Ngày 8/3, tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Thảo luận tại hội nghị, các đại biểu cho rằng Dự thảo đã tiếp tục khẳng định và làm rõ hơn những nội dung cơ bản có tính bản chất của chế độ ta về phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Dự thảo đã cơ bản đáp ứng được ý chí, nguyện vọng của nhân dân và phù hợp với tình hình hiện nay; cơ bản đảm bảo để Hiến pháp thực sự là đạo luật cơ bản, có tính ổn định, lâu dài.
Từ góc nhìn đại đoàn kết toàn dân tộc, các đại biểu đã tập trung cho ý kiến về những vấn đề liên quan đến vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; phương thức thực hiện quyền lực nhà nước của nhân dân; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; về vai trò, vị trí của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị...
Liên quan đến quy định tại Điều 6, các đại biểu cho rằng Dự thảo đã làm rõ, đầy đủ hơn các phương thức để nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng Nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước mà không chỉ thông qua Quốc hội, Hội đồng Nhân dân như Hiến pháp hiện hành.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến đề nghị, cần bổ sung quyền đại diện của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân vì vai trò đại diện nhân dân thực hiện các quyền dân chủ của Mặt trận Tổ quốc là rất quan trọng.
Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hải Dương Lương Anh Tế tán thành, cần thể chế hóa quan điểm của Đảng về vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - đại diện quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân. Tuy không do nhân dân bầu ra nhưng nói đến Mặt trận Tổ quốc là nói đến liên minh chính trị của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội. Đó là sự tập hợp tự nguyện của các tầng lớp nhân dân và cũng chính là đại diện cho nhân dân.
Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Phú Thọ Trần Phù Tiêu cho rằng nếu chỉ ghi là “các cơ quan nhà nước” thì còn chung chung, thiếu cụ thể trong khi vai trò đại diện của Mặt trận Tổ quốc đã được thừa nhận tại văn kiện Đảng.
Vai trò, vị trí của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị và trong thực hiện nhiệm vụ giám sát, phản biện xã hội là nội dung được nhiều đại biểu tập trung góp ý với mong muốn khẳng định và thể hiện rõ hơn nữa tư tưởng phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, coi đại đoàn kết toàn dân là động lực, nguồn sức mạnh to lớn để xây dựng, phát triển đất nước.
Mặt trận Tổ quốc cần được khẳng định vai trò, vị trí xứng đáng để động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, chăm lo lợi ích thành viên, thực hiện vai trò giám sát, phản biện xã hội.
Nhiều ý kiến đề nghị cần khẳng định trong Hiến pháp rằng Mặt trận Tổ quốc là một bộ phận của hệ thống chính trị.
Theo ông Trịnh Ngọc Giao, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Thanh Hóa, nội dung này đã được khẳng định trong Nghị quyết Đại hội Đảng XI và Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung và phát triển năm 2011). Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, thể hiện sự tôn trọng và bình đẳng giữa các thành viên trong hệ thống chính trị.
Ông Võ Lê Tuấn, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Long An đề nghị nên thiết kế một chương riêng quy định về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên để Mặt trận Tổ quốc có vị trí tương xứng trong hệ thống chính trị.
Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Quảng Nam Lê Văn Lai cho rằng phải giữ cho được vai trò đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân. Có như vậy, Mặt trận Tổ quốc mới có vị trí thực tế trong xã hội, là bộ phận trong hệ thống chính trị. Hiến pháp cần có những định chế mạnh mẽ hơn về giám sát và phản biện xã hội; đi liền theo đó là các văn bản dưới luật quy định ngay từ đầu.
Ông Trịnh Ngọc Giao cũng đề nghị cần quy định thêm nhiệm vụ tham gia xây dựng Đảng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho phù hợp với chủ trương của Đảng, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) và thực tế hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Mặt khác, cần làm rõ nội dung giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc vì giám sát và phản biện xã hội có phạm vi, lĩnh vực và đối tượng khác nhau, nên tách riêng mà không gộp chung một khoản như trong dự thảo.
