Tình trạng cư trú bất hợp pháp của lao động Việt Nam tại Hàn Quốc ngày càng gia tăng đã dẫn đến một số thông tin nói rằng Hàn Quốc tạm dừng nhận lao động Việt Nam.
Về vấn đề này, phóng viên TTXVN đã có bài phỏng vấn ông Nguyễn Hải Nam, Tham tán, Trưởng ban quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc.
- Vấn đề lao động Việt Nam tại Hàn Quốc thời gian gần đây đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của dư luận trong nước. Là Trưởng Ban quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc, ông có thể cho biết một số nét khái quát về tình hình lao động Việt Nam tại Hàn Quốc thời gian gần đây?
Ông Nguyễn Hải Nam: Thực hiện thỏa thuận giữa Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Bộ Lao động Hàn Quốc về chương trình cấp phép lao động nước ngoài(EPS), từ năm 2004 đến nay đã có trên 60.000 lao động Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc.
Trong tổng số 15 nước phái cử lao động, Việt Nam luôn là nước đứng đầu về số lượng lao động với khoảng 25% tổng số lao động diện EPS đến Hàn Quốc. Năm 2011, chỉ tiêu tiếp nhận lao động nước ngoài của Chính phủ Hàn Quốc là 48.000 người, trong đó lĩnh vực công nghiệp là 40.000, xây dựng là 1.600, dịch vụ là 150, nông nghiệp là 4.500 và thủy sản là 1.750. Chỉ tiêu này được tính toán trên cơ sở thay thế 35.000 lao động nước ngoài hết hợp đồng về nước trong năm nay và khoảng 13.000 lao động bất hợp pháp bị trục xuất.
Việc phân bổ cụ thể chỉ tiêu cho từng nước căn cứ vào nhu cầu của chủ xí nghiệp và tỷ lệ lao động bỏ trốn. Từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã đưa được trên 12.000 lao động sang Hàn Quốc làm việc, tiếp tục duy trì vị trí số một và vượt xa nước thứ hai là Sri Lanka với 4.463 lao động nhập cảnh. Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc đã đưa lên mạng để chủ xí nghiệp tuyển chọn tổng cộng 17.400 hồ sơ.
Tính đến nay, Việt Nam chỉ còn 5.290 hồ sơ chưa được chủ chọn, trong đó có công nghiệp là 2.074, nông nghiệp 1.841, xây dựng 1.103 và thủy sản là 272.
Bên cạnh đó, số hồ sơ đã gửi cho phía Hàn Quốc nhưng chưa được đưa lên mạng là 3950 hồ sơ. Nhìn chung, lao động ta được chủ sử dụng Hàn Quốc đánh giá cao về sự cần cù, sáng tạo, tiếp thu kỹ thuật nhanh, tay nghề khá và đặc biệt được chủ xí nghiệp Hàn Quốc ưa thích nhất hiện nay.
Tuy nhiên, bên cạnh những điểm mạnh vừa nêu, lao động Việt Nam có trình độ ngoại ngữ yếu, ý thức tổ chức kỷ luật kém hay so bì, tỵ nạnh... Đặc biệt, thời gian gần đây tình trạng lao động Việt Nam bỏ trốn ra làm việc bất hợp pháp và xin chuyển xưởng không có lý do chính đáng diễn ra liên tục buộc phía Hàn Quốc tạm dừng kỳ thi tiếng Hàn (dự định tổ chức vào 7/8 vừa qua).
- Báo chí Hàn Quốc và Việt Nam có đề cập rất nhiều đến vấn đề lao động Việt Nam hết hợp đồng trốn ở lại làm việc bất hợp pháp và tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn ngay sau khi nhập cảnh Hàn Quốc ngày một tăng. Ông có thể cho biết thực trạng của vấn đề này?
Ông Nguyễn Hải Nam: Tính đến nay tổng số lao động nhập cảnh theo chương trình EPS của Việt Nam là 64.603 người trong đó số lao động bỏ trốn ra ngoài làm việc bất hợp pháp là 9.520 người, chiếm 14,7 %.
Trong khi đó, tỷ lệ bỏ trốn của lao động nước ngoài ở Hàn Quốc mới chỉ có 8,4%. Đặc biệt số lao động nước ngoài bỏ trốn ngay tại sân bay và tại trường đào tạo nghề củaHàn Quốc đã lên tới 29 người.
