Hàn Quốc và Mỹ ngày 8/10 đã thiết lập ủy ban hỗn hợp quân sự nhằm đối phó hiệu quả với những đe dọa xuất hiện từ chương trình hạt nhân của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên cũng như các vũ khí giết người hàng loạt khác.
Thỏa thuận này đạt được tại cuộc họp Tham vấn An ninh thường niên (SCM) diễn ra tại Washington, Mỹ, do Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Tae Yong và người đồng cấp Mỹ Robert Gates ký.
Theo thỏa thuận, Mỹ có thể cung cấp cho Hàn Quốc các vũ khí hạt nhân chiến lược và chiến thuật, vũ khí tấn công thông thường và tên lửa phòng không nhằm bảo vệ Hàn Quốc trong trường hợp bị Triều Tiên tấn công.
Từ năm 1978 đến nay, giới chức Mỹ luôn thể hiện cam kết cung cấp "ô hạt nhân" cho Hàn Quốc, song đây là lần đầu tiên hai bên nhất trí thành lập một cơ chế quân sự phối hợp để đối phó trực tiếp với chương trình hạt nhân, tên lửa và vũ khí hóa học của Triều Tiên.
Đây cũng là lần đầu tiên Mỹ thành lập một ủy ban quân sự với một quốc gia ngoài NATO.
Trong một diễn biến liên quan, cùng ngày, Triều Tiên cảnh báo sẽ tiếp tục tăng cường tiềm lực hạt nhân của mình khi Mỹ từ chối ký hiệp định hòa bình và tiếp tục đe dọa Bình Nhưỡng.
Đại sứ Triều Tiên tại Liên hợp quốc, ông Sin Son Ho, tuyên bố Báo cáo đánh giá hạt nhân của Mỹ hồi đầu năm nay về cơ bản đã "bật đèn xanh" cho một cuộc tấn công hạt nhân phủ đầu nhằm vào Bình Nhưỡng.
Ông khẳng định điều này cho thấy chính quyền Mỹ hiện nay cũng theo đuổi các chính sách tương tự như chính quyền tiền nhiệm, vốn đã liệt Triều Tiên vào "trục ma quỷ" và là mục tiêu tấn công phủ đầu.
Trong một diễn biến khác, ngày 8/10, Nhật báo Phố Street đưa tin Mỹ có thể nối lại đàm phán với Triều Tiên vào tháng 1/2011 và các cuộc đàm phán sáu bên về giải giáp chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng cũng có thể được tái khởi động trong vòng vài tháng tới.
Báo trên dẫn lời một quan chức cấp cao của Mỹ phụ trách vấn đề Triều Tiên cho biết trong vài tháng tới, hai bên có thể sẽ nhóm họp song phương và sau đó thông qua tiến trình đàm phán sáu bên.
Dẫn lời các quan chức Mỹ và châu Á, báo này cho biết thêm, đàm phán Mỹ-Triều Tiên có thể diễn ra "trước tháng Giêng."
Tiến trình đàm phán hạt nhân sáu bên - có sự tham gia của hai miền Triều Tiên, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản và Mỹ - trước khi đổ vỡ đã nhận được cam kết từ phía Bình Nhưỡng về việc nước này chấm dứt các chương trình hạt nhân, song Bình Nhưỡng đã rút khỏi bàn đàm phán vào tháng 4/2009./.
Thỏa thuận này đạt được tại cuộc họp Tham vấn An ninh thường niên (SCM) diễn ra tại Washington, Mỹ, do Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Tae Yong và người đồng cấp Mỹ Robert Gates ký.
Theo thỏa thuận, Mỹ có thể cung cấp cho Hàn Quốc các vũ khí hạt nhân chiến lược và chiến thuật, vũ khí tấn công thông thường và tên lửa phòng không nhằm bảo vệ Hàn Quốc trong trường hợp bị Triều Tiên tấn công.
Từ năm 1978 đến nay, giới chức Mỹ luôn thể hiện cam kết cung cấp "ô hạt nhân" cho Hàn Quốc, song đây là lần đầu tiên hai bên nhất trí thành lập một cơ chế quân sự phối hợp để đối phó trực tiếp với chương trình hạt nhân, tên lửa và vũ khí hóa học của Triều Tiên.
Đây cũng là lần đầu tiên Mỹ thành lập một ủy ban quân sự với một quốc gia ngoài NATO.
Trong một diễn biến liên quan, cùng ngày, Triều Tiên cảnh báo sẽ tiếp tục tăng cường tiềm lực hạt nhân của mình khi Mỹ từ chối ký hiệp định hòa bình và tiếp tục đe dọa Bình Nhưỡng.
Đại sứ Triều Tiên tại Liên hợp quốc, ông Sin Son Ho, tuyên bố Báo cáo đánh giá hạt nhân của Mỹ hồi đầu năm nay về cơ bản đã "bật đèn xanh" cho một cuộc tấn công hạt nhân phủ đầu nhằm vào Bình Nhưỡng.
Ông khẳng định điều này cho thấy chính quyền Mỹ hiện nay cũng theo đuổi các chính sách tương tự như chính quyền tiền nhiệm, vốn đã liệt Triều Tiên vào "trục ma quỷ" và là mục tiêu tấn công phủ đầu.
Trong một diễn biến khác, ngày 8/10, Nhật báo Phố Street đưa tin Mỹ có thể nối lại đàm phán với Triều Tiên vào tháng 1/2011 và các cuộc đàm phán sáu bên về giải giáp chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng cũng có thể được tái khởi động trong vòng vài tháng tới.
Báo trên dẫn lời một quan chức cấp cao của Mỹ phụ trách vấn đề Triều Tiên cho biết trong vài tháng tới, hai bên có thể sẽ nhóm họp song phương và sau đó thông qua tiến trình đàm phán sáu bên.
Dẫn lời các quan chức Mỹ và châu Á, báo này cho biết thêm, đàm phán Mỹ-Triều Tiên có thể diễn ra "trước tháng Giêng."
Tiến trình đàm phán hạt nhân sáu bên - có sự tham gia của hai miền Triều Tiên, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản và Mỹ - trước khi đổ vỡ đã nhận được cam kết từ phía Bình Nhưỡng về việc nước này chấm dứt các chương trình hạt nhân, song Bình Nhưỡng đã rút khỏi bàn đàm phán vào tháng 4/2009./.
(TTXVN/Vietnam+)