Đồng tình với quan điểm này, ông Võ Lê Tuấn, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Long An đề nghị tách hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc theo hướng “giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức, viên chức; thực hiện phản biện xã hội theo quy định của pháp luật.”
Ông Lê Văn Lai cho rằng đối tượng của giám sát là con người, cán bộ cụ thể, đối tượng của phản biện là chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Do đó, cần xem xét tách hai hoạt động này cho phù hợp.
Ông Lương Anh Tế, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hải Dương kiến nghị bổ sung Mặt trận Tổ quốc tham gia xây dựng Đảng, thực hiện giám sát và phản biện xã hội đối với hoạt động của các tổ chức đảng, đảng viên. Như vậy, phù hợp với tinh thần Nghị quyết Đại hội X, XI của Đảng và việc ban hành cơ chế để Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị, xã hội và nhân dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền.
Các ý kiến cũng cho rằng nên thay cụm từ “Nhà nước tạo điều kiện” bằng cụm từ “Nhà nước bảo đảm điều kiện” hoặc “Nhà nước bảo đảm đầy đủ điều kiện” tại khoản 3 của Điều 9 để việc này mang tính pháp lý chứ không chung chung, thiếu cụ thể, không ràng buộc, phụ thuộc ý chí chủ quan của người điều chỉnh. Mặt khác, cần hiểu, tạo điều kiện không chỉ đơn thuần là về cơ sở vật chất, kinh phí, phương tiện, mà còn là về luật pháp, cơ chế, chính sách để Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên hoạt động hiệu quả.
Bên cạnh các vấn đề về chế độ chính trị, bộ máy nhà nước, các đại biểu cũng đã đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm về những nội dung liên quan đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; kinh tế, văn hóa, xã hội; bảo vệ Tổ quốc; Hội đồng Hiến pháp...
Đáng chú ý là những góp ý về Điều 57, Điều 58, liên quan đến vấn đề quản lý đất đai, thu hồi đất nhằm tăng cường quản lý quản lý nhà nước về đất đai, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất... đảm bảo công khai, minh bạch, tránh kẽ hở; bảo đảm quyền lợi chính đáng của người dân./.
Thảo luận tại hội nghị, các đại biểu cho rằng Dự thảo đã tiếp tục khẳng định và làm rõ hơn những nội dung cơ bản có tính bản chất của chế độ ta về phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Dự thảo đã cơ bản đáp ứng được ý chí, nguyện vọng của nhân dân và phù hợp với tình hình hiện nay; cơ bản đảm bảo để Hiến pháp thực sự là đạo luật cơ bản, có tính ổn định, lâu dài.
Từ góc nhìn đại đoàn kết toàn dân tộc, các đại biểu đã tập trung cho ý kiến về những vấn đề liên quan đến vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; phương thức thực hiện quyền lực nhà nước của nhân dân; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; về vai trò, vị trí của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị...
Liên quan đến quy định tại Điều 6, các đại biểu cho rằng Dự thảo đã làm rõ, đầy đủ hơn các phương thức để nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng Nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước mà không chỉ thông qua Quốc hội, Hội đồng Nhân dân như Hiến pháp hiện hành.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến đề nghị, cần bổ sung quyền đại diện của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân vì vai trò đại diện nhân dân thực hiện các quyền dân chủ của Mặt trận Tổ quốc là rất quan trọng.
Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hải Dương Lương Anh Tế tán thành, cần thể chế hóa quan điểm của Đảng về vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - đại diện quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân. Tuy không do nhân dân bầu ra nhưng nói đến Mặt trận Tổ quốc là nói đến liên minh chính trị của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội. Đó là sự tập hợp tự nguyện của các tầng lớp nhân dân và cũng chính là đại diện cho nhân dân.
Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Phú Thọ Trần Phù Tiêu cho rằng nếu chỉ ghi là “các cơ quan nhà nước” thì còn chung chung, thiếu cụ thể trong khi vai trò đại diện của Mặt trận Tổ quốc đã được thừa nhận tại văn kiện Đảng.
