Ngày 12/10, tại thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng lãnh đạo các bộ, ngành chức năng đã có buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt các tỉnh Đồng Tháp, An Giang và Long An về tình hình lũ lụt và các giải pháp khắc phục hậu quả do lũ lụt gây ra.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, lũ lụt là quy luật tự nhiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và khu vực bị ảnh hưởng nặng nền nhất của vùng là Tứ Giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười.
Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, mục tiêu chúng ta đề ra là phải chung sống với lũ, điều đó có nghĩa khi lũ về cuộc sống sinh hoạt của cư dân vẫn phải được đảm bảo an toàn, bền vững; phải giảm thiểu tối đa số người bị, chết mất tích; số nhà dân, trạm xá, các công trình phúc lợi xã hội bị ngập lụt, do mưa lũ…Để làm được điều này, mục tiêu sản xuất hiệu quả, trong đó có khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của vùng về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng thủy hải sản… đã được đề ra.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, so với trận lũ lịch sử năm 2000, trong trận lũ năm nay chúng ta cơ bản đạt được yêu cầu theo mục tiêu đề ra là hạn chế được số lượng người chết và mất tích; nhà ở bị ngập lụt ở mức thấp hơn nhiều so với trận lũ năm lịch sử 2000, đi liền với đó, diện tích lúa bị mất trắng cũng thấp hơn so với năm 2000; cụm tuyến dân cư vượt lũ được xây dựng ngày càng phát huy tác dụng…
Những kết quả đạt được ở vùng đất đặc thù này trong phát triển kinh tế-xã hội là khá rõ, trên cơ sở so sánh với mục tiêu và yêu cầu đặt ra về ổn định đời sống dân cư, thâm canh sản xuất, thúc đẩy phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản…, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận định.
Đánh giá cao nỗ lực của các tỉnh vùng Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên trong đối phó với lũ lụt, xây dựng cuộc sống an toàn, bền vững cho cư dân theo phương châm sống chung với lũ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các địa phương trong vùng cần hết sức quan tâm tới việc đảm bảo tính mạng của nhân dân, nhất là trẻ em, có các biện pháp tuyên truyền, nhắc nhở các gia đình làm tốt công tác giữ trẻ, đồng thời duy trì, mở rộng các điểm giữ trẻ ở khu dân cư nhằm hạn chế tối đa thiệt hại về người do lũ lụt gây ra.
Cùng với đó, Thủ tướng lưu ý các địa phương cần hết sức chú ý tới việc chăm sóc sức khỏe y tế cho nhân dân, chăm lo cho công tác dạy và học, không để mưa lũ làm ảnh hướng tới chất lượng giáo dục đào tạo.
Trong sản xuất, Thủ tướng yêu cầu phải bảo vệ tối đa các diện tích lúa chưa bị ngập, theo đó cần tiếp tục gia cố thêm hệ thống đê bao bảo vệ ruộng đồng, chống xạc lở ở những tuyến đê đập xung yếu; chuẩn bị tốt lượng giống vốn về cây trồng, vật nuôi để tái sản xuất sau mưa lũ. Quan tâm hỗ trợ, chăm lo đời tốt cho sống người dân trong vùng nhất là những gia đình có nhà bị ngập, những hộ nghèo, người neo đơn…
Thủ tướng đề nghị các địa phương tiếp tục thực hiện tốt công tác quy hoạch, xây dựng cụm tuyến dân cư vượt lũ; quan tâm hơn nữa tới việc củng cố hệ thống đê, đập, các công trình thủy lợi; quy hoạch lại sản xuất, xác định rõ vùng nào có thể sản xuất được 3 vụ, vùng nào thuận lợi cho nuôi trồng thủy hải sản… theo đó, thực hiện hiệu quả các giải pháp theo phương châm sống chung vỡi lũ và thích ứng tốt nhất với thiên nhiên.
Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tiếp tục nghiên cứu hệ thống cấp thoát nước cho vùng Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên theo hướng rà soát lại quy hoạch thủy lợi, tưới tiêu, đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp phát triển hiệu quả, bền vững. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cho ý kiến của các địa phương về việc đề nghị Trung ương hỗ trợ kinh phí cho việc gia cố, làm bờ đập, đê trọng yếu để bảo cư dân, bảo vệ lúa và các diện tích nuôi trồng thủy hải sản; kinh phí hỗ trợ về giống vốn đối với những diện tích gieo trồng lúa bị mất trắng; hỗ trợ cho các hộ nghèo có nhà bị ngập…
Mùa mưa lũ năm nay, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã hết sức nỗ lực trong đối phó với lũ, nhất là thực hiện nghiêm túc Công điện của Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo Phòng, chống Lụt bão Trung ương; chỉ đạo của các cấp, các ngành về việc triển khai đối phó với mưa lũ.
