Hàn Quốc đang nổi lên như một "thiên đường" an toàn tránh cuộc khủng hoảng nợ công toàn cầu, mặc dù không ai có thể dám chắc nền kinh tế lớn thứ tư châu Á này có thể duy trì được vị thế đó trong bao lâu nữa.
Kinh tế thế giới đang đối mặt với một kỷ nguyên mới của khủng hoảng nợ công.
Mỹ - cường quốc kinh tế số một thế giới - đã trải qua cuộc suy thoái tồi tệ nhất kể từ sau cuộc Đại suy thoái hồi thập niên 30 của thế kỷ 20 - trong khi "lục địa già" châu Âu cũng đang oằn mình dưới gánh nặng nợ công kéo dài hơn hai năm mà chưa biết đến bao giờ mới chấm dứt.
Nợ công của Hàn Quốc, dù khá nhỏ so với các nước phát triển khác, song cũng đang có nguy cơ gia tăng do chi tiêu tài khóa mạnh và dân số già đi.
Nợ hộ gia đình, vốn đã tăng đến các mức nguy hiểm, cũng đang tiếp tục phình lên, chủ yếu do các khoản vay từ các thể chế phi ngân hàng và những người có thu nhập thấp.
Yoon Sang-ha, chuyên gia kinh tế tại LG Economic Research Institute (LGERI), nhận định: "Tính đến thời điểm này, nợ công của Hàn Quốc vẫn ở mức an toàn do tỷ lệ nợ công so với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vẫn đứng ở mức 33% trong năm 2010. Song về lâu dài, tỷ lệ này có thể sẽ gia tăng với một tốc độ nhanh hơn so với tốc độ trước đây ở các nước phát triển do các chi phí chăm sóc sức khỏe và phúc lợi xã hội gia tăng trong khi dân số lại già đi."
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu năm 2008, nợ công trên toàn cầu đã gia tăng mạnh mẽ do các chính phủ tăng cường chi tiêu để kích thích phục hồi kinh tế.
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nợ công trên toàn cầu ước tăng trung bình khoảng 79,6% GDP trong năm 2011 so với mức tăng 62,1% vào năm 2007, thời điểm trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng.
Thực tế, Hàn Quốc không phải là trường hợp ngoại lệ và đứng ngoài thập kỷ nợ nần mới này của thế giới. Mặc dù tỷ lệ nợ quốc gia của nước này hiện khá thấp, song nền kinh tế lớn thứ tư châu Á vẫn chứng kiến mức gia tăng với một tốc độ ngày càng nhanh hơn kể từ năm 1997 - thời điểm xảy ra cuộc khủng hoảng tiền tệ ở châu Á.
Kể từ năm 2000, nợ công của Hàn Quốc đã tăng với tốc độ 13,7% hàng năm, gần gấp đôi so với mức tăng trưởng GDP danh nghĩa là 6,9% trong cùng giai đoạn.
Theo dự đoán của Bộ Tài chính Hàn Quốc, tỷ lệ nợ quốc gia/GDP của nước này có thể lên tới 137,7% vào năm 2050. Tỷ lệ này thậm chí còn có thể tăng lên 168,6% nếu các chi phí cho chăm sóc sức khỏe và phúc lợi xã hội tăng mạnh.
Nợ của hộ gia đình - vốn một thời từng là nguy cơ lớn nhất đối với nền kinh tế Hàn Quốc - đang bị các nhà hoạch định tài chính theo dõi sát sao.
Vào cuối tháng Sáu vừa qua, Ủy ban Dịch vụ Tài chính quốc gia Hàn Quốc (FSC) đã công bố một kế hoạch toàn diện nhằm ghìm cương "con ngựa bất kham" này.
Theo kế hoạch trên, các ngân hàng sẽ mở rộng phân khúc cho vay có lãi suất cố định với yêu cầu trả cả gốc lẫn lãi, từ mức 5% hiện nay lên 30% vào năm 2016. Các quy định về tỷ lệ đặt cọc đối với những khoản vay từ ngân hàng cũng bị siết chặt.
Chủ tịch FSC Kim Seok-dong cho biết trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, bong bóng nợ tại các nước phát triển giảm bớt song lại gia tăng tại Hàn Quốc. Nhiều người thậm chí còn lo ngại rằng sẽ không có giải pháp cho vấn đề này.
Đã có những dấu hiệu tích cực đầu tiên sau khi FSC công bố kế hoạch kiềm chế vay mượn của hộ gia đình, khi lĩnh vực này chỉ còn tăng 3.300 tỷ won (2,98 tỷ USD) trong tháng Chín, giảm gần một nửa so với 6.000 tỷ won của tháng Tám.
Tuy nhiên, theo Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BOK), tính đến cuối tháng Sáu vừa qua, khoản tín dụng đình khổng lồ của các hộ gia đình, trong đó bao gồm cả các khoản vay từ ngân hàng và các thể chế phi ngân hàng, cùng các khoản chi tiêu thẻ tín dụng, vẫn leo lên tới 876.300 tỷ won, tăng 3,5% so với sáu tháng trước đó.
Vay mượn của hộ gia đình cũng tiếp tục xu hướng gia tăng trong nửa cuối năm nay. Trong báo cáo bán niên của mình, BOK chỉ rõ, bất chấp những nỗ lực kiềm chế của chính phủ, nợ hộ gia đình vẫn tiếp tục gia tăng và có xu hướng trở thành nợ xấu.
Nguyên nhân là do kế hoạch kiềm chế vay mượn hộ gia đình, những người đi vay đã phải vay từ các thể chế phi ngân hàng (phải trả lãi suất cao hơn với mức lãi suất trung bình hiện hành là 24,4%) nhiều hơn là vay từ ngân hàng (chỉ có lãi suất khoảng 8,5%) và hiện tượng này ngày càng gia tăng./.