Vai trò, vị trí của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị và trong thực hiện nhiệm vụ giám sát, phản biện xã hội là nội dung được nhiều đại biểu tập trung góp ý với mong muốn khẳng định và thể hiện rõ hơn nữa tư tưởng phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, coi đại đoàn kết toàn dân là động lực, nguồn sức mạnh to lớn để xây dựng, phát triển đất nước.
Mặt trận Tổ quốc cần được khẳng định vai trò, vị trí xứng đáng để động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, chăm lo lợi ích thành viên, thực hiện vai trò giám sát, phản biện xã hội.
Nhiều ý kiến đề nghị cần khẳng định trong Hiến pháp rằng Mặt trận Tổ quốc là một bộ phận của hệ thống chính trị.
Theo ông Trịnh Ngọc Giao, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Thanh Hóa, nội dung này đã được khẳng định trong Nghị quyết Đại hội Đảng XI và Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung và phát triển năm 2011). Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, thể hiện sự tôn trọng và bình đẳng giữa các thành viên trong hệ thống chính trị.
Ông Võ Lê Tuấn, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Long An đề nghị nên thiết kế một chương riêng quy định về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên để Mặt trận Tổ quốc có vị trí tương xứng trong hệ thống chính trị.
Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Quảng Nam Lê Văn Lai cho rằng phải giữ cho được vai trò đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân. Có như vậy, Mặt trận Tổ quốc mới có vị trí thực tế trong xã hội, là bộ phận trong hệ thống chính trị. Hiến pháp cần có những định chế mạnh mẽ hơn về giám sát và phản biện xã hội; đi liền theo đó là các văn bản dưới luật quy định ngay từ đầu.
Ông Trịnh Ngọc Giao cũng đề nghị cần quy định thêm nhiệm vụ tham gia xây dựng Đảng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho phù hợp với chủ trương của Đảng, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) và thực tế hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Mặt khác, cần làm rõ nội dung giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc vì giám sát và phản biện xã hội có phạm vi, lĩnh vực và đối tượng khác nhau, nên tách riêng mà không gộp chung một khoản như trong dự thảo.
Đồng tình với quan điểm này, ông Võ Lê Tuấn, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Long An đề nghị tách hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc theo hướng “giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức, viên chức; thực hiện phản biện xã hội theo quy định của pháp luật.”
Ông Lê Văn Lai cho rằng đối tượng của giám sát là con người, cán bộ cụ thể, đối tượng của phản biện là chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Do đó, cần xem xét tách hai hoạt động này cho phù hợp.
Ông Lương Anh Tế, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hải Dương kiến nghị bổ sung Mặt trận Tổ quốc tham gia xây dựng Đảng, thực hiện giám sát và phản biện xã hội đối với hoạt động của các tổ chức đảng, đảng viên. Như vậy, phù hợp với tinh thần Nghị quyết Đại hội X, XI của Đảng và việc ban hành cơ chế để Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị, xã hội và nhân dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền.
Các ý kiến cũng cho rằng nên thay cụm từ “Nhà nước tạo điều kiện” bằng cụm từ “Nhà nước bảo đảm điều kiện” hoặc “Nhà nước bảo đảm đầy đủ điều kiện” tại khoản 3 của Điều 9 để việc này mang tính pháp lý chứ không chung chung, thiếu cụ thể, không ràng buộc, phụ thuộc ý chí chủ quan của người điều chỉnh. Mặt khác, cần hiểu, tạo điều kiện không chỉ đơn thuần là về cơ sở vật chất, kinh phí, phương tiện, mà còn là về luật pháp, cơ chế, chính sách để Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên hoạt động hiệu quả.
Bên cạnh các vấn đề về chế độ chính trị, bộ máy nhà nước, các đại biểu cũng đã đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm về những nội dung liên quan đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; kinh tế, văn hóa, xã hội; bảo vệ Tổ quốc; Hội đồng Hiến pháp...
Đáng chú ý là những góp ý về Điều 57, Điều 58, liên quan đến vấn đề quản lý đất đai, thu hồi đất nhằm tăng cường quản lý quản lý nhà nước về đất đai, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất... đảm bảo công khai, minh bạch, tránh kẽ hở; bảo đảm quyền lợi chính đáng của người dân./.
Thanh Hòa (TTXVN)