Cách đây 40 năm, khi còn là một thanh niên 22 tuổi sang Pháp du học, ông Dương Văn Quảng đã được sống và chứng kiến những ngày tháng không thể nào quên về cuộc đàm phán tiến tới việc ký kết Hiệp đinh Paris chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
Hôm nay nhìn lại sự kiện lịch sử này, Đại sứ Dương Văn Quảng, Trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh UNESCO, đã từng giảng dạy Chính sách đối ngoại của Việt Nam tại Học viện Ngoại giao, dành cho phóng viên TTXVN tại Pháp bài phỏng vấn nêu bật về ý nghĩa của sự kiện cùng những thuận lợi và khó khăn cũng như nhân tố không thể thiếu tạo nên chiến thắng ngày hôm nay.
- Xin chào đại sứ Dương Văn Quảng. Xin đại sứ cho biết ý kiến đánh giá về ý nghĩa lịch sử của việc ký kết Hiệp định Paris đối với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam trong những năm 1968-1972?
Đại sứ Dương Văn Quảng: Theo tôi, muốn đánh giá hết ý nghĩa của việc ký kết Hiệp định Paris cần đặt nó trong bối cảnh đối đầu giữa ta và Mỹ cách đây 40 năm.
Thứ nhất, việc ký kết Hiệp định Paris là một bước ngoặt quyết định cho những sự kiện diễn ra sau đó. Hiệp định đã hội tụ đủ các điều kiện kể cả về chiến lược, quân sự, chính tri, lẫn ngoại giao cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy năm 1975.
Thứ hai, cần nhấn mạnh rằng việc ký kết Hiệp định Paris thể hiện rất rõ một quyết định đúng đắn về mặt chiến lược của Việt Nam. Đó là ta đã lựa chọn và thực hiện “chiến lược giành thắng lợi từng bước tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn” trên cả ba mặt trận: chính trị, quân sự và ngoại giao.
Thứ ba, cần nhấn mạnh nghệ thuật “vừa đánh vừa đàm.” Chúng ta phải thực hiện phương châm này là bởi chúng ta không thể đánh thắng Mỹ một cách tuyệt đối trên chiến trường. Vì vậy, chúng ta phải có cách đánh và cách thắng Mỹ phù hợp.
Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, Việt Nam đã biết cách xây dựng ngoại giao thành một mặt trận và đây là một sự sáng tạo. Ngoại giao đã thể hiện được vai trò chủ động của mình, góp phần quan trọng tiến tới kết thúc cuộc chiến tranh một cách thuận lợi nhất.
Như vậy, nghệ thuật “vừa đánh vừa đàm” là sự kết hợp hài hòa hai yếu tố quân sự và ngoại giao, nói cách khác, ngoại giao “không gây khó dễ” cho chiến trường và ngược lại, các hoạt động quân sự trên chiến trường không phá vỡ thế đàm phán trên bàn hội nghị.
Hiệp định Paris còn có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng nữa; đó là nó quy định các điều khoản liên quan đến chính trị, đến các lực lượng chính trị, tổng tuyển cử và việc thành lập cơ cấu chính quyền tại Miền Nam Việt Nam. Nói tóm lại, các diễn biến lịch sử cách đây 40 năm cho thấy Hiệp định Paris đã tạo mọi tiền đề để chúng ta kết thúc cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc vào năm 1975.
- Thưa đại sứ, sau 40 năm nhìn lại, theo ông đâu là những khó khăn và thuận lợi đối với Việt Nam khi tiến hành các cuộc đàm phán song phương và đa phương và vai trò của phía Pháp đối với các cuộc đàm phán này như thế nào?
Đại sứ Dương Văn Quảng: Để làm rõ câu hỏi này, chúng ta cần đặt quá trình đàm phán trong bối cảnh lịch sử của quan hệ quốc tế và của mối quan hệ giữa Việt Nam với các đối tác chính và trong bối cảnh quan hệ giữa các nước lớn thời kỳ đó cũng như quan hệ trong nội bộ từng khối.