Trong năm 2011, trong số 8.000 lao động Việt Nam hết hạn hợp đồng về nước thì số bỏ trốn ở lại làm việc bất hợp pháp đã tăng lên mức 49,5%.Có nhiều lý do khác nhau dẫn đến việc lao động trốn ở lại làm việc bất hợp pháp nhưng chủ yếu vẫn là muốn kiếm tiền nhiều hơn. Bên cạnh đó, một số khác thì vì lý do cá nhân, gia đình, tình cảm và quan hệ nam nữ...
Thực tế là, nếu lao động về nước sẽ phải đối mặt với vấn đề tìm việc làm và thu nhập cũng thấp hơn. Đối với số lao động bỏ trốn ngay tại sân bay khi vừa nhập cảnh Hàn Quốc thì nguyên nhân chính lại là do không đủ điều kiện sức khỏe.
Theo quy định của Hàn Quốc, nếu không đạt yêu cầu về sức khỏe lao động cũng sẽ bị đưa về nước. Ngoài ra, một số ít lao động do sợ phải làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản vất vả và được người nhà tại Hàn Quốc môi giới, giúp xin việc trước rồi nên đã bỏ trốn.
- Chính sách của chính phủ Hàn Quốc đối với lao động nước ngoài nói chung và lao động Việt Nam nói riêng có gì thay đổi?
Ông Nguyễn Hải Nam: Chương trình EPS được Tổ chức lao động quốc tế công nhận là chương trình chuẩn và tháng 4 năm nay đã được Liên hợp quốc trao giải thưởng “Dịch vụ công chúng hạng nhất” về tính công khai, minh bạch và bảo vệ được quyền lợi của người lao động. Chính vì vậy, đánh giá kết quả thực hiện chương trình này đối với từng nước phái cử cũng luôn bảo đảm tính khách quan và trung thực.
Để khuyến khích người lao động hết hợp đồng về nước, Chính phủ Hàn Quốc tổ chức các khóa học dạy nghề miễn phí cho người lao động nước ngoài như vi tính, cơ khí, lái xe, tiếng Hàn, khởi sự doanh nghiệp... đồng thời xây dựng trang web về tìm việc làm tại các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại nước ngoài, giúp người lao động khi hết hạn hợp đồng về nước có thể tìm việc làm mới.
Đối với những lao động có nguyện vọng trở lại Hàn Quốc thì theo quy định hiện hành, sau 6 tháng về nước họ có thể đăng ký thi tiếng Hàn và làm các thủ tục để đến Hàn Quốc làm việc. Tuy nhiên, thời gian tới phía Hàn Quốc sẽ trình Quốc hội sửa đổi luật, cho phép người lao động nước ngoài về nước sau 3 tháng sẽ được quyền quay lại làm việc tại Hàn Quốc mà không phải thi lại tiếng Hàn.
Đối với người lao động cư trú bất hợp pháp, Bộ Tư pháp Hàn Quốc thường xuyên tổ chức truy quét và trục xuất về nước. Những người thuộc diện bị trục xuất sẽ bị cấm nhập cảnh Hàn Quốc trong thời hạn 5 năm.
Ngoài ra, các chủ sử dụng lao động bất hợp pháp cũng bị cấm tiếp nhận lao động nước ngoài trong thời hạn 3 năm và bị phạt tiền lên tới 20 triệu won (khoảng 20.000USD).
Nhân đây tôi cũng xin khẳng định là phía Hàn Quốc hiện mới chỉ tạm ngừng không thời hạn kỳ thi năng lực tiếng Hàn đối với lao động Việt Nam chứ không phải ngừng tiếp nhận lao động Việt Nam như báo chí trong nước đã nêu.
Thời gian tới, nếu chúng ta có những biện pháp hữu hiệu giảm thiểu tình trạng bỏ trốn thì phía Hàn Quốc sẽ nối lại kỳ thi tiếng Hàn. Nếu thất bại, Việt Nam sẽ chỉ còn khoảng 9.000 hồ sơ để phía sử dụng lao động Hàn Quốc tuyển chọn.
Điều hiển nhiên là sau số này sẽ không có thêm lao động Việt Nam nào được sang Hàn Quốc nữa. Trường hợp xấu nhất, nếu tình trạng lao động Việt Nam bỏ trốn ra làm việc bất hợp pháp vẫn tiếp tục gia tăng thì phía Hàn Quốc có thể sẽ buộc phải áp dụng biện pháp là tạm ngừng tiếp nhận lao động Việt Nam.
- Trước tình hình trên, Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc đã có những giải pháp gì để giải quyết vấn đề lao động bỏ trốn?
