Chiều 25/3, Ban Chỉ đạo Tổng kết thi hành Hiến pháp 1992 của Chính phủ đã tổ chức hội thảo góp ý Dự thảo Báo cáo của Chính phủ về kết quả lấy ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 với sự tham gia của đại diện Lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, một số tỉnh, thành phố và nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì hội thảo.
Theo Dự thảo Báo cáo của Ban Chỉ đạo Tổng kết thi hành Hiến pháp 1992 của Chính phủ, tính đến ngày 25/3, Bộ Tư pháp đã nhận được 29/30 báo cáo kết quả lấy ý kiến các bộ, ngành; 59/63 báo cáo kết quả lấy ý kiến của địa phương với tổng số 88 báo cáo, ước tính khoảng 5.000 trang. Kết quả tổng hợp cho thấy, các bộ, ngành, địa phương đã tổ chức 28.014 cuộc hội thảo, hội nghị lấy ý kiến và tiếp nhận khoảng 15 triệu lượt ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về các nội dung của Dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992.
Về cơ bản, việc lấy ý kiến và gửi báo cáo kết quả lấy ý kiến về Bộ Tư pháp được thực hiện đúng thời hạn. Tuy nhiên, vẫn còn một số bộ, ngành địa phương gửi báo cáo muộn, thậm chí chưa gửi báo cáo.
Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo, nhìn chung nhiều báo cáo được xây dựng công phu, bài bản, số lượng ý kiến tham gia cao; trong đó, có nhiều ý kiến tham gia có chất lượng, tâm huyết nhưng cũng có một số báo cáo còn sơ sài, ý kiến góp ý chủ yếu về kỹ thuật.
Đa số các ý kiến góp ý cho rằng, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã bám sát quan điểm, định hướng nghiên cứu sửa đổi Hiến pháp được xác định tại các Nghị quyết của Đảng; thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, phù hợp với tình hình mới của đất nước. Dự thảo đã ghi nhận rõ một số nguyên tắc, nền tảng; định danh rõ các cơ quan thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; thể hiện tư duy mới trong các quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; bổ sung các thiết chế hiến định độc lập.
Dự thảo Báo cáo của Chính phủ đề xuất nhiều điểm nhằm tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Các kiến nghị, đề xuất chủ yếu đề cập đến nhóm quy định về Chính phủ và Chính quyền địa phương: Xác định rõ vị trí, địa vị pháp lý của Chính phủ với tư cách là cơ quan thực hiện quyền hành pháp và cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất; tăng cường trách nhiệm cá nhân của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng; nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ phải thể hiện rõ mối quan hệ phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực. Dự thảo Báo cáo cũng đề nghị bổ sung quyền của Chính phủ đề xuất với Quốc hội xem xét lại Dự án luật chưa đảm bảo tính khả thi; bổ sung chế độ báo cáo của Bộ trưởng trước nhân dân về những vấn đề quan trọng thuộc trách nhiệm quản lý.
Đối với chính quyền địa phương, Dự thảo Báo cáo cũng kiến nghị Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 chỉ quy định khái quát Ủy ban hành chính chịu trách nhiệm trước Hội đồng Nhân dân và cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo luật định.
Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học, cán bộ quản lý Nhà nước đã đóng góp nhiều ý kiến liên quan đến các nhóm vấn đề về chức năng, nhiệm vụ, cũng như vị trí, vai trò của Chính phủ trong hệ thống bộ máy Nhà nước; tạo những đột phá để hoàn thiện mô hình Chính phủ theo hướng chủ động, linh hoạt hơn với đủ các thẩm quyền để quản lý, điều hành các lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội. Một số chuyên gia đề nghị không quy định “Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội” bởi trong chức năng hành pháp của Chính phủ đã bao hàm nội dung chấp hành; bổ sung một số nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ để chủ động điều hành đất nước trong những tình huống bất thường như: Thiên tai, dịch bệnh.
Một số ý kiến đề nghị Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 cần thể hiện rõ nét hơn nữa nguyên tắc phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; quy định rõ nguyên tắc phân cấp giữa chính quyền trung ương và địa phương bảo đảm tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của địa phương.
