Hai công nhân Trung Quốc bị bắt cóc ở Trung Phi

Cảnh sát Trung Phi cho biết 2 công dân Trung Quốc làm việc tại một dự án đường xá ở nước này đã bị bắt cóc cách đây 3 tuần.
AFP dẫn nguồn tin cảnh sát cho biết, hai công dân Trung Quốc đang làm việc trong một dự án cầu đường ở nước Cộng hòa Trung Phi đã bị bắt cóc cách đây 3 tuần tại khu vực biên giới giáp Cameroon. Nguồn tin này cho hay các tay súng đã bắt những người Trung Quốc sau khi xả súng vào một trạm gác ở Garoua-Boulai phía Đông Cameroon đêm 23 rạng ngày 24/9. Vào thời điểm xảy ra vụ tấn công, truyền hình nhà nước Cameroon cũng đã thông báo rằng “quân phiến loạn có vũ trang” đã thực hiện vụ đột kích, giết chết 2 người trong đó có chỉ huy trạm gác. Một trong những kẻ tấn công cũng bị phát hiện đã chết cách hiện trường 20km sau khi chiếc xe thực hiện vụ tấn công tháo chạy. Cảnh sát cho biết hai công dân Trung Quốc bị bắt cóc nói trên đang làm việc ở con đường nối thị trấn Bouar thuộc Trung Phi với đường biên giới. Nguồn tin cũng cho biết một Bộ trưởng và một chỉ huy quân đội Trung Phi và người phát ngôn của Quốc hội đã tới khu vực phía Tây đất nước để điều tra vụ việc. Hiện chưa có phe nhóm nào nhận trách nhiệm vụ đột kích nói trên và cảnh sát cũng chưa xác định được bất cứ nghi phạm nào. Khu vực tây bắc nước Cộng hòa Trung Phi có rất nhiều nhóm vũ trang hoành hành, tiến hành các vụ bắt cóc, săn trộm.
Hai công nhân Trung Quốc bị bắt cóc ở Trung Phi ảnh 1
Công nhân Trung Quốc làm việc tại châu Phi (Ảnh minh họa: China Daily)
Trước đó, AFP hôm 8/10 cũng đưa tin các tay súng đã bắn chết một công nhân Trung Quốc làm việc tại một dự án xây dựng ở khu vực đông bắc Nigeria, và vụ tấn công có thể do nhóm Hồi giáo cực đoan Boko Haram tiến hành./.
A.Q (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Tro bụi phun lên từ núi lửa Semeru, nhìn từ Lumajang, Đông Java, Indonesia. (Ảnh: THX/TTXVN)

Indonesia: Núi lửa Semeru phun trào 4 lần trong ngày

Núi lửa Semeru, cao 3.676 mét, nằm ở ranh giới giữa các huyện Lumajang và Malang, hiện đang ở trình trạng báo động cấp 2 khi phun trào 4 lần trong ngày với cột tro bụi cao tới 800m từ đỉnh núi.

Ông Cao Văn Thành, thương binh 1/4 thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. (Ảnh: Việt Đức/TTXVN)

Lời hẹn ước sắt son cho Tổ quốc đứng lên

Giữa sự khốc liệt của chiến tranh có những tình yêu đôi lứa với nhiều cung bậc cảm xúc, không chỉ là hẹn ước sắt son, mà đó còn là lý tưởng, triết lý sống của thế hệ thanh niên đấu tranh giữ nước.

Phi công Hoàng Biểu (giữa) cùng đồng đội. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

Những phi công anh hùng sống chết cho đất nước

Với nhiều phi công, khi chiến thắng trở về ai cũng cảm nhận sâu sắc nỗi đau khi đồng đội và chiếc MiG thân yêu của họ không còn, nhưng khát vọng thống nhất còn cháy bỏng hơn lò lửa chiến tranh.