Ông Nguyễn Hải Nam: Ban quản lý lao động thường xuyên phối hợp với phía Hàn Quốc trực tiếp đón lao động tại sân bay, hướng dẫn các thủ tục nhập cảnh, tham gia đào tạo giáo dục định hướng cho người lao động tại trường đào tạo nghề của Hàn Quốc.
Ngoài ra, Ban chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề phát sinh đối với lao động Việt Nam tại Hàn Quốc như tranh chấp khiếu nại, tai nạn lao động, tử vong và tư vấn cho người lao động về các chế độ chính sách của Việt Nam và Hàn Quốc.
Định kỳ hàng tháng, cán bộ Ban đều đi thăm các Trung tâm hỗ trợ lao động nước ngoài, trực tiếp đến nơi làm việc và ăn ở để gặp gỡ nói chuyện, khuyên bảo, thuyết phục người lao động tuân thủ các quy định và phân tích rõ tác hại của việc bỏ trốn ra ngoài làm việc bất hợp pháp.
- Với vai trò là đại diện của người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc, ông có lời khuyên gì dành cho những lao động hiện đang ở Hàn Quốc và những người đang chuẩn bị đến Hàn Quốc làm việc?
Ông Nguyễn Hải Nam: Đối với những người đang làm việc tại Hàn Quốc, tôi chân thành khuyên các bạn cần nghiêm túc thực hiện hợp đồng lao động đã ký kết, chấp hành tốt pháp luật nước sở tại, giữ uy tín của người lao động nói riêng và của Việt Nam nói chung.
Ngoài việc chăm chỉ làm việc, tiết kiệm để có tiền gửi về cho gia đình, các bạn cần tranh thủ học thêm về nghề, tiếng Hàn để sau này có thể dễ dàng tìm kiếm việc làm với thu nhập cao hơn, hỗ trợ được gia đình và đồng thời góp phần phát triển kinh tế nước nhà.
Đối với các bạn sắp sang Hàn Quốc làm việc, các bạn nên xác định rõ tư tưởng trước khi đi là phải chăm chỉ làm việc, khắc phục khó khăn thì mới có thể đạt được mục tiêu đã đặt ra của mình.
Bên cạnh đó, các bạn cần học tốt tiếng Hàn và tìm hiểu đầy đủ về phong tục tập quán của người Hàn Quốc để có thể dễ dàng hòa nhập được với môi trường làm việc và sinh hoạt mới.
- Xin cám ơn ông!
Về vấn đề này, phóng viên TTXVN đã có bài phỏng vấn ông Nguyễn Hải Nam, Tham tán, Trưởng ban quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc.
- Vấn đề lao động Việt Nam tại Hàn Quốc thời gian gần đây đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của dư luận trong nước. Là Trưởng Ban quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc, ông có thể cho biết một số nét khái quát về tình hình lao động Việt Nam tại Hàn Quốc thời gian gần đây?
Ông Nguyễn Hải Nam: Thực hiện thỏa thuận giữa Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Bộ Lao động Hàn Quốc về chương trình cấp phép lao động nước ngoài(EPS), từ năm 2004 đến nay đã có trên 60.000 lao động Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc.
Trong tổng số 15 nước phái cử lao động, Việt Nam luôn là nước đứng đầu về số lượng lao động với khoảng 25% tổng số lao động diện EPS đến Hàn Quốc. Năm 2011, chỉ tiêu tiếp nhận lao động nước ngoài của Chính phủ Hàn Quốc là 48.000 người, trong đó lĩnh vực công nghiệp là 40.000, xây dựng là 1.600, dịch vụ là 150, nông nghiệp là 4.500 và thủy sản là 1.750. Chỉ tiêu này được tính toán trên cơ sở thay thế 35.000 lao động nước ngoài hết hợp đồng về nước trong năm nay và khoảng 13.000 lao động bất hợp pháp bị trục xuất.
Việc phân bổ cụ thể chỉ tiêu cho từng nước căn cứ vào nhu cầu của chủ xí nghiệp và tỷ lệ lao động bỏ trốn. Từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã đưa được trên 12.000 lao động sang Hàn Quốc làm việc, tiếp tục duy trì vị trí số một và vượt xa nước thứ hai là Sri Lanka với 4.463 lao động nhập cảnh. Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc đã đưa lên mạng để chủ xí nghiệp tuyển chọn tổng cộng 17.400 hồ sơ.
Tính đến nay, Việt Nam chỉ còn 5.290 hồ sơ chưa được chủ chọn, trong đó có công nghiệp là 2.074, nông nghiệp 1.841, xây dựng 1.103 và thủy sản là 272.
