Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), Hàn Quốc đang là một trong 5 quốc gia nhập khẩu nhiều nhất thủy sản từ Việt Nam.
Hiện, Hàn Quốc chiếm khoảng 7,8% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam với ba nhóm sản phẩm chính là nhuyễn thể chân đầu, tôm và cá các loại. Trong đó, nhuyễn thể chân đầu chiếm 35,5% giá trị, tôm chiếm 33% và cá các loại chiếm 29%.
Tuy nhiên, tại thời điểm này, khi nguồn nguyên liệu mực, bạch tuộc khan hiếm, giá tăng chóng mặt… khiến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nhuyễn thể chân đầu gặp nhiều khó khăn. Để “cứu” tình trạng khan hiếm nguyên liệu, ngành thủy sản tại một số địa phương như Đà Nẵng, Bình Thuận, Kiên Giang… đang đánh giá, tái tạo lại vùng nuôi, khoanh vùng, hạn chế hoặc cấm ngư dân khai thác trong các tháng mực sinh sản, quy định các trang thiết bị đánh bắt trong mùa sinh sản.
Để chiếm lĩnh thị trường vốn tiềm năng song cũng không ít khó khăn này, các chuyên gia ngành thủy sản cũng khuyến cáo, các doanh nghiệp cần tìm hiểu, nắm bắt rõ nhu cầu của thị trường Hàn Quốc; đặc biệt, cần nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng tính cạnh tranh.
Vasep sẽ cùng hợp tác với Hiệp hội Thương mại Thủy sản Hàn Quốc (KFTA) để thỏa thuận trao đổi thông tin, mở rộng thị trường, tìm hiểu nhu cầu sản phẩm mới tại thị trường Hàn Quốc. Về vấn đề thương mại thủy sản, hai bên thống nhất sẽ thông báo cho nhau khi phát hiện ra sản phẩm sai lỗi, chất lượng kém hoặc công ty làm ăn không trung thực.
Hiện nay, trước nhiều rào cản mới được dựng lên ở các thị trường lớn, nhiều công ty xuất khẩu tôm của Việt Nam đã tính đến việc đẩy mạnh xuất khẩu sang Hàn Quốc. Quan hệ thương mại giữa hai nước ngày càng được cải thiện, yêu cầu về chất lượng sản phẩm cũng “thoáng” hơn so với thị trường Nhật Bản và Mỹ, cùng với nhu cầu tiêu thụ ổn định là những yếu tố cơ bản hậu thuẫn cho xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường này./.
Hiện, Hàn Quốc chiếm khoảng 7,8% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam với ba nhóm sản phẩm chính là nhuyễn thể chân đầu, tôm và cá các loại. Trong đó, nhuyễn thể chân đầu chiếm 35,5% giá trị, tôm chiếm 33% và cá các loại chiếm 29%.
Tuy nhiên, tại thời điểm này, khi nguồn nguyên liệu mực, bạch tuộc khan hiếm, giá tăng chóng mặt… khiến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nhuyễn thể chân đầu gặp nhiều khó khăn. Để “cứu” tình trạng khan hiếm nguyên liệu, ngành thủy sản tại một số địa phương như Đà Nẵng, Bình Thuận, Kiên Giang… đang đánh giá, tái tạo lại vùng nuôi, khoanh vùng, hạn chế hoặc cấm ngư dân khai thác trong các tháng mực sinh sản, quy định các trang thiết bị đánh bắt trong mùa sinh sản.
Để chiếm lĩnh thị trường vốn tiềm năng song cũng không ít khó khăn này, các chuyên gia ngành thủy sản cũng khuyến cáo, các doanh nghiệp cần tìm hiểu, nắm bắt rõ nhu cầu của thị trường Hàn Quốc; đặc biệt, cần nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng tính cạnh tranh.
Vasep sẽ cùng hợp tác với Hiệp hội Thương mại Thủy sản Hàn Quốc (KFTA) để thỏa thuận trao đổi thông tin, mở rộng thị trường, tìm hiểu nhu cầu sản phẩm mới tại thị trường Hàn Quốc. Về vấn đề thương mại thủy sản, hai bên thống nhất sẽ thông báo cho nhau khi phát hiện ra sản phẩm sai lỗi, chất lượng kém hoặc công ty làm ăn không trung thực.
Hiện nay, trước nhiều rào cản mới được dựng lên ở các thị trường lớn, nhiều công ty xuất khẩu tôm của Việt Nam đã tính đến việc đẩy mạnh xuất khẩu sang Hàn Quốc. Quan hệ thương mại giữa hai nước ngày càng được cải thiện, yêu cầu về chất lượng sản phẩm cũng “thoáng” hơn so với thị trường Nhật Bản và Mỹ, cùng với nhu cầu tiêu thụ ổn định là những yếu tố cơ bản hậu thuẫn cho xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường này./.
Thúy Hiền (TTXVN)