vũ Thị Hậu, Phó Tổng Giám đốc hệ thống siêu thị Fivimart cho hay, công ty sẽ mở cửa từ 7h30 và hết khách mới đóng cửa, giá cả các mặt hàng đều được niêm yết công khai, còn những mặt hàng thực phẩm tươi sống công ty cũng ký với nhà cung cấp để vừa đảm bảo về nguồn và giá.
Thành phố cũng cấp phép cho các doanh nghiệp xăng dầu đảm bảo nguồn hàng trong mọi tình huống. Theo dự tính của Công ty Xăng dầu khu vực I, hiện đơn vị này đã dự trữ 40.000 mét khối tấn xăng dầu các loại để đáp ứng nhu cầu đi lại trong dịp Tết, trong đó cung cấp cho Hà Nội khoảng 1.000 mét khối tấn/ngày và 3.000 mét khối tấn/ngày cho các tỉnh khác.
"Công ty cũng cam kết đảm bảo chất lượng và số lượng và theo quy luật hàng năm thì giá xăng trong dịp Tết sẽ không tăng," ông Trần Đắc Xuân, Giám đốc Công ty Xăng dầu khu vực I, cho biết.
Không để sốt giá "tâm lý"
Theo tính toán của các chuyên gia, thì nhu cầu dịp Tết thường tăng từ 15%-30%, để tránh tình trạng tăng giá bất hợp lý, lãnh đạo Bộ Công thương cũng đề nghị thành phố động viên doanh nghiệp kéo dài thời gian mở cửa để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân, tránh để thị trường khan hiếm giả tạo để đẩy giá lên cao.
Bộ cũng yêu cầu các doanh nghiệp thương mại làm việc với nhà cung cấp để có nguồn hàng dồi dào và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, với giá cả ổn định và tạo ra sự liên kết trong chuỗi cung ứng sản phẩm. Tăng cường ứng trực quản lý thị trường 24/24h để kiểm soát thị trường và xử lý những hành vi gian dối ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng.
Báo cáo của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội cũng cho thấy, đến thời điểm hiện tại, công tác dự trữ các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu Tết của người dân Thủ đô cơ bản hoàn tất, nhiều mặt hàng thực phẩm như thịt lợn, thịt gà, trứng gia cầm... cũng dự trữ đầy đủ, hơn nữa Sở đã quy hoạch trên 100 nghìn ha rau xanh để phục vụ nhu cầu người dân trong dịp Tết.
Sở Công Thương Hà Nội cũng chỉ đạo các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn giá của thành phố dự trữ và bán ra trên thị trường những nhóm mặt hàng thiết yếu như: gạo, thịt lợn, thịt gà, thịt vịt; trứng gia cầm... với tổng số tiền 475 tỷ đồng để phục vụ nhu cầu mua sắm của nhân dân.
Các doanh nghiệp đảm bảo hàng hóa đầy đủ tại hơn 560 điểm bán hàng bình ổn giá, mở rộng thêm các điểm bán bình ổn giá trong dịp lễ, Tết, góp phần ổn định giá cả 9 nhóm hàng tiêu dùng thiết yếu trong danh mục hàng bình ổn giá của thành phố.
"Thành phố đã chi gần 475 tỷ đồng để dự trữ hàng hóa và bình ổn thị trường. Bên cạnh đó, để tránh sốt giá do tâm lý, các lực lượng quản lý thị trường, công an thành phố liên tục ra quân kiểm tra hàng hóa trong dịp này," Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội nhấn mạnh./.
Thông tin trên được đưa ra tại buổi làm việc giữa Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội với lãnh đạo Bộ Công Thương về đảm bảo cung cầu hàng hóa, bình ổn thị trường năm 2011 vào chiều ngày 20/12.
Đảm bảo đủ hàng thiết yếu
Theo báo cáo của Sở Công Thương Hà Nội, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ của thành phố trong tháng Tết Nhâm Thìn sẽ tăng khoảng 20%-25% so với các tháng trong năm, ước đạt khoảng 24.000 tỷ đồng/tháng, nhu cầu tiêu thụ lương thực, thực phẩm trên địa bàn thành phố sẽ tăng cao trong thời điểm Noel, Tết dương lịch và Tết Nguyên đán tới đây.
Cụ thể, lương thực khoảng 65 nghìn tấn/tháng, thịt lợn khoảng 12 nghìn tấn, thịt gia cầm khoảng 6 nghìn tấn. Với mức tăng như vậy, tổng sản lượng thịt gà, vịt từ các doanh nghiệp, hợp tác xã và các hộ dân trên địa bàn sẽ đáp ứng khoảng 62% lượng thịt tiêu thụ trên thị trường, lượng thịt còn lại được nhập từ các địa phương khác. Nhu cầu về rau, củ, quả tháng Tết dự kiến lên 90 nghìn tấn, bánh mứt kẹo các loại khoảng 1.500 tấn...
Ông Lê Hồng Thăng, Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, đến thời điểm này, công tác chuẩn bị nguồn hàng cho các dịp lễ, Tết cơ bản đã hoàn tất. Thành phố cũng yêu cầu các doanh nghiệp chủ động khai thác hàng hoá nông sản, thực phẩm, các mặt hàng đặc sản truyền thống từ các tỉnh, đảm bảo dự trữ hàng hoá có chất lượng, đa dạng, phong phú phục vụ nhu cầu của người dân Hà Nội, không để xảy ra tình trạng khan hiếm hàng, giá cả bị đẩy lên cao.