Bên cạnh đó, số hồ sơ đã gửi cho phía Hàn Quốc nhưng chưa được đưa lên mạng là 3950 hồ sơ. Nhìn chung, lao động ta được chủ sử dụng Hàn Quốc đánh giá cao về sự cần cù, sáng tạo, tiếp thu kỹ thuật nhanh, tay nghề khá và đặc biệt được chủ xí nghiệp Hàn Quốc ưa thích nhất hiện nay.
Tuy nhiên, bên cạnh những điểm mạnh vừa nêu, lao động Việt Nam có trình độ ngoại ngữ yếu, ý thức tổ chức kỷ luật kém hay so bì, tỵ nạnh... Đặc biệt, thời gian gần đây tình trạng lao động Việt Nam bỏ trốn ra làm việc bất hợp pháp và xin chuyển xưởng không có lý do chính đáng diễn ra liên tục buộc phía Hàn Quốc tạm dừng kỳ thi tiếng Hàn (dự định tổ chức vào 7/8 vừa qua).
- Báo chí Hàn Quốc và Việt Nam có đề cập rất nhiều đến vấn đề lao động Việt Nam hết hợp đồng trốn ở lại làm việc bất hợp pháp và tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn ngay sau khi nhập cảnh Hàn Quốc ngày một tăng. Ông có thể cho biết thực trạng của vấn đề này?
Ông Nguyễn Hải Nam: Tính đến nay tổng số lao động nhập cảnh theo chương trình EPS của Việt Nam là 64.603 người trong đó số lao động bỏ trốn ra ngoài làm việc bất hợp pháp là 9.520 người, chiếm 14,7 %.
Trong khi đó, tỷ lệ bỏ trốn của lao động nước ngoài ở Hàn Quốc mới chỉ có 8,4%. Đặc biệt số lao động nước ngoài bỏ trốn ngay tại sân bay và tại trường đào tạo nghề củaHàn Quốc đã lên tới 29 người.
Trong năm 2011, trong số 8.000 lao động Việt Nam hết hạn hợp đồng về nước thì số bỏ trốn ở lại làm việc bất hợp pháp đã tăng lên mức 49,5%.Có nhiều lý do khác nhau dẫn đến việc lao động trốn ở lại làm việc bất hợp pháp nhưng chủ yếu vẫn là muốn kiếm tiền nhiều hơn. Bên cạnh đó, một số khác thì vì lý do cá nhân, gia đình, tình cảm và quan hệ nam nữ...
Thực tế là, nếu lao động về nước sẽ phải đối mặt với vấn đề tìm việc làm và thu nhập cũng thấp hơn. Đối với số lao động bỏ trốn ngay tại sân bay khi vừa nhập cảnh Hàn Quốc thì nguyên nhân chính lại là do không đủ điều kiện sức khỏe.
Theo quy định của Hàn Quốc, nếu không đạt yêu cầu về sức khỏe lao động cũng sẽ bị đưa về nước. Ngoài ra, một số ít lao động do sợ phải làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản vất vả và được người nhà tại Hàn Quốc môi giới, giúp xin việc trước rồi nên đã bỏ trốn.
- Chính sách của chính phủ Hàn Quốc đối với lao động nước ngoài nói chung và lao động Việt Nam nói riêng có gì thay đổi?
Ông Nguyễn Hải Nam: Chương trình EPS được Tổ chức lao động quốc tế công nhận là chương trình chuẩn và tháng 4 năm nay đã được Liên hợp quốc trao giải thưởng “Dịch vụ công chúng hạng nhất” về tính công khai, minh bạch và bảo vệ được quyền lợi của người lao động. Chính vì vậy, đánh giá kết quả thực hiện chương trình này đối với từng nước phái cử cũng luôn bảo đảm tính khách quan và trung thực.
Để khuyến khích người lao động hết hợp đồng về nước, Chính phủ Hàn Quốc tổ chức các khóa học dạy nghề miễn phí cho người lao động nước ngoài như vi tính, cơ khí, lái xe, tiếng Hàn, khởi sự doanh nghiệp... đồng thời xây dựng trang web về tìm việc làm tại các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại nước ngoài, giúp người lao động khi hết hạn hợp đồng về nước có thể tìm việc làm mới.
Đối với những lao động có nguyện vọng trở lại Hàn Quốc thì theo quy định hiện hành, sau 6 tháng về nước họ có thể đăng ký thi tiếng Hàn và làm các thủ tục để đến Hàn Quốc làm việc. Tuy nhiên, thời gian tới phía Hàn Quốc sẽ trình Quốc hội sửa đổi luật, cho phép người lao động nước ngoài về nước sau 3 tháng sẽ được quyền quay lại làm việc tại Hàn Quốc mà không phải thi lại tiếng Hàn.
