Kết thúc phiên họp cấp cao của Hội nghị quốc tế về Sáng kiến Thống nhất hành động (DaO) của Liên hợp quốc, đại diện của Liên hợp quốc và các chính