Thứ nhất, trong những thập niên 60-70, về đại thể thế giới chia thành hai phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa, và trật tự thế giới khi đó là trật tự hai cực mang tính đối kháng trên mọi khía cạnh: về ý thức hệ, về lợi ích lẫn về cách tiếp cận các vấn đề quốc tế.
Thứ hai, mỗi phe lại có những xu hướng “ly tâm,” có những đối tượng không chấp nhận vai trò lãnh đạo của Mỹ hoặc của Liên Xô. Chẳng hạn, lịch sử cho thấy Pháp là nước đã tự mình xây dựng một lực lượng hạt nhân độc lập, không muốn phụ thuộc ô hạt nhân của Mỹ và thực hiện một chính sách đối ngoại độc lập.
Phe xã hội chủ nghĩa cũng có những đối tượng thể hiện xu hướng ly tâm, ví dụ trường hợp của Nam Tư và đặc biệt là mâu thuẫn Xô-Trung. Vì thế, Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đặc biệt khi mở ra cục diện “vừa đánh vừa đàm” trong một bối cảnh quốc tế rất phức tạp.
Nhưng Việt Nam có nhiều thuận lợi nhất định khi thế giới được chia thành hai phe: mặc dù có mâu thuẫn Xô-Trung và những bất đồng trong nội bộ phe xã hội chủ nghĩa, chúng ta đã thành công trong việc vận động, tập hợp được tất cả lực lượng của phe xã hội chủ nghĩa ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Do hành động xâm lược của Mỹ là phi nghĩa, Việt Nam đã tạo dựng được một mặt trận nhân dân thế giới phán đối chiến tranh của Mỹ. Đây là một sáng tạo của ngoại giao Việt Nam và vai trò của ngoại giao nhân dân thời kỳ đó là vô cùng quan trọng.
Nhìn vào lịch sử quan hệ quốc tế giai đoạn đó, quan hệ Mỹ-Xô-Trung rất phức tạp và cả ba nước đều tìm cách tận dụng nhau vì lợi ích của mỗi nước. Do vậy, thái độ và cách tính toán của Liên Xô và Trung Quốc đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ của ta thay đổi theo thời cuộc, tùy thuộc một phần vào quan hệ của mỗi nước đối với Mỹ.
Năm 1972 là “năm đỉnh điểm của hòa hoãn” giữa ba cường quốc này. Điều đó đã tác động tiêu cực đến tiến trình đàm phán Hiệp định Paris. Năm 1972,Tổng thống Mỹ Nixon đã đi thăm Trung Quốc và “Tuyên bố Thượng Hải” đã gây ra những hậu quả và tác động lâu dài đến tiến trình cách mạng Việt Nam.
Trên đây là một vài yếu tố khách quan thuận lợi và khó khăn tác động đến cuộc đàm phán Paris lâu dài và khó khăn giữa ta và Mỹ. Tuy nhiên, tôi vẫn nghĩ rằng yếu tố quyết định chính là chính sách độc lập tự chủ của chúng ta.
Việt Nam đã lựa chọn, xác định rõ quan điểm độc lập tự chủ trong suốt quá trình đấu tranh giải phóng đất nước. Việt Nam đã biết mở ra cuộc chiến tranh, tiến hành chiến tranh và cũng biết kết thúc chiến tranh, biết đánh bằng quân sự, biết đánh bằng chính trị và biết đánh bằng ngoại giao.
Tất cả các yếu tố này đã được hội tụ để mang lại thành công cho cuộc đàm phán Paris nói riêng và cuộc cách mạng giải phóng dân tộc nói chung.
Nước Pháp, trong vai trò tiếp nhận hội nghị và quá trình đàm phán dài hơi này, là một nước lớn thuộc phe tư bản chủ nghĩa và Pháp có một chính sách đối ngoại độc lập. Vì vậy cả Việt Nam và Mỹ đều đã chấp nhận việc Chính phủ Pháp tuyên bố sẵn sàng đón nhận Hội nghị tại Paris.