Kinh tế thế giới đang đối mặt với một kỷ nguyên mới của khủng hoảng nợ công.
Mỹ - cường quốc kinh tế số một thế giới - đã trải qua cuộc suy thoái tồi tệ nhất kể từ sau cuộc Đại suy thoái hồi thập niên 30 của thế kỷ 20 - trong khi "lục địa già" châu Âu cũng đang oằn mình dưới gánh nặng nợ công kéo dài hơn hai năm mà chưa biết đến bao giờ mới chấm dứt.
Nợ công của Hàn Quốc, dù khá nhỏ so với các nước phát triển khác, song cũng đang có nguy cơ gia tăng do chi tiêu tài khóa mạnh và dân số già đi.
Nợ hộ gia đình, vốn đã tăng đến các mức nguy hiểm, cũng đang tiếp tục phình lên, chủ yếu do các khoản vay từ các thể chế phi ngân hàng và những người có thu nhập thấp.
Yoon Sang-ha, chuyên gia kinh tế tại LG Economic Research Institute (LGERI), nhận định: "Tính đến thời điểm này, nợ công của Hàn Quốc vẫn ở mức an toàn do tỷ lệ nợ công so với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vẫn đứng ở mức 33% trong năm 2010. Song về lâu dài, tỷ lệ này có thể sẽ gia tăng với một tốc độ nhanh hơn so với tốc độ trước đây ở các nước phát triển do các chi phí chăm sóc sức khỏe và phúc lợi xã hội gia tăng trong khi dân số lại già đi."
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu năm 2008, nợ công trên toàn cầu đã gia tăng mạnh mẽ do các chính phủ tăng cường chi tiêu để kích thích phục hồi kinh tế.
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nợ công trên toàn cầu ước tăng trung bình khoảng 79,6% GDP trong năm 2011 so với mức tăng 62,1% vào năm 2007, thời điểm trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng.
Thực tế, Hàn Quốc không phải là trường hợp ngoại lệ và đứng ngoài thập kỷ nợ nần mới này của thế giới. Mặc dù tỷ lệ nợ quốc gia của nước này hiện khá thấp, song nền kinh tế lớn thứ tư châu Á vẫn chứng kiến mức gia tăng với một tốc độ ngày càng nhanh hơn kể từ năm 1997 - thời điểm xảy ra cuộc khủng hoảng tiền tệ ở châu Á.
Kể từ năm 2000, nợ công của Hàn Quốc đã tăng với tốc độ 13,7% hàng năm, gần gấp đôi so với mức tăng trưởng GDP danh nghĩa là 6,9% trong cùng giai đoạn.
Theo dự đoán của Bộ Tài chính Hàn Quốc, tỷ lệ nợ quốc gia/GDP của nước này có thể lên tới 137,7% vào năm 2050. Tỷ lệ này thậm chí còn có thể tăng lên 168,6% nếu các chi phí cho chăm sóc sức khỏe và phúc lợi xã hội tăng mạnh.
Nợ của hộ gia đình - vốn một thời từng là nguy cơ lớn nhất đối với nền kinh tế Hàn Quốc - đang bị các nhà hoạch định tài chính theo dõi sát sao.
Vào cuối tháng Sáu vừa qua, Ủy ban Dịch vụ Tài chính quốc gia Hàn Quốc (FSC) đã công bố một kế hoạch toàn diện nhằm ghìm cương "con ngựa bất kham" này.
Theo kế hoạch trên, các ngân hàng sẽ mở rộng phân khúc cho vay có lãi suất cố định với yêu cầu trả cả gốc lẫn lãi, từ mức 5% hiện nay lên 30% vào năm 2016. Các quy định về tỷ lệ đặt cọc đối với những khoản vay từ ngân hàng cũng bị siết chặt.
Chủ tịch FSC Kim Seok-dong cho biết trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, bong bóng nợ tại các nước phát triển giảm bớt song lại gia tăng tại Hàn Quốc. Nhiều người thậm chí còn lo ngại rằng sẽ không có giải pháp cho vấn đề này.
Đã có những dấu hiệu tích cực đầu tiên sau khi FSC công bố kế hoạch kiềm chế vay mượn của hộ gia đình, khi lĩnh vực này chỉ còn tăng 3.300 tỷ won (2,98 tỷ USD) trong tháng Chín, giảm gần một nửa so với 6.000 tỷ won của tháng Tám.
Tuy nhiên, theo Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BOK), tính đến cuối tháng Sáu vừa qua, khoản tín dụng đình khổng lồ của các hộ gia đình, trong đó bao gồm cả các khoản vay từ ngân hàng và các thể chế phi ngân hàng, cùng các khoản chi tiêu thẻ tín dụng, vẫn leo lên tới 876.300 tỷ won, tăng 3,5% so với sáu tháng trước đó.
Vay mượn của hộ gia đình cũng tiếp tục xu hướng gia tăng trong nửa cuối năm nay. Trong báo cáo bán niên của mình, BOK chỉ rõ, bất chấp những nỗ lực kiềm chế của chính phủ, nợ hộ gia đình vẫn tiếp tục gia tăng và có xu hướng trở thành nợ xấu.
Nguyên nhân là do kế hoạch kiềm chế vay mượn hộ gia đình, những người đi vay đã phải vay từ các thể chế phi ngân hàng (phải trả lãi suất cao hơn với mức lãi suất trung bình hiện hành là 24,4%) nhiều hơn là vay từ ngân hàng (chỉ có lãi suất khoảng 8,5%) và hiện tượng này ngày càng gia tăng./.
Thùy Chi (TTXVN/Vietnam+)