Đối với người lao động cư trú bất hợp pháp, Bộ Tư pháp Hàn Quốc thường xuyên tổ chức truy quét và trục xuất về nước. Những người thuộc diện bị trục xuất sẽ bị cấm nhập cảnh Hàn Quốc trong thời hạn 5 năm.
Ngoài ra, các chủ sử dụng lao động bất hợp pháp cũng bị cấm tiếp nhận lao động nước ngoài trong thời hạn 3 năm và bị phạt tiền lên tới 20 triệu won (khoảng 20.000USD).
Nhân đây tôi cũng xin khẳng định là phía Hàn Quốc hiện mới chỉ tạm ngừng không thời hạn kỳ thi năng lực tiếng Hàn đối với lao động Việt Nam chứ không phải ngừng tiếp nhận lao động Việt Nam như báo chí trong nước đã nêu.
Thời gian tới, nếu chúng ta có những biện pháp hữu hiệu giảm thiểu tình trạng bỏ trốn thì phía Hàn Quốc sẽ nối lại kỳ thi tiếng Hàn. Nếu thất bại, Việt Nam sẽ chỉ còn khoảng 9.000 hồ sơ để phía sử dụng lao động Hàn Quốc tuyển chọn.
Điều hiển nhiên là sau số này sẽ không có thêm lao động Việt Nam nào được sang Hàn Quốc nữa. Trường hợp xấu nhất, nếu tình trạng lao động Việt Nam bỏ trốn ra làm việc bất hợp pháp vẫn tiếp tục gia tăng thì phía Hàn Quốc có thể sẽ buộc phải áp dụng biện pháp là tạm ngừng tiếp nhận lao động Việt Nam.
- Trước tình hình trên, Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc đã có những giải pháp gì để giải quyết vấn đề lao động bỏ trốn?
Ông Nguyễn Hải Nam: Ban quản lý lao động thường xuyên phối hợp với phía Hàn Quốc trực tiếp đón lao động tại sân bay, hướng dẫn các thủ tục nhập cảnh, tham gia đào tạo giáo dục định hướng cho người lao động tại trường đào tạo nghề của Hàn Quốc.
Ngoài ra, Ban chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề phát sinh đối với lao động Việt Nam tại Hàn Quốc như tranh chấp khiếu nại, tai nạn lao động, tử vong và tư vấn cho người lao động về các chế độ chính sách của Việt Nam và Hàn Quốc.
Định kỳ hàng tháng, cán bộ Ban đều đi thăm các Trung tâm hỗ trợ lao động nước ngoài, trực tiếp đến nơi làm việc và ăn ở để gặp gỡ nói chuyện, khuyên bảo, thuyết phục người lao động tuân thủ các quy định và phân tích rõ tác hại của việc bỏ trốn ra ngoài làm việc bất hợp pháp.
- Với vai trò là đại diện của người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc, ông có lời khuyên gì dành cho những lao động hiện đang ở Hàn Quốc và những người đang chuẩn bị đến Hàn Quốc làm việc?
Ông Nguyễn Hải Nam: Đối với những người đang làm việc tại Hàn Quốc, tôi chân thành khuyên các bạn cần nghiêm túc thực hiện hợp đồng lao động đã ký kết, chấp hành tốt pháp luật nước sở tại, giữ uy tín của người lao động nói riêng và của Việt Nam nói chung.
Ngoài việc chăm chỉ làm việc, tiết kiệm để có tiền gửi về cho gia đình, các bạn cần tranh thủ học thêm về nghề, tiếng Hàn để sau này có thể dễ dàng tìm kiếm việc làm với thu nhập cao hơn, hỗ trợ được gia đình và đồng thời góp phần phát triển kinh tế nước nhà.
Đối với các bạn sắp sang Hàn Quốc làm việc, các bạn nên xác định rõ tư tưởng trước khi đi là phải chăm chỉ làm việc, khắc phục khó khăn thì mới có thể đạt được mục tiêu đã đặt ra của mình.
Bên cạnh đó, các bạn cần học tốt tiếng Hàn và tìm hiểu đầy đủ về phong tục tập quán của người Hàn Quốc để có thể dễ dàng hòa nhập được với môi trường làm việc và sinh hoạt mới.
- Xin cám ơn ông!
Việt Cường-Anh Nguyên/Seoul (Vietnam+)