Khách quan mà nói, việc đồng ý tiến hành đàm phán tại Paris là một lựa chọn đúng của cả hai phía. Paris đã cho thấy một lợi thế mà các nơi khác không thể có được cho việc tổ chức một hội nghị quốc tế dài hơi như vậy. Nếu thiếu các điều kiện khách quan như vậy, rõ ràng Hội nghị Paris khó có thể đi đến kết cục tốt đệp như ta đã chứng kiến.
- Trong suốt quá trình đàm phán, Việt Nam đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ của các bạn bè Pháp, nhất là từ Đảng Cộng sản Pháp, và của cộng đồng người Việt tại Pháp. Ông đánh giá thế nào về vấn đề này?
Đại sứ Dương Văn Quảng: Về quốc tế, Việt Nam đã đã tạo dựng được một mặt trận nhân dân thế giới, đoàn kết tất cả các lực lượng chính trị tiến bộ trên thế giới, kể cả những thành phần không thuộc phe cộng sản hoặc thậm chí không ưa cộng sản, ủng hộ của đấu tranh chính nghĩa của mình. Ví dụ như Tòa án Quốc tế Bertrant Rousselle được lập ra nhờ những trí thức nổi tiếng , điển hình là ông Bertrant Rousselle, người Thụy Điển và ông Jean Paul Sartre, một nhà triết học Pháp nổi tiếng.
Về nơi diễn ra hội nghị, theo tôi, Paris hội tụ được ba điều kiện mà không thể tìm thấy ở các thủ đô khác. Đó là Paris có cộng đồng người Việt đông đảo luôn ủng hộ cuộc kháng chiến của dân tộc, trong đó có rất nhiều sinh viên đi từ Miền Nam sang Pháp du học, thậm chí được hưởng học bổng của Chính quyền Sài Gòn.
Tại Pháp, họ đã nhận rõ tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và đã gia nhập phong trào của người Việt Nam yêu nước. Vì vậy, đóng góp của cộng đồng người Việt tại Pháp là vô cùng to lớn.
Thứ hai cần nhắc đến là vai trò của Đảng Cộng sản Pháp (PCF), một lực lượng chính trị rất mạnh ở Pháp lúc bấy giờ. Ngoài sự giúp đỡ vật chất rất to lớn mà PCF dành hai đoàn Việt Nam tham gia đàm phán, PCF có vai trò tích cực trong việc tập hợp các lực lượng chính trị và nhân dân Pháp ủng hộ các cuộc kháng chiến của ta và phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ. PCF còn là cầu nối giữa Việt Nam và Pháp vì hai nước lúc bấy giờ chưa có quan hệ ngoại giao ở cấp đại sứ.
Nguyên nhân khách quan thứ ba cần phân tích là vai trò của dư luận. Không ở đâu có khả năng tập hợp dư luận và thông tin một cách nhạy bén như ở Paris, nơi có thể ví là đầu não của thông tin của thế giới lúc bấy giờ.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Việt Nam luôn chiếm gần như một nửa thời lượng thông tin thời sự thế giới, đặc biệt là giai đoạn cuối của tiến trình đàm phán Hiệp định Paris.
Thực tế, Việt Nam đã tận dụng được Paris như là một đầu não thông tin quốc tế để tuyên truyền tính chính nghĩa của chiến tranh giải phóng dân tộc và tính phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược, tập hợp lực lượng và dư luận của nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam.
Ngoài khía cạnh văn hóa và nghệ thuật, Paris luôn là đầu mối thông tin của thế giới và vì vậy, với tất cả những kinh nghiêm có được trong cuộc đàm phán Paris, nếu chúng ta tận dụng được Paris làm điểm tuyên truyền, truyền bá hình ảnh đất nước sẽ là bài học rất hay cho chúng ta hiện nay.
