Sáng 5/11, Hội nghị hợp tác phi tập trung Việt-Pháp lần thứ 8 đã khai mạc tại Hải Phòng với sự tham dự của hơn 500 đại biểu thuộc 22 tỉnh, thành phố của Việt Nam và 20 tỉnh, vùng của Pháp.
Thông điệp của hội nghị lần này là "Tăng cường liên kết vì sự phát triển bền vững."
Các đại biểu đã đánh giá khái quát chung về tình hình hợp tác giữa các địa phương, bài học kinh nghiệm, các vấn đề phục vụ phát triển hợp tác phi tập trung Việt-Pháp nói chung và của địa phương với đối tác nói riêng.
Phát biểu chào mừng hội nghị, ông Trần Văn Tuấn, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Việt Nam đánh giá cao mối quan hệ hợp tác giữa hai nước và các địa phương của hai nước.
Hội nghị lần này là dịp đẩy mạnh sự hợp tác quan hệ sẵn có dựa trên những kết quả đạt được từ các hội nghị hợp tác phi tập trung trước đó.
Các địa phương của hai nước sẽ cùng thảo luận về các vấn đề như môi trường hợp tác phi tập trung; hành động vì sự phát triển bền vững; đào tạo-giáo dục; văn hóa, di sản; dịch vụ công (chính quyền địa phương và quản trị địa phương)... Đây là các vấn đề mà hai nước và các địa phương của hai nước cùng quan tâm.
Sự thành công của hợp tác phi tập trung là kết quả của sự cam kết, liên kết giúp đỡ lẫn nhau giữa các địa phương của hai nước. Thực tế cho thấy, tăng cường hợp tác với Pháp đã giúp nhiều địa phương của Việt Nam giải quyết có hiệu quả nhiều vấn đề đặt ra như cải thiện kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, cải cách thủ tục hành chính, y tế, giáo dục...
Ngoài ra, đây còn là cơ hội tăng cường sự giao lưu, hợp tác, hiểu biết về văn hóa, kinh tế xã hội giữa các địa phương của hai nước.
Bộ trưởng Trần Văn Tuấn hy vọng sau hội nghị này sẽ có thêm nhiều dự án mới về hợp tác Việt-Pháp sẽ được ký kết, triển khai, hiện thực hóa, góp phần cải thiện một bước về chất mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước.
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam Jean Francois Girault cũng đánh giá cao sự hợp tác giữa các địa phương của 2 nước, ngày càng phát triển, mở rộng trên nhiều lĩnh vực đời sống văn hóa, giáo dục, y tế, hành chính công... Việt Nam đang là quốc gia châu Á nhận được nhiều dự án và đầu tư tài chính của Pháp nhất.
Ngài đại sứ cho rằng thế giới ngày nay muốn trở thành "làng toàn cầu" thì cần thiết phải có sự chia sẻ, hiểu biết lẫn nhau và đây chính là cơ hội để hai nước thúc đẩy sự hợp tác, góp phần đưa thế giới gắn bó, gần nhau hơn.
Mối quan hệ hợp tác hữu nghị Việt-Pháp được hình thành từ rất lâu và phát triển mạnh mẽ, được khẳng định qua một số hoạt động thường xuyên như những chuyến thăm của nguyên thủ giữa hai nước, văn bản khung hợp tác đối tác giai đoạn 2006-2010.
Những trao đổi thương mại là hoạt động trao đổi quan trọng và ngày càng tăng giữa hai nước. Kim ngạch thương mại giữa hai nước tăng 7% từ năm 2008 đến nay; số vốn đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Pháp tại Việt Nam đạt 2,4 tỷ USD.
Ba lĩnh vực ưu tiên chính để hỗ trợ tăng trưởng, phát triển bền vững giữa hai nước trong giai đoạn 2011-2015 là hỗ trợ tăng trưởng, phát triển bền vững, khí hậu, đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Hợp tác phi tập trung giữa các tổ chức dân sự và các chính quyền địa phương hai bên là yếu tố quan trọng của mối quan hệ hợp tác, tin cậy lẫn nhau của hai nước.
Sự hợp tác này được hình thành từ việc thiết lập mối quan hệ đối tác đầu tiên giữa thành phố Hà Nội và các Ile de France cách đây 30 năm, đến nay, không ngừng phát triển, mở rộng với sự tham gia của 19 tỉnh, thành phố của Pháp và 24 tỉnh, thành phố Việt Nam, triển khai hơn 60 dự án với các mục tiêu, nội dung thiết thực, góp phần tích cực phát triển kinh tế, kết cấu hạ tầng; giáo dục đào tạo; nghiên cứu khoa học, truyền bá Pháp ngữ, thể chế, quản lý và môi trường tại nhiều địa phương của Việt Nam./.
