Hội nghị, sẽ kéo dài đến ngày 25/10, tập trung thảo luận các vấn đề cấpthiết liên quan đến việc ứng phó với thảm họa thiên tai đang ngày một gia tăngvề số lượng và mức độ gây thiệt hại, do biến đổi khí hậu gây ra; xem xét việctiếp tục thỏa thuận toàn diện đầu tiên về giảm nhẹ rủi ro thiên tai; đóng gópvào quá trình tham vấn về giảm nhẹ rủi ro thiên tai; trao đổi và tìm kiếm cácbiện pháp nâng cao năng lực và thúc đẩy hành động ở cấp địa phương trong giảmnhẹ rủi ro thiên tai.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyonođã nhấn mạnh đến sự cần thiết tăng cường hợp tác quốc tế trong giảm nhẹ rủi rothiên tai, nhất là giảm thiểu phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, làm gia tăngtác động của biến đổi khí hậu.
Tổng thống Yudhoyono cho biết châu Á chiếm phần lớn trong danh sách cácquốc gia bị ảnh hưởng bởi thảm họa thiên tai trên toàn cầu. Trong năm 2011, 137trong tổng số 302 thảm họa tự nhiên đã xảy ra ở châu Á, gây thiệt hại kinh tếtrên 294 tỷ USD.
Riêng Indonesia, do nằm trên "Vành đai lửa" Thái Bình Dương nên luôn phảiđối mặt với các rủi ro từ động đất, núi lửa và sóng thần, và có tới 396 khu vựcnguy cơ thiên tai cao trong tổng số 494 khu vực dễ bị thiên tai trong cả nước.
Tổng thống Yudhoyono nêu rõ rằng hiệu quả của giảm nhẹ rủi ro thiên taiphụ thuộc lớn vào năng lực phòng và ứng phó của chính quyền cơ sở và cộng đồngtại những khu vực dễ bị thiên tai, nên các chính phủ cần dành sự quan tâm và đầutư thích đáng cho việc nâng cao năng lực và gắn kết nỗ lực của các địa phươngtrong kế hoạch giảm thiểu rủi ro thiên tai quốc gia.
Ông Yudhoyono nhấn mạnh rằng cần chú trọng các biện pháp để tăng cườngnăng lực quản lý thiên tai của các cấp cơ sở và cộng đồng, thúc đẩy sự tham giacủa tất cả các bên liên quan, xây dựng năng lực nguồn nhân lực, thành lập cácquỹ, gắn kết năng lực quốc gia và địa phương, liên kết giảm thiểu rủi ro thiêntai và thích ứng một cách chủ động với biến đổi khí hậu./.