Các đại biểu cũng đóng góp các ý kiến góp phần hoàn thiện Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 về chế độ sở hữu, quản lý đất đai; việc bảo vệ, khai thác tài nguyên quốc gia; quyền tài sản của công dân và việc trưng mua, trưng dụng và thu hồi có bồi thường khi tài sản là quyền sử dụng đất.
Đánh giá tổng quan Dự thảo Báo cáo của Chính phủ về kết quả lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, về cơ bản, Ban Chỉ đạo đã tổ chức thành công việc lấy ý kiến nhân dân đóng góp về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 thời gian qua. Dự thảo Báo cáo được chuẩn bị công phu; các ý kiến được tổng hợp một cách trung thực, đầy đủ, khách quan theo đúng Hướng dẫn số 239 của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
Ghi nhận và đánh giá cao các ý kiến đóng góp của các tầng lớp nhân dân, cơ quan, tổ chức thể hiện trong Dự thảo Báo cáo cũng như ý kiến của các chuyên gia tại hội thảo, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng các ý kiến đóng góp rất sâu sắc, cụ thể, chất lượng cao, thể hiện quá trình nghiên cứu, phân tích, đề xuất một cách khoa học, có tính hệ thống. Ban Chỉ đạo sẽ tiếp thu và tổng hợp để hoàn thiện Dự thảo Báo cáo, Phó Thủ tướng khẳng định.
Biểu dương nỗ lực của các thành viên Ban Chỉ đạo trong việc khắc phục khó khăn về thời gian ngắn, tổ chức tổng hợp, phân tích, xây dựng Dự thảo Báo cáo đầy đủ, chặt chẽ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Chính phủ sẽ tổ chức một phiên họp chuyên đề để xem xét một cách toàn diện, khách quan và bàn bạc thông qua Dự thảo quan trọng này.
Trân trọng và hoan nghênh các ý kiến đóng góp tại hội thảo góp phần hướng tới xây dựng mô hình Chính phủ ngày càng hoàn thiện; đủ mạnh điều hành kinh tế-xã hội của đất nước, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các chuyên gia, nhà khoa học, cán bộ quản lý tiếp tục bổ sung, đóng góp thêm những ý kiến có chất lượng góp phần hoàn thiện Dự thảo Báo cáo./.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì hội thảo.
Theo Dự thảo Báo cáo của Ban Chỉ đạo Tổng kết thi hành Hiến pháp 1992 của Chính phủ, tính đến ngày 25/3, Bộ Tư pháp đã nhận được 29/30 báo cáo kết quả lấy ý kiến các bộ, ngành; 59/63 báo cáo kết quả lấy ý kiến của địa phương với tổng số 88 báo cáo, ước tính khoảng 5.000 trang. Kết quả tổng hợp cho thấy, các bộ, ngành, địa phương đã tổ chức 28.014 cuộc hội thảo, hội nghị lấy ý kiến và tiếp nhận khoảng 15 triệu lượt ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về các nội dung của Dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992.
Về cơ bản, việc lấy ý kiến và gửi báo cáo kết quả lấy ý kiến về Bộ Tư pháp được thực hiện đúng thời hạn. Tuy nhiên, vẫn còn một số bộ, ngành địa phương gửi báo cáo muộn, thậm chí chưa gửi báo cáo.
Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo, nhìn chung nhiều báo cáo được xây dựng công phu, bài bản, số lượng ý kiến tham gia cao; trong đó, có nhiều ý kiến tham gia có chất lượng, tâm huyết nhưng cũng có một số báo cáo còn sơ sài, ý kiến góp ý chủ yếu về kỹ thuật.
Đa số các ý kiến góp ý cho rằng, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã bám sát quan điểm, định hướng nghiên cứu sửa đổi Hiến pháp được xác định tại các Nghị quyết của Đảng; thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, phù hợp với tình hình mới của đất nước. Dự thảo đã ghi nhận rõ một số nguyên tắc, nền tảng; định danh rõ các cơ quan thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; thể hiện tư duy mới trong các quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; bổ sung các thiết chế hiến định độc lập.
