Ngày 29/1 tại Hà Nội, Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội tổ chức "Hội nghị đóng góp ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992" với sự tham gia của các cán bộ lão thành trong công tác đối ngoại, thành viên Ủy ban Đối ngoại, các nguyên là lãnh đạo Ủy ban Đối ngoại qua các nhiệm kỳ, những người làm công tác nghiên cứu.
Phát biểu tại hội nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Trần Văn Hằng nhấn mạnh: Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước, là nền tảng chính trị-pháp lý cho sự phát triển của đất nước. Sửa đổi Hiến pháp là sự kiện chính trị trọng đại của đất nước, liên quan trực tiếp đến toàn xã hội và từng người dân, đòi hỏi sự tham gia rộng rãi, trí tuệ tập thể của đông đảo các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các chuyên gia nhà khoa học và những người làm công tác thực tiễn.
Trong lịch sử lập hiến của Việt Nam, việc xây dựng, ban hành và sửa đổi, bổ sung Hiến pháp đều tiến hành lấy ý kiến nhân dân. Việc lấy ý kiến nhân dân sẽ tập hợp được trí tuệ của toàn dân nhằm phản ánh được đầy đủ ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Điều này xuất phát từ tư tưởng và nguyên tắc cốt lõi Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân vì nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
Các đại biểu tham dự hội nghị đã tham gia đóng góp ý kiến về các nội dung sửa đổi của Hiến pháp năm 1992 tập trung vào các vấn đề liên quan đến lĩnh vực đối ngoại như: việc thể chế hóa đường lối đối ngoại trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp; cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sửa đổi, bổ sung thẩm quyền phê chuẩn điều ước, sự phù hợp giữa các quy định về quyền con người trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp với các điều ước quốc tế liên quan đến nhân quyền mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia; vai trò của Quốc hội và sự phân công, phối hợp giữa Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ trong việc thực hiện chính sách đối ngoại của Nhà nước.
Ngoài ra, các đại biểu còn đóng góp nhiều ý kiến về các vấn đề khác trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cũng như kỹ thuật lập hiến nhằm góp phần nâng cao chất lượng Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cho phù hợp với yêu cầu và thực tiễn phát triển đất nước trong giai đoạn mới.
Các ý kiến đóng góp của các đại biểu tham dự hội nghị sẽ được Ủy ban Đối ngoại tổng hợp, thể hiện trong Báo cáo tổng hợp ý kiến của Ủy ban Đối ngoại gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước ngày 15/3/2013 theo tiến độ của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992./.
Phát biểu tại hội nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Trần Văn Hằng nhấn mạnh: Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước, là nền tảng chính trị-pháp lý cho sự phát triển của đất nước. Sửa đổi Hiến pháp là sự kiện chính trị trọng đại của đất nước, liên quan trực tiếp đến toàn xã hội và từng người dân, đòi hỏi sự tham gia rộng rãi, trí tuệ tập thể của đông đảo các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các chuyên gia nhà khoa học và những người làm công tác thực tiễn.
Trong lịch sử lập hiến của Việt Nam, việc xây dựng, ban hành và sửa đổi, bổ sung Hiến pháp đều tiến hành lấy ý kiến nhân dân. Việc lấy ý kiến nhân dân sẽ tập hợp được trí tuệ của toàn dân nhằm phản ánh được đầy đủ ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Điều này xuất phát từ tư tưởng và nguyên tắc cốt lõi Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân vì nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
Các đại biểu tham dự hội nghị đã tham gia đóng góp ý kiến về các nội dung sửa đổi của Hiến pháp năm 1992 tập trung vào các vấn đề liên quan đến lĩnh vực đối ngoại như: việc thể chế hóa đường lối đối ngoại trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp; cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sửa đổi, bổ sung thẩm quyền phê chuẩn điều ước, sự phù hợp giữa các quy định về quyền con người trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp với các điều ước quốc tế liên quan đến nhân quyền mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia; vai trò của Quốc hội và sự phân công, phối hợp giữa Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ trong việc thực hiện chính sách đối ngoại của Nhà nước.
Ngoài ra, các đại biểu còn đóng góp nhiều ý kiến về các vấn đề khác trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cũng như kỹ thuật lập hiến nhằm góp phần nâng cao chất lượng Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cho phù hợp với yêu cầu và thực tiễn phát triển đất nước trong giai đoạn mới.
Các ý kiến đóng góp của các đại biểu tham dự hội nghị sẽ được Ủy ban Đối ngoại tổng hợp, thể hiện trong Báo cáo tổng hợp ý kiến của Ủy ban Đối ngoại gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước ngày 15/3/2013 theo tiến độ của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992./.
Nguyễn Hồng Điệp (TTXVN)