- Xin cám ơn Đại sứ!
Hôm nay nhìn lại sự kiện lịch sử này, Đại sứ Dương Văn Quảng, Trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh UNESCO, đã từng giảng dạy Chính sách đối ngoại của Việt Nam tại Học viện Ngoại giao, dành cho phóng viên TTXVN tại Pháp bài phỏng vấn nêu bật về ý nghĩa của sự kiện cùng những thuận lợi và khó khăn cũng như nhân tố không thể thiếu tạo nên chiến thắng ngày hôm nay.
- Xin chào đại sứ Dương Văn Quảng. Xin đại sứ cho biết ý kiến đánh giá về ý nghĩa lịch sử của việc ký kết Hiệp định Paris đối với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam trong những năm 1968-1972?
Đại sứ Dương Văn Quảng: Theo tôi, muốn đánh giá hết ý nghĩa của việc ký kết Hiệp định Paris cần đặt nó trong bối cảnh đối đầu giữa ta và Mỹ cách đây 40 năm.
Thứ nhất, việc ký kết Hiệp định Paris là một bước ngoặt quyết định cho những sự kiện diễn ra sau đó. Hiệp định đã hội tụ đủ các điều kiện kể cả về chiến lược, quân sự, chính tri, lẫn ngoại giao cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy năm 1975.
Thứ hai, cần nhấn mạnh rằng việc ký kết Hiệp định Paris thể hiện rất rõ một quyết định đúng đắn về mặt chiến lược của Việt Nam. Đó là ta đã lựa chọn và thực hiện “chiến lược giành thắng lợi từng bước tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn” trên cả ba mặt trận: chính trị, quân sự và ngoại giao.
Thứ ba, cần nhấn mạnh nghệ thuật “vừa đánh vừa đàm.” Chúng ta phải thực hiện phương châm này là bởi chúng ta không thể đánh thắng Mỹ một cách tuyệt đối trên chiến trường. Vì vậy, chúng ta phải có cách đánh và cách thắng Mỹ phù hợp.
Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, Việt Nam đã biết cách xây dựng ngoại giao thành một mặt trận và đây là một sự sáng tạo. Ngoại giao đã thể hiện được vai trò chủ động của mình, góp phần quan trọng tiến tới kết thúc cuộc chiến tranh một cách thuận lợi nhất.
Như vậy, nghệ thuật “vừa đánh vừa đàm” là sự kết hợp hài hòa hai yếu tố quân sự và ngoại giao, nói cách khác, ngoại giao “không gây khó dễ” cho chiến trường và ngược lại, các hoạt động quân sự trên chiến trường không phá vỡ thế đàm phán trên bàn hội nghị.
Hiệp định Paris còn có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng nữa; đó là nó quy định các điều khoản liên quan đến chính trị, đến các lực lượng chính trị, tổng tuyển cử và việc thành lập cơ cấu chính quyền tại Miền Nam Việt Nam. Nói tóm lại, các diễn biến lịch sử cách đây 40 năm cho thấy Hiệp định Paris đã tạo mọi tiền đề để chúng ta kết thúc cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc vào năm 1975.
- Thưa đại sứ, sau 40 năm nhìn lại, theo ông đâu là những khó khăn và thuận lợi đối với Việt Nam khi tiến hành các cuộc đàm phán song phương và đa phương và vai trò của phía Pháp đối với các cuộc đàm phán này như thế nào?
Đại sứ Dương Văn Quảng: Để làm rõ câu hỏi này, chúng ta cần đặt quá trình đàm phán trong bối cảnh lịch sử của quan hệ quốc tế và của mối quan hệ giữa Việt Nam với các đối tác chính và trong bối cảnh quan hệ giữa các nước lớn thời kỳ đó cũng như quan hệ trong nội bộ từng khối.
