Sau 2 năm triển khai thực hiện, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai đã hoàn thành đề tài khoa học công nghệ “Từ điển điện tử phương ngữ Jrai-Việt” và đã được Hội đồng nghiệm thu đề tài khoa học thông qua ngày 30/6.
Đây là bộ từ điển điện tử đầu tiên trong toàn quốc về ngôn ngữ của người dân tộc thiểu số.
Qua quá trình thu thập, nghiên cứu, biên dịch, đề tài đã tạo lập được bộ dữ liệu từ ngữ Jrai theo các phương ngữ với 9.359 từ (bao gồm phương ngữ).
Tất cả các từ Jrai-Việt trong bộ từ ngữ của đề tài đều được phát âm cả tiếng Việt và tiếng Jrai theo các phương ngữ.
Việc thực hiện thành công đề tài không chỉ đơn thuần tạo ra bộ từ điển cho phép tra cứu chéo giữa hai ngôn ngữ mà còn mang nhiều ý nghĩa khác nhau.
Thứ nhất, về mặt chính trị, từ điển góp phần củng cố sự đoàn kết dân tộc, am hiểu nhau giữa dân tộc Jrai với các dân tộc khác, góp phần vào việc giữ vững an ninh chính trị của địa phương.
Thứ hai, về mặt văn hóa, đây là một biện pháp hữu hiệu để bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần giữ gìn di sản văn hóa phi vật thể Cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận.
Đối với giáo dục, từ điển là công cụ hữu ích giúp cho cán bộ, công chức, viên chức, các nhà khoa học và nhân dân có thể học, tra cứu, nghiên cứu, tìm hiểu về ngôn ngữ cũng như văn hóa Jrai một cách dễ dàng và tiết kiệm, đây cũng là một cách hiện đại hóa phương pháp dạy và học ngôn ngữ Jrai.
Mặt khác, từ điển còn làm rõ các phương ngữ, dị bản về tiếng và chữ viết Jrai trên địa bàn tỉnh do đó việc thực hiện đề tài còn mang ý nghĩa về mặt lịch sử, địa lý.
Đề tài cũng đã xây dựng được 28 đoạn phim về các phong tục, tập quán, những nét văn hóa đặc trưng của người Jrai với thời lượng hơn 50 phút.
Các video về bầu đựng nước, cầu thang nhà sàn, chỉnh sửa chiêng, lễ đâm trâu của người Jrai, nhảy xoang, hoa văn trong trang phục người Jrai, tượng nhà mồ... đã bổ sung vào kho tàng văn hóa các dân tộc Tây Nguyên ngày thêm phong phú, đa dạng./.
Đây là bộ từ điển điện tử đầu tiên trong toàn quốc về ngôn ngữ của người dân tộc thiểu số.
Qua quá trình thu thập, nghiên cứu, biên dịch, đề tài đã tạo lập được bộ dữ liệu từ ngữ Jrai theo các phương ngữ với 9.359 từ (bao gồm phương ngữ).
Tất cả các từ Jrai-Việt trong bộ từ ngữ của đề tài đều được phát âm cả tiếng Việt và tiếng Jrai theo các phương ngữ.
Việc thực hiện thành công đề tài không chỉ đơn thuần tạo ra bộ từ điển cho phép tra cứu chéo giữa hai ngôn ngữ mà còn mang nhiều ý nghĩa khác nhau.
Thứ nhất, về mặt chính trị, từ điển góp phần củng cố sự đoàn kết dân tộc, am hiểu nhau giữa dân tộc Jrai với các dân tộc khác, góp phần vào việc giữ vững an ninh chính trị của địa phương.
Thứ hai, về mặt văn hóa, đây là một biện pháp hữu hiệu để bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần giữ gìn di sản văn hóa phi vật thể Cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận.
Đối với giáo dục, từ điển là công cụ hữu ích giúp cho cán bộ, công chức, viên chức, các nhà khoa học và nhân dân có thể học, tra cứu, nghiên cứu, tìm hiểu về ngôn ngữ cũng như văn hóa Jrai một cách dễ dàng và tiết kiệm, đây cũng là một cách hiện đại hóa phương pháp dạy và học ngôn ngữ Jrai.
Mặt khác, từ điển còn làm rõ các phương ngữ, dị bản về tiếng và chữ viết Jrai trên địa bàn tỉnh do đó việc thực hiện đề tài còn mang ý nghĩa về mặt lịch sử, địa lý.
Đề tài cũng đã xây dựng được 28 đoạn phim về các phong tục, tập quán, những nét văn hóa đặc trưng của người Jrai với thời lượng hơn 50 phút.
Các video về bầu đựng nước, cầu thang nhà sàn, chỉnh sửa chiêng, lễ đâm trâu của người Jrai, nhảy xoang, hoa văn trong trang phục người Jrai, tượng nhà mồ... đã bổ sung vào kho tàng văn hóa các dân tộc Tây Nguyên ngày thêm phong phú, đa dạng./.
Trần Quang Thái (TTXVN/Vietnam+)