Ngày 9/2, tòa án Eschweiler (Đức) đã tuyên bố trắng án cho hai nhà báo Hà Lan từng bị cáo buộc đã bí mật ghi hình phỏng vấn một cựu thành viên của phátxít trước đây.
Trước đó, hai nhà báo của chương trình Een Vandaag đã phải đối mặt với án ba năm tù giam sau khi ghi lại đoạn phỏng vấn với một thành viên của quân đội phátxít bằng một chiếc camera giấu kín, điều này đã vi phạm điều luật về quyền riêng tư ở Đức.
Ông Jelle Visser, một trong hai nhà báo, vui mừng cho biết: "Đó là chiến thắng của tự do của báo chí. Chúng tôi cho rằng vấn đề lớn hơn chính là việc Heinrich Boere (thành viên của quân đội phátxít nói trên) đã sống 60 năm trong yên bình sau khi đã giết nhiều người. Do vậy, chúng tôi quyết định ghi lại vụ phỏng vấn bằng một chiếc camera ẩn giấu."
Heinrich Boere người đã bị xử chung thân vào tháng 12 năm ngoái sau khi bị kết tội đã bắn chết ba thường dân ở Hà Lan khi quân đội phátxít chiếm đóng nước này vào năm 1944.
Trong phiên xét xử, Boere cho rằng mình là một thành viên của đội đặc nhiệm của quân phátxít nên việc phải hạ sát những thành viên của lực lượng kháng chiến của Hà Lan là điều khó tránh khỏi. Bởi nếu từ chối làm điều đó thì ông ta sẽ bị đưa vào trại tập trung./.
Trước đó, hai nhà báo của chương trình Een Vandaag đã phải đối mặt với án ba năm tù giam sau khi ghi lại đoạn phỏng vấn với một thành viên của quân đội phátxít bằng một chiếc camera giấu kín, điều này đã vi phạm điều luật về quyền riêng tư ở Đức.
Ông Jelle Visser, một trong hai nhà báo, vui mừng cho biết: "Đó là chiến thắng của tự do của báo chí. Chúng tôi cho rằng vấn đề lớn hơn chính là việc Heinrich Boere (thành viên của quân đội phátxít nói trên) đã sống 60 năm trong yên bình sau khi đã giết nhiều người. Do vậy, chúng tôi quyết định ghi lại vụ phỏng vấn bằng một chiếc camera ẩn giấu."
Heinrich Boere người đã bị xử chung thân vào tháng 12 năm ngoái sau khi bị kết tội đã bắn chết ba thường dân ở Hà Lan khi quân đội phátxít chiếm đóng nước này vào năm 1944.
Trong phiên xét xử, Boere cho rằng mình là một thành viên của đội đặc nhiệm của quân phátxít nên việc phải hạ sát những thành viên của lực lượng kháng chiến của Hà Lan là điều khó tránh khỏi. Bởi nếu từ chối làm điều đó thì ông ta sẽ bị đưa vào trại tập trung./.
Trà My (Vietnam+)