Tại các điểm bán hàng bình ổn, hàng hóa đều được niêm yết giá rõ ràng, 15 doanh nghiệp tham gia bán hàng bình ổn đã tổ chức bán hàng tại 665 điểm, gấp đôi so với năm 2010, trong đó 304 điểm bán hàng ở khu vực ngoại thành, tăng gấp 4 lần so với năm ngoài và 68 điểm bán hàng tại các chợ truyền thống, 6 điểm bán hàng tại các khu công nghiệp và đưa hàng bình ổn tới 50 bếp ăn tập thể của các trường học, các công ty trên địa bàn để phục vụ khoảng 25.000 đối tượng thu nhập thấp.
Theo bà Mai Khuê Anh, Giám đốc điều hành Tổng công ty thương mại Hà Nội, doanh nghiệp này đã tổ chức các điểm kinh doanh theo mô hình lưu động và chợ Tết, đồng thời các siêu thị và cửa hàng trong hệ thống Hapro sẽ mở cửa bán hàng đến 22 giờ tối ngày 30 Tết âm lịch và ngày mồng 4 Tết cũng sẽ mở cửa bán hàng bình thường phục vụ nhu cầu của người dân.
Tổng lượng hàng hóa dự trữ cũng lên đến 905 tỷ đồng, tăng 15% so với Tết Nguyên đán năm 2011, các sản phẩm truyền thống như: bánh trưng, giò, rượu vang của Công ty Thăng Long, rượu Vodka, cùng nhiều loại bánh mứt kẹo của các hãng nôi tiếng trong nước, như Kinh Đô, Bibica, Hương Việt, Hải Hà… đều được chuẩn bị đầy đủ.
Trong khi đó, phía công ty Nhất Nam, đơn vị chủ quản của hệ thống siêu thị Fivimart cũng cho biết, với 13 điểm lớn ở Hà Nội thì Fivimart cũng dành số vốn đối ứng gần 300 tỷ để tăng thêm 30% lượng hàng dự trữ so với mọi năm.
Bà Vũ Thị Hậu, Phó Tổng Giám đốc hệ thống siêu thị Fivimart cho hay, công ty sẽ mở cửa từ 7h30 và hết khách mới đóng cửa, giá cả các mặt hàng đều được niêm yết công khai, còn những mặt hàng thực phẩm tươi sống công ty cũng ký với nhà cung cấp để vừa đảm bảo về nguồn và giá.
Thành phố cũng cấp phép cho các doanh nghiệp xăng dầu đảm bảo nguồn hàng trong mọi tình huống. Theo dự tính của Công ty Xăng dầu khu vực I, hiện đơn vị này đã dự trữ 40.000 mét khối tấn xăng dầu các loại để đáp ứng nhu cầu đi lại trong dịp Tết, trong đó cung cấp cho Hà Nội khoảng 1.000 mét khối tấn/ngày và 3.000 mét khối tấn/ngày cho các tỉnh khác.
"Công ty cũng cam kết đảm bảo chất lượng và số lượng và theo quy luật hàng năm thì giá xăng trong dịp Tết sẽ không tăng," ông Trần Đắc Xuân, Giám đốc Công ty Xăng dầu khu vực I, cho biết.
Không để sốt giá "tâm lý"
Theo tính toán của các chuyên gia, thì nhu cầu dịp Tết thường tăng từ 15%-30%, để tránh tình trạng tăng giá bất hợp lý, lãnh đạo Bộ Công thương cũng đề nghị thành phố động viên doanh nghiệp kéo dài thời gian mở cửa để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân, tránh để thị trường khan hiếm giả tạo để đẩy giá lên cao.
Bộ cũng yêu cầu các doanh nghiệp thương mại làm việc với nhà cung cấp để có nguồn hàng dồi dào và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, với giá cả ổn định và tạo ra sự liên kết trong chuỗi cung ứng sản phẩm. Tăng cường ứng trực quản lý thị trường 24/24h để kiểm soát thị trường và xử lý những hành vi gian dối ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng.
Báo cáo của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội cũng cho thấy, đến thời điểm hiện tại, công tác dự trữ các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu Tết của người dân Thủ đô cơ bản hoàn tất, nhiều mặt hàng thực phẩm như thịt lợn, thịt gà, trứng gia cầm... cũng dự trữ đầy đủ, hơn nữa Sở đã quy hoạch trên 100 nghìn ha rau xanh để phục vụ nhu cầu người dân trong dịp Tết.
Sở Công Thương Hà Nội cũng chỉ đạo các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn giá của thành phố dự trữ và bán ra trên thị trường những nhóm mặt hàng thiết yếu như: gạo, thịt lợn, thịt gà, thịt vịt; trứng gia cầm... với tổng số tiền 475 tỷ đồng để phục vụ nhu cầu mua sắm của nhân dân.
Các doanh nghiệp đảm bảo hàng hóa đầy đủ tại hơn 560 điểm bán hàng bình ổn giá, mở rộng thêm các điểm bán bình ổn giá trong dịp lễ, Tết, góp phần ổn định giá cả 9 nhóm hàng tiêu dùng thiết yếu trong danh mục hàng bình ổn giá của thành phố.
"Thành phố đã chi gần 475 tỷ đồng để dự trữ hàng hóa và bình ổn thị trường. Bên cạnh đó, để tránh sốt giá do tâm lý, các lực lượng quản lý thị trường, công an thành phố liên tục ra quân kiểm tra hàng hóa trong dịp này," Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội nhấn mạnh./.
Đức Duy (Vietnam+)