Thông điệp của hội nghị lần này là "Tăng cường liên kết vì sự phát triển bền vững."
Các đại biểu đã đánh giá khái quát chung về tình hình hợp tác giữa các địa phương, bài học kinh nghiệm, các vấn đề phục vụ phát triển hợp tác phi tập trung Việt-Pháp nói chung và của địa phương với đối tác nói riêng.
Phát biểu chào mừng hội nghị, ông Trần Văn Tuấn, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Việt Nam đánh giá cao mối quan hệ hợp tác giữa hai nước và các địa phương của hai nước.
Hội nghị lần này là dịp đẩy mạnh sự hợp tác quan hệ sẵn có dựa trên những kết quả đạt được từ các hội nghị hợp tác phi tập trung trước đó.
Các địa phương của hai nước sẽ cùng thảo luận về các vấn đề như môi trường hợp tác phi tập trung; hành động vì sự phát triển bền vững; đào tạo-giáo dục; văn hóa, di sản; dịch vụ công (chính quyền địa phương và quản trị địa phương)... Đây là các vấn đề mà hai nước và các địa phương của hai nước cùng quan tâm.
Sự thành công của hợp tác phi tập trung là kết quả của sự cam kết, liên kết giúp đỡ lẫn nhau giữa các địa phương của hai nước. Thực tế cho thấy, tăng cường hợp tác với Pháp đã giúp nhiều địa phương của Việt Nam giải quyết có hiệu quả nhiều vấn đề đặt ra như cải thiện kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, cải cách thủ tục hành chính, y tế, giáo dục...
Ngoài ra, đây còn là cơ hội tăng cường sự giao lưu, hợp tác, hiểu biết về văn hóa, kinh tế xã hội giữa các địa phương của hai nước.
Bộ trưởng Trần Văn Tuấn hy vọng sau hội nghị này sẽ có thêm nhiều dự án mới về hợp tác Việt-Pháp sẽ được ký kết, triển khai, hiện thực hóa, góp phần cải thiện một bước về chất mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước.
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam Jean Francois Girault cũng đánh giá cao sự hợp tác giữa các địa phương của 2 nước, ngày càng phát triển, mở rộng trên nhiều lĩnh vực đời sống văn hóa, giáo dục, y tế, hành chính công... Việt Nam đang là quốc gia châu Á nhận được nhiều dự án và đầu tư tài chính của Pháp nhất.
Ngài đại sứ cho rằng thế giới ngày nay muốn trở thành "làng toàn cầu" thì cần thiết phải có sự chia sẻ, hiểu biết lẫn nhau và đây chính là cơ hội để hai nước thúc đẩy sự hợp tác, góp phần đưa thế giới gắn bó, gần nhau hơn.
Mối quan hệ hợp tác hữu nghị Việt-Pháp được hình thành từ rất lâu và phát triển mạnh mẽ, được khẳng định qua một số hoạt động thường xuyên như những chuyến thăm của nguyên thủ giữa hai nước, văn bản khung hợp tác đối tác giai đoạn 2006-2010.
Những trao đổi thương mại là hoạt động trao đổi quan trọng và ngày càng tăng giữa hai nước. Kim ngạch thương mại giữa hai nước tăng 7% từ năm 2008 đến nay; số vốn đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Pháp tại Việt Nam đạt 2,4 tỷ USD.
Ba lĩnh vực ưu tiên chính để hỗ trợ tăng trưởng, phát triển bền vững giữa hai nước trong giai đoạn 2011-2015 là hỗ trợ tăng trưởng, phát triển bền vững, khí hậu, đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Hợp tác phi tập trung giữa các tổ chức dân sự và các chính quyền địa phương hai bên là yếu tố quan trọng của mối quan hệ hợp tác, tin cậy lẫn nhau của hai nước.
Sự hợp tác này được hình thành từ việc thiết lập mối quan hệ đối tác đầu tiên giữa thành phố Hà Nội và các Ile de France cách đây 30 năm, đến nay, không ngừng phát triển, mở rộng với sự tham gia của 19 tỉnh, thành phố của Pháp và 24 tỉnh, thành phố Việt Nam, triển khai hơn 60 dự án với các mục tiêu, nội dung thiết thực, góp phần tích cực phát triển kinh tế, kết cấu hạ tầng; giáo dục đào tạo; nghiên cứu khoa học, truyền bá Pháp ngữ, thể chế, quản lý và môi trường tại nhiều địa phương của Việt Nam./.
Minh Thu (TTXVN/Vietnam+)