Gần 200 Mục sư, Chấp sự, Trưởng điểm nhóm đạo Tin lành của các tỉnh, thành phố Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng đã tham dự hội nghị Hội nghị công tác đối với đạo Tin Lành, khai mạc chiều 6/6, tại thành phố Đà Nẵng.
Hội nghị này nhằm phổ biến chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo nói chung và đối với đạo Tin lành nói riêng.
Trong thời gian hội nghị từ ngày 6-8/6, các đại biểu sẽ được nghe phổ biến các văn bản pháp luật Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo bao gồm Lệnh của Chủ tịch Nước về công bố Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo; Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo; Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo; Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin lành...
Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh cho biết trong những năm qua, thành phố Đà Nẵng có những bước tiến vượt bậc trên tất cả các mặt kinh tế-xã hội, trở thành đô thị trung tâm của khu vực miền Trung-Tây Nguyên.
Trên địa bàn thành phố hiện nay có 11 tổ chức tôn giáo đang hoạt động ổn định; riêng với đạo Tin lành có 5 tổ chức hệ phái Tin lành được Nhà nước công nhận pháp nhân, gồm Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam), Hội Truyền giáo cơ đốc Việt Nam, Giáo hội cơ đốc Phục Lâm Việt Nam, Hội thánh Báptit Việt Nam (Nam Phương), Hội thánh Tin lành Mennonite; có tổng số 12 cơ sở thờ tự, 35 chức sắc, trong đó có 27 mục sư, 8 truyền đạo với 7.600 tín đồ các hệ phái Tin lành.
Từ khi có Chỉ thị 01/2005/CT-TTg ngày 04/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin lành, được sự quan tâm chỉ đạo của thành phố, các cơ quan chức năng phối hợp với chính quyền địa phương đã xem xét cấp Giấy chứng nhận sinh hoạt cho 15 điểm nhóm các hệ phái Tin lành.
Đối với hoạt động tôn giáo, chính quyền thành phố luôn thực hiện nhất quán quan điểm của Đảng “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.”
Chính quyền các cấp luôn quan tâm, tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo nói chung, trong đó có đạo Tin lành nói riêng hoạt động tôn giáo bình thường, thuần túy tôn giáo, đúng quy định pháp luật. Hầu hết chức sắc, chức việc, tín đồ các tổ chức tôn giáo đồng thuận với chính quyền về thực hiện các chủ trương xây dựng, phát triển thành phố; đặc biệt là chương trình “5 không,” “3 có” đã góp phần đảm bảo an sinh xã hội, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần nhân dân; trong đó có đồng bào theo các tôn giáo.
Nhiều phong trào thi đua yêu nước do địa phương phát động được đông đảo tín đồ các tôn giáo tham gia hưởng ứng tích cực, ngày càng nhiều gương điển hình tiên tiến, “người tốt, việc tốt,” “sống tốt đời, đẹp đạo,”… thể hiện các tôn giáo ngày càng đồng thuận các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, đoàn kết, gắn bó đồng hành cùng dân tộc./.
Hội nghị này nhằm phổ biến chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo nói chung và đối với đạo Tin lành nói riêng.
Trong thời gian hội nghị từ ngày 6-8/6, các đại biểu sẽ được nghe phổ biến các văn bản pháp luật Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo bao gồm Lệnh của Chủ tịch Nước về công bố Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo; Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo; Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo; Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin lành...
Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh cho biết trong những năm qua, thành phố Đà Nẵng có những bước tiến vượt bậc trên tất cả các mặt kinh tế-xã hội, trở thành đô thị trung tâm của khu vực miền Trung-Tây Nguyên.
Trên địa bàn thành phố hiện nay có 11 tổ chức tôn giáo đang hoạt động ổn định; riêng với đạo Tin lành có 5 tổ chức hệ phái Tin lành được Nhà nước công nhận pháp nhân, gồm Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam), Hội Truyền giáo cơ đốc Việt Nam, Giáo hội cơ đốc Phục Lâm Việt Nam, Hội thánh Báptit Việt Nam (Nam Phương), Hội thánh Tin lành Mennonite; có tổng số 12 cơ sở thờ tự, 35 chức sắc, trong đó có 27 mục sư, 8 truyền đạo với 7.600 tín đồ các hệ phái Tin lành.
Từ khi có Chỉ thị 01/2005/CT-TTg ngày 04/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin lành, được sự quan tâm chỉ đạo của thành phố, các cơ quan chức năng phối hợp với chính quyền địa phương đã xem xét cấp Giấy chứng nhận sinh hoạt cho 15 điểm nhóm các hệ phái Tin lành.
Đối với hoạt động tôn giáo, chính quyền thành phố luôn thực hiện nhất quán quan điểm của Đảng “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.”
Chính quyền các cấp luôn quan tâm, tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo nói chung, trong đó có đạo Tin lành nói riêng hoạt động tôn giáo bình thường, thuần túy tôn giáo, đúng quy định pháp luật. Hầu hết chức sắc, chức việc, tín đồ các tổ chức tôn giáo đồng thuận với chính quyền về thực hiện các chủ trương xây dựng, phát triển thành phố; đặc biệt là chương trình “5 không,” “3 có” đã góp phần đảm bảo an sinh xã hội, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần nhân dân; trong đó có đồng bào theo các tôn giáo.
Nhiều phong trào thi đua yêu nước do địa phương phát động được đông đảo tín đồ các tôn giáo tham gia hưởng ứng tích cực, ngày càng nhiều gương điển hình tiên tiến, “người tốt, việc tốt,” “sống tốt đời, đẹp đạo,”… thể hiện các tôn giáo ngày càng đồng thuận các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, đoàn kết, gắn bó đồng hành cùng dân tộc./.
Văn Sơn (TTXVN)