Các tỉnh đã huy động lực lượng cán bộ, chiến sĩ và nhân dân và huy động vật tư, phương tiện để gia cố bờ bao, bơm tiêu úng, bảo vệ lúa Thu-Đông, đồng thời tổ chức di dân khỏi vùng ngập sâu và vùng có nguy cơ sạt lở cao; tổ chức tốt các điểm trông giữ trẻ, bố trí các chốt tìm kiếm cứu nạn, hướng dẫn giao thông…
Tuy nhiên, lũ lụt cũng đã gây ra những thiệt hại đáng kể đối với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Từ đầu mùa lũ đến nay theo thống kê đã có 34 người bị chết, gần 60.000 ngôi nhà bị ngập nước, diện tích lúa và hoa màu bị thiệt hại và ngập úng là trên 27.000ha, chiều dài đê, bờ bao bị hư hại là gần 958km, chiều dài quốc lộ, tỉnh lộ bị cuối trôi và sạt lở khoảng 5.500m…
Các địa phương Long An, Đồng Tháp, An Giang kiến nghị Chính phủ có chủ trương, chỉ đạo hỗ trợ từ ngân sách Trung ương kinh phí cho các địa phương phục hồi sau lũ hệ thống kênh mương, bờ bao, giao thông, nông thôn, trạm y tế xã, bệnh viện…Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tiếp tục theo dõi, nghiên cứu hoàn chỉnh hệ thống tiêu thoát lũ vùng Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên và hỗ trợ giống vốn để tái sản xuất vụ Đông-Xuân 2011-2012…
Trước buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt các tỉnh vùng lũ Đồng bằng sông Cửu Long, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng lãnh đạo các bộ, ngành chức năng đã đi kiểm tra, thị sát chung tình hình lũ lụt bằng máy bay trực thăng tại một số huyện của 3 tỉnh thuộc vùng lũ đầu nguồn là Long An, Đồng Tháp và An Giang.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng đoàn công tác đã đi thị sát bằng ca nô tại các cụm tuyến dân cư vượt lũ, các xã bị ngập sâu trong lũ tại thị xã Châu Đốc và thị xã Tân Châu (An Giang) và thị xã Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp).
Tại đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tới động viên, thăm hỏi lực lượng vũ trang, dân phòng, nhân dân xã Tân An đang gia cố bờ đặp bị sạt lở của kênh Bẩy Xã; thăm Trạm Y tế và trường tiểu học xã Phú Lộc đồng thời, kiểm tra khu vực sạt lở một đoạn đê sông Tiền tại xã Long Thuận và tới thăm hỏi, động viên cán bộ, chiến sỹ đang tiến hành gia cố bờ bao bảo vệ sản xuất lúa của kênh Ba Ánh tại xã An Bình B của thị xã Hồng Ngự./.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, lũ lụt là quy luật tự nhiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và khu vực bị ảnh hưởng nặng nền nhất của vùng là Tứ Giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười.
Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, mục tiêu chúng ta đề ra là phải chung sống với lũ, điều đó có nghĩa khi lũ về cuộc sống sinh hoạt của cư dân vẫn phải được đảm bảo an toàn, bền vững; phải giảm thiểu tối đa số người bị, chết mất tích; số nhà dân, trạm xá, các công trình phúc lợi xã hội bị ngập lụt, do mưa lũ…Để làm được điều này, mục tiêu sản xuất hiệu quả, trong đó có khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của vùng về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng thủy hải sản… đã được đề ra.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, so với trận lũ lịch sử năm 2000, trong trận lũ năm nay chúng ta cơ bản đạt được yêu cầu theo mục tiêu đề ra là hạn chế được số lượng người chết và mất tích; nhà ở bị ngập lụt ở mức thấp hơn nhiều so với trận lũ năm lịch sử 2000, đi liền với đó, diện tích lúa bị mất trắng cũng thấp hơn so với năm 2000; cụm tuyến dân cư vượt lũ được xây dựng ngày càng phát huy tác dụng…
Những kết quả đạt được ở vùng đất đặc thù này trong phát triển kinh tế-xã hội là khá rõ, trên cơ sở so sánh với mục tiêu và yêu cầu đặt ra về ổn định đời sống dân cư, thâm canh sản xuất, thúc đẩy phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản…, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận định.
Đánh giá cao nỗ lực của các tỉnh vùng Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên trong đối phó với lũ lụt, xây dựng cuộc sống an toàn, bền vững cho cư dân theo phương châm sống chung với lũ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các địa phương trong vùng cần hết sức quan tâm tới việc đảm bảo tính mạng của nhân dân, nhất là trẻ em, có các biện pháp tuyên truyền, nhắc nhở các gia đình làm tốt công tác giữ trẻ, đồng thời duy trì, mở rộng các điểm giữ trẻ ở khu dân cư nhằm hạn chế tối đa thiệt hại về người do lũ lụt gây ra.
Cùng với đó, Thủ tướng lưu ý các địa phương cần hết sức chú ý tới việc chăm sóc sức khỏe y tế cho nhân dân, chăm lo cho công tác dạy và học, không để mưa lũ làm ảnh hướng tới chất lượng giáo dục đào tạo.