Thứ nhất, trong những thập niên 60-70, về đại thể thế giới chia thành hai phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa, và trật tự thế giới khi đó là trật tự hai cực mang tính đối kháng trên mọi khía cạnh: về ý thức hệ, về lợi ích lẫn về cách tiếp cận các vấn đề quốc tế.
Thứ hai, mỗi phe lại có những xu hướng “ly tâm,” có những đối tượng không chấp nhận vai trò lãnh đạo của Mỹ hoặc của Liên Xô. Chẳng hạn, lịch sử cho thấy Pháp là nước đã tự mình xây dựng một lực lượng hạt nhân độc lập, không muốn phụ thuộc ô hạt nhân của Mỹ và thực hiện một chính sách đối ngoại độc lập.
Phe xã hội chủ nghĩa cũng có những đối tượng thể hiện xu hướng ly tâm, ví dụ trường hợp của Nam Tư và đặc biệt là mâu thuẫn Xô-Trung. Vì thế, Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đặc biệt khi mở ra cục diện “vừa đánh vừa đàm” trong một bối cảnh quốc tế rất phức tạp.
Nhưng Việt Nam có nhiều thuận lợi nhất định khi thế giới được chia thành hai phe: mặc dù có mâu thuẫn Xô-Trung và những bất đồng trong nội bộ phe xã hội chủ nghĩa, chúng ta đã thành công trong việc vận động, tập hợp được tất cả lực lượng của phe xã hội chủ nghĩa ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Do hành động xâm lược của Mỹ là phi nghĩa, Việt Nam đã tạo dựng được một mặt trận nhân dân thế giới phán đối chiến tranh của Mỹ. Đây là một sáng tạo của ngoại giao Việt Nam và vai trò của ngoại giao nhân dân thời kỳ đó là vô cùng quan trọng.
Nhìn vào lịch sử quan hệ quốc tế giai đoạn đó, quan hệ Mỹ-Xô-Trung rất phức tạp và cả ba nước đều tìm cách tận dụng nhau vì lợi ích của mỗi nước. Do vậy, thái độ và cách tính toán của Liên Xô và Trung Quốc đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ của ta thay đổi theo thời cuộc, tùy thuộc một phần vào quan hệ của mỗi nước đối với Mỹ.
Năm 1972 là “năm đỉnh điểm của hòa hoãn” giữa ba cường quốc này. Điều đó đã tác động tiêu cực đến tiến trình đàm phán Hiệp định Paris. Năm 1972,Tổng thống Mỹ Nixon đã đi thăm Trung Quốc và “Tuyên bố Thượng Hải” đã gây ra những hậu quả và tác động lâu dài đến tiến trình cách mạng Việt Nam.
Trên đây là một vài yếu tố khách quan thuận lợi và khó khăn tác động đến cuộc đàm phán Paris lâu dài và khó khăn giữa ta và Mỹ. Tuy nhiên, tôi vẫn nghĩ rằng yếu tố quyết định chính là chính sách độc lập tự chủ của chúng ta.
Việt Nam đã lựa chọn, xác định rõ quan điểm độc lập tự chủ trong suốt quá trình đấu tranh giải phóng đất nước. Việt Nam đã biết mở ra cuộc chiến tranh, tiến hành chiến tranh và cũng biết kết thúc chiến tranh, biết đánh bằng quân sự, biết đánh bằng chính trị và biết đánh bằng ngoại giao.
Tất cả các yếu tố này đã được hội tụ để mang lại thành công cho cuộc đàm phán Paris nói riêng và cuộc cách mạng giải phóng dân tộc nói chung.
Nước Pháp, trong vai trò tiếp nhận hội nghị và quá trình đàm phán dài hơi này, là một nước lớn thuộc phe tư bản chủ nghĩa và Pháp có một chính sách đối ngoại độc lập. Vì vậy cả Việt Nam và Mỹ đều đã chấp nhận việc Chính phủ Pháp tuyên bố sẵn sàng đón nhận Hội nghị tại Paris.
