Viện Khoa học Indonesia (LIPI) vừa công bố một báo cáo nghiên cứu về phát triển, trong đó cảnh báo hiệu quả phát triển cơ sở hạ tầng vẫn là một thách thức lớn của nước này, mặc dù nguồn vốn ngân sách dành cho lĩnh vực này đã tăng lên đáng kể trong sáu năm qua.
Nhà kinh tế Latif Adam, một học giả đồng thời là nhà quản lý cấp cao của LIPI, cho biết trong giai đoạn từ năm 2005 đến 2011, chi tiêu của Chính phủ Indonesia cho các dự án cơ sở hạ tầng đã tăng trung bình 25,5%/năm, song mức chi tiêu hàng năm trên Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vẫn còn rất thấp so với mức lý tưởng 5%.
Số liệu chính thức từ Cơ quan Thống kê Quốc gia Indonesia (BSP) cũng cho thấy, năm 2005 nước này đã dành ngân sách 32.900 tỷ rupia (3,63 tỷ USD) cho phát triển cơ sở hạ tầng, tương đương 1,2% GDP và đến năm 2011, con số này tăng lên 141.000 tỷ rupia, song cũng mới chỉ đạt mức 2,1% GDP.
Báo cáo của LIPI cũng chỉ rõ, chi tiêu của chính phủ đóng góp không đáng kể vào tăng trưởng kinh tế khi hệ số đàn hồi (tỷ lệ tăng đầu tư cho cơ sở hạ tầng/GDP) chỉ đạt 0,17%, thấp hơn so với mức 0,21% của Ấn Độ và 0,33% của Trung Quốc.
Bên cạnh đó, hiệu quả phát triển cơ sở hạ tầng của Indonesia vẫn ở mức thấp vì ba lý do chủ yếu. Thứ nhất, quá trình giải ngân vốn ngân sách cho phát triển cơ sở hạ tầng còn chậm, chẳng hạn như đến tháng 9/2011 mới giải ngân được 30% chỉ tiêu của cả năm.
Thứ hai, tỷ lệ chi thực tế cho phát triển cơ sở hạ tầng cũng rất thấp khi phần lớn nguồn vốn đầu tư được chi cho các khâu tư vấn, lập kế hoạch, giám sát và phí dự án.
Thứ ba, chính phủ cũng như các cơ quan chức năng của chính phủ còn quá nhân nhượng và dễ dãi với các hành vi vi phạm các quy định về đảm bảo chất lượng xây dựng cơ sở hạ tầng./.
Nhà kinh tế Latif Adam, một học giả đồng thời là nhà quản lý cấp cao của LIPI, cho biết trong giai đoạn từ năm 2005 đến 2011, chi tiêu của Chính phủ Indonesia cho các dự án cơ sở hạ tầng đã tăng trung bình 25,5%/năm, song mức chi tiêu hàng năm trên Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vẫn còn rất thấp so với mức lý tưởng 5%.
Số liệu chính thức từ Cơ quan Thống kê Quốc gia Indonesia (BSP) cũng cho thấy, năm 2005 nước này đã dành ngân sách 32.900 tỷ rupia (3,63 tỷ USD) cho phát triển cơ sở hạ tầng, tương đương 1,2% GDP và đến năm 2011, con số này tăng lên 141.000 tỷ rupia, song cũng mới chỉ đạt mức 2,1% GDP.
Báo cáo của LIPI cũng chỉ rõ, chi tiêu của chính phủ đóng góp không đáng kể vào tăng trưởng kinh tế khi hệ số đàn hồi (tỷ lệ tăng đầu tư cho cơ sở hạ tầng/GDP) chỉ đạt 0,17%, thấp hơn so với mức 0,21% của Ấn Độ và 0,33% của Trung Quốc.
Bên cạnh đó, hiệu quả phát triển cơ sở hạ tầng của Indonesia vẫn ở mức thấp vì ba lý do chủ yếu. Thứ nhất, quá trình giải ngân vốn ngân sách cho phát triển cơ sở hạ tầng còn chậm, chẳng hạn như đến tháng 9/2011 mới giải ngân được 30% chỉ tiêu của cả năm.
Thứ hai, tỷ lệ chi thực tế cho phát triển cơ sở hạ tầng cũng rất thấp khi phần lớn nguồn vốn đầu tư được chi cho các khâu tư vấn, lập kế hoạch, giám sát và phí dự án.
Thứ ba, chính phủ cũng như các cơ quan chức năng của chính phủ còn quá nhân nhượng và dễ dãi với các hành vi vi phạm các quy định về đảm bảo chất lượng xây dựng cơ sở hạ tầng./.
(TTXVN)