Trong sản xuất, Thủ tướng yêu cầu phải bảo vệ tối đa các diện tích lúa chưa bị ngập, theo đó cần tiếp tục gia cố thêm hệ thống đê bao bảo vệ ruộng đồng, chống xạc lở ở những tuyến đê đập xung yếu; chuẩn bị tốt lượng giống vốn về cây trồng, vật nuôi để tái sản xuất sau mưa lũ. Quan tâm hỗ trợ, chăm lo đời tốt cho sống người dân trong vùng nhất là những gia đình có nhà bị ngập, những hộ nghèo, người neo đơn…
Thủ tướng đề nghị các địa phương tiếp tục thực hiện tốt công tác quy hoạch, xây dựng cụm tuyến dân cư vượt lũ; quan tâm hơn nữa tới việc củng cố hệ thống đê, đập, các công trình thủy lợi; quy hoạch lại sản xuất, xác định rõ vùng nào có thể sản xuất được 3 vụ, vùng nào thuận lợi cho nuôi trồng thủy hải sản… theo đó, thực hiện hiệu quả các giải pháp theo phương châm sống chung vỡi lũ và thích ứng tốt nhất với thiên nhiên.
Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tiếp tục nghiên cứu hệ thống cấp thoát nước cho vùng Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên theo hướng rà soát lại quy hoạch thủy lợi, tưới tiêu, đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp phát triển hiệu quả, bền vững. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cho ý kiến của các địa phương về việc đề nghị Trung ương hỗ trợ kinh phí cho việc gia cố, làm bờ đập, đê trọng yếu để bảo cư dân, bảo vệ lúa và các diện tích nuôi trồng thủy hải sản; kinh phí hỗ trợ về giống vốn đối với những diện tích gieo trồng lúa bị mất trắng; hỗ trợ cho các hộ nghèo có nhà bị ngập…
Mùa mưa lũ năm nay, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã hết sức nỗ lực trong đối phó với lũ, nhất là thực hiện nghiêm túc Công điện của Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo Phòng, chống Lụt bão Trung ương; chỉ đạo của các cấp, các ngành về việc triển khai đối phó với mưa lũ.
Các tỉnh đã huy động lực lượng cán bộ, chiến sĩ và nhân dân và huy động vật tư, phương tiện để gia cố bờ bao, bơm tiêu úng, bảo vệ lúa Thu-Đông, đồng thời tổ chức di dân khỏi vùng ngập sâu và vùng có nguy cơ sạt lở cao; tổ chức tốt các điểm trông giữ trẻ, bố trí các chốt tìm kiếm cứu nạn, hướng dẫn giao thông…
Tuy nhiên, lũ lụt cũng đã gây ra những thiệt hại đáng kể đối với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Từ đầu mùa lũ đến nay theo thống kê đã có 34 người bị chết, gần 60.000 ngôi nhà bị ngập nước, diện tích lúa và hoa màu bị thiệt hại và ngập úng là trên 27.000ha, chiều dài đê, bờ bao bị hư hại là gần 958km, chiều dài quốc lộ, tỉnh lộ bị cuối trôi và sạt lở khoảng 5.500m…
Các địa phương Long An, Đồng Tháp, An Giang kiến nghị Chính phủ có chủ trương, chỉ đạo hỗ trợ từ ngân sách Trung ương kinh phí cho các địa phương phục hồi sau lũ hệ thống kênh mương, bờ bao, giao thông, nông thôn, trạm y tế xã, bệnh viện…Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tiếp tục theo dõi, nghiên cứu hoàn chỉnh hệ thống tiêu thoát lũ vùng Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên và hỗ trợ giống vốn để tái sản xuất vụ Đông-Xuân 2011-2012…
Trước buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt các tỉnh vùng lũ Đồng bằng sông Cửu Long, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng lãnh đạo các bộ, ngành chức năng đã đi kiểm tra, thị sát chung tình hình lũ lụt bằng máy bay trực thăng tại một số huyện của 3 tỉnh thuộc vùng lũ đầu nguồn là Long An, Đồng Tháp và An Giang.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng đoàn công tác đã đi thị sát bằng ca nô tại các cụm tuyến dân cư vượt lũ, các xã bị ngập sâu trong lũ tại thị xã Châu Đốc và thị xã Tân Châu (An Giang) và thị xã Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp).
Tại đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tới động viên, thăm hỏi lực lượng vũ trang, dân phòng, nhân dân xã Tân An đang gia cố bờ đặp bị sạt lở của kênh Bẩy Xã; thăm Trạm Y tế và trường tiểu học xã Phú Lộc đồng thời, kiểm tra khu vực sạt lở một đoạn đê sông Tiền tại xã Long Thuận và tới thăm hỏi, động viên cán bộ, chiến sỹ đang tiến hành gia cố bờ bao bảo vệ sản xuất lúa của kênh Ba Ánh tại xã An Bình B của thị xã Hồng Ngự./.
Minh Thư (TTXVN/Vietnam+)