Khách quan mà nói, việc đồng ý tiến hành đàm phán tại Paris là một lựa chọn đúng của cả hai phía. Paris đã cho thấy một lợi thế mà các nơi khác không thể có được cho việc tổ chức một hội nghị quốc tế dài hơi như vậy. Nếu thiếu các điều kiện khách quan như vậy, rõ ràng Hội nghị Paris khó có thể đi đến kết cục tốt đệp như ta đã chứng kiến.
- Trong suốt quá trình đàm phán, Việt Nam đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ của các bạn bè Pháp, nhất là từ Đảng Cộng sản Pháp, và của cộng đồng người Việt tại Pháp. Ông đánh giá thế nào về vấn đề này?
Đại sứ Dương Văn Quảng: Về quốc tế, Việt Nam đã đã tạo dựng được một mặt trận nhân dân thế giới, đoàn kết tất cả các lực lượng chính trị tiến bộ trên thế giới, kể cả những thành phần không thuộc phe cộng sản hoặc thậm chí không ưa cộng sản, ủng hộ của đấu tranh chính nghĩa của mình. Ví dụ như Tòa án Quốc tế Bertrant Rousselle được lập ra nhờ những trí thức nổi tiếng , điển hình là ông Bertrant Rousselle, người Thụy Điển và ông Jean Paul Sartre, một nhà triết học Pháp nổi tiếng.
Về nơi diễn ra hội nghị, theo tôi, Paris hội tụ được ba điều kiện mà không thể tìm thấy ở các thủ đô khác. Đó là Paris có cộng đồng người Việt đông đảo luôn ủng hộ cuộc kháng chiến của dân tộc, trong đó có rất nhiều sinh viên đi từ Miền Nam sang Pháp du học, thậm chí được hưởng học bổng của Chính quyền Sài Gòn.
Tại Pháp, họ đã nhận rõ tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và đã gia nhập phong trào của người Việt Nam yêu nước. Vì vậy, đóng góp của cộng đồng người Việt tại Pháp là vô cùng to lớn.
Thứ hai cần nhắc đến là vai trò của Đảng Cộng sản Pháp (PCF), một lực lượng chính trị rất mạnh ở Pháp lúc bấy giờ. Ngoài sự giúp đỡ vật chất rất to lớn mà PCF dành hai đoàn Việt Nam tham gia đàm phán, PCF có vai trò tích cực trong việc tập hợp các lực lượng chính trị và nhân dân Pháp ủng hộ các cuộc kháng chiến của ta và phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ. PCF còn là cầu nối giữa Việt Nam và Pháp vì hai nước lúc bấy giờ chưa có quan hệ ngoại giao ở cấp đại sứ.
Nguyên nhân khách quan thứ ba cần phân tích là vai trò của dư luận. Không ở đâu có khả năng tập hợp dư luận và thông tin một cách nhạy bén như ở Paris, nơi có thể ví là đầu não của thông tin của thế giới lúc bấy giờ.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Việt Nam luôn chiếm gần như một nửa thời lượng thông tin thời sự thế giới, đặc biệt là giai đoạn cuối của tiến trình đàm phán Hiệp định Paris.
Thực tế, Việt Nam đã tận dụng được Paris như là một đầu não thông tin quốc tế để tuyên truyền tính chính nghĩa của chiến tranh giải phóng dân tộc và tính phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược, tập hợp lực lượng và dư luận của nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam.
Ngoài khía cạnh văn hóa và nghệ thuật, Paris luôn là đầu mối thông tin của thế giới và vì vậy, với tất cả những kinh nghiêm có được trong cuộc đàm phán Paris, nếu chúng ta tận dụng được Paris làm điểm tuyên truyền, truyền bá hình ảnh đất nước sẽ là bài học rất hay cho chúng ta hiện nay.
- Xin cám ơn Đại sứ!
Lê Hà-Nguyễn Tuyên/Paris (Vietnam+)