Dự thảo Báo cáo của Chính phủ đề xuất nhiều điểm nhằm tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Các kiến nghị, đề xuất chủ yếu đề cập đến nhóm quy định về Chính phủ và Chính quyền địa phương: Xác định rõ vị trí, địa vị pháp lý của Chính phủ với tư cách là cơ quan thực hiện quyền hành pháp và cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất; tăng cường trách nhiệm cá nhân của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng; nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ phải thể hiện rõ mối quan hệ phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực. Dự thảo Báo cáo cũng đề nghị bổ sung quyền của Chính phủ đề xuất với Quốc hội xem xét lại Dự án luật chưa đảm bảo tính khả thi; bổ sung chế độ báo cáo của Bộ trưởng trước nhân dân về những vấn đề quan trọng thuộc trách nhiệm quản lý.
Đối với chính quyền địa phương, Dự thảo Báo cáo cũng kiến nghị Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 chỉ quy định khái quát Ủy ban hành chính chịu trách nhiệm trước Hội đồng Nhân dân và cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo luật định.
Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học, cán bộ quản lý Nhà nước đã đóng góp nhiều ý kiến liên quan đến các nhóm vấn đề về chức năng, nhiệm vụ, cũng như vị trí, vai trò của Chính phủ trong hệ thống bộ máy Nhà nước; tạo những đột phá để hoàn thiện mô hình Chính phủ theo hướng chủ động, linh hoạt hơn với đủ các thẩm quyền để quản lý, điều hành các lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội. Một số chuyên gia đề nghị không quy định “Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội” bởi trong chức năng hành pháp của Chính phủ đã bao hàm nội dung chấp hành; bổ sung một số nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ để chủ động điều hành đất nước trong những tình huống bất thường như: Thiên tai, dịch bệnh.
Một số ý kiến đề nghị Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 cần thể hiện rõ nét hơn nữa nguyên tắc phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; quy định rõ nguyên tắc phân cấp giữa chính quyền trung ương và địa phương bảo đảm tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của địa phương.
Các đại biểu cũng đóng góp các ý kiến góp phần hoàn thiện Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 về chế độ sở hữu, quản lý đất đai; việc bảo vệ, khai thác tài nguyên quốc gia; quyền tài sản của công dân và việc trưng mua, trưng dụng và thu hồi có bồi thường khi tài sản là quyền sử dụng đất.
Đánh giá tổng quan Dự thảo Báo cáo của Chính phủ về kết quả lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, về cơ bản, Ban Chỉ đạo đã tổ chức thành công việc lấy ý kiến nhân dân đóng góp về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 thời gian qua. Dự thảo Báo cáo được chuẩn bị công phu; các ý kiến được tổng hợp một cách trung thực, đầy đủ, khách quan theo đúng Hướng dẫn số 239 của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
Ghi nhận và đánh giá cao các ý kiến đóng góp của các tầng lớp nhân dân, cơ quan, tổ chức thể hiện trong Dự thảo Báo cáo cũng như ý kiến của các chuyên gia tại hội thảo, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng các ý kiến đóng góp rất sâu sắc, cụ thể, chất lượng cao, thể hiện quá trình nghiên cứu, phân tích, đề xuất một cách khoa học, có tính hệ thống. Ban Chỉ đạo sẽ tiếp thu và tổng hợp để hoàn thiện Dự thảo Báo cáo, Phó Thủ tướng khẳng định.
Biểu dương nỗ lực của các thành viên Ban Chỉ đạo trong việc khắc phục khó khăn về thời gian ngắn, tổ chức tổng hợp, phân tích, xây dựng Dự thảo Báo cáo đầy đủ, chặt chẽ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Chính phủ sẽ tổ chức một phiên họp chuyên đề để xem xét một cách toàn diện, khách quan và bàn bạc thông qua Dự thảo quan trọng này.
Trân trọng và hoan nghênh các ý kiến đóng góp tại hội thảo góp phần hướng tới xây dựng mô hình Chính phủ ngày càng hoàn thiện; đủ mạnh điều hành kinh tế-xã hội của đất nước, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các chuyên gia, nhà khoa học, cán bộ quản lý tiếp tục bổ sung, đóng góp thêm những ý kiến có chất lượng góp phần hoàn thiện Dự thảo Báo cáo./.
Quang Vũ (TTXVN)