Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Campuchia Hun Sen nêu rõ hội nghị trênlà rất quan trọng nhằm củng cố và mở rộng hợp tác về pháp lý và tư pháp trongkhuôn khổ ASEAN hướng tới hội nhập Cộng đồng, trong bối cảnh ASEAN đang phải đốimặt với một loạt thách thức ở cả trong và ngoài khu vực, và có nhiều vấn đề cấpbách phải giải quyết.
Bộ trưởng Tư pháp nước chủ nhà, ông Ang Vong Anthana cho biết hội nghị sẽ xemxét và quyết định những vấn đề bao gồm văn bản hướng dẫn luật về chính phủASEAN, triển khai Hiệp ước tương trợ pháp lý trong các vấn đề hình sự, diễn đànpháp luật ASEAN, trao đổi các chuyến thăm nghiên cứu của các quan chức ngànhluật, quan chức luật pháp của chính phủ và giới chức thông tin luật pháp.
Các đại biểu dự hội nghị cũng dự kiến thảo luận việc triển khai Công ướcASEAN về chống khủng bố, triển khai các hiệp định khu vực và tiểu khu vực về hợptác tư pháp trong lĩnh vực hình sự và triển khai mô hình luật an ninh hàng hải.
Bên cạnh đó, hội nghị sẽ thảo luận việc tăng cường trợ giúp lẫn nhau về tưpháp trong các vấn đề dân sự và thương mại giữa các nước thành viên, các phươngthức nhằm hài hòa luật thương mại ASEAN và hiệp định khung về bảo tồn môi trườngbiển và bờ biển.
Bộ trưởng Vathana cho rằng hỗ trợ về luật pháp là quan trọng nhằm giảm thiểucác trở ngại trong quá trình tăng cường hợp tác hòa bình trong Cộng đồng ASEANvà đảm bảo ổn định chính trị và an ninh giữa các quốc gia thành viên.
Hội nghị Bộ trưởng tư pháp ASEAN lần đầu tiên, diễn ra vào tháng 4/1986 tạiIndonesia, thường được tổ chức 3 năm một lần nhằm củng cố hệ thống tư pháp vàpháp lý và thành lập một khung pháp lý chống tội phạm xuyên quốc gia và các hìnhthức phạm tội khác./.