Mưa lớn kéo dài nhiều ngày đang tiếp tục gây lụt lớn tại nhiều địa phương ở Indonesia, ảnh hưởng nhiều nhất là huyện Karawang, thuộc tỉnh Tây Java, tỉnh đông dân nhất cả nước và nằm sát thủ đô Jakarta.
Tính đến chiều 26/3, đã có khoảng 70.000 người dân ở huyện này phải sơ tán vì lụt kéo dài gần một tuần nay sau khi nước sông Citarum trong vùng bị tràn bờ, gây ngập gần 17.000 ngôi nhà, 28 trường học và hơn 800ha đất trồng lúa.
Theo quan chức địa phương, đây là trận lụt lớn nhất trong 15 năm qua ở khu vực hai bên bờ sông Citarum. Tình trạng lụt ở Tây Java càng nghiêm trọng hơn khi mực nước một con đập trong vùng cũng đang ở mức báo động. Ngày 25/3, các quan chức chính quyền tỉnh Tây Java và thủ đô Jakarta đã phải họp bàn biện pháp phòng chống và khắc phục lũ lụt.
Tại thành phố Padang, thủ phủ tỉnh Tây Sumatra, có tới hơn 1.000 ngôi nhà bị ngập sâu trong nước tới 1,5m, khiến hàng nghìn người dân phải sơ tán. Lũ lụt ở thành phố này đã làm ít nhất một người chết.
Bộ trưởng Lâm nghiệp Indonesia Zulkifli Hasan cho rằng một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng lũ lụt hiện nay là do rừng thượng nguồn bị phá hủy. Ông kêu gọi chính phủ triển khai kế hoạch tái trồng rừng, đồng thời cấm chuyển đổi đất trồng rừng thành đất canh tác.
Lũ lụt khiến người ta nhớ lại vụ vỡ đập hồ chứa nước Situ Gintung ở ngoại ô Jakarta đúng một năm trước, làm gần 100 người thiệt mạng./.
Tính đến chiều 26/3, đã có khoảng 70.000 người dân ở huyện này phải sơ tán vì lụt kéo dài gần một tuần nay sau khi nước sông Citarum trong vùng bị tràn bờ, gây ngập gần 17.000 ngôi nhà, 28 trường học và hơn 800ha đất trồng lúa.
Theo quan chức địa phương, đây là trận lụt lớn nhất trong 15 năm qua ở khu vực hai bên bờ sông Citarum. Tình trạng lụt ở Tây Java càng nghiêm trọng hơn khi mực nước một con đập trong vùng cũng đang ở mức báo động. Ngày 25/3, các quan chức chính quyền tỉnh Tây Java và thủ đô Jakarta đã phải họp bàn biện pháp phòng chống và khắc phục lũ lụt.
Tại thành phố Padang, thủ phủ tỉnh Tây Sumatra, có tới hơn 1.000 ngôi nhà bị ngập sâu trong nước tới 1,5m, khiến hàng nghìn người dân phải sơ tán. Lũ lụt ở thành phố này đã làm ít nhất một người chết.
Bộ trưởng Lâm nghiệp Indonesia Zulkifli Hasan cho rằng một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng lũ lụt hiện nay là do rừng thượng nguồn bị phá hủy. Ông kêu gọi chính phủ triển khai kế hoạch tái trồng rừng, đồng thời cấm chuyển đổi đất trồng rừng thành đất canh tác.
Lũ lụt khiến người ta nhớ lại vụ vỡ đập hồ chứa nước Situ Gintung ở ngoại ô Jakarta đúng một năm trước, làm gần 100 người thiệt mạng./.
(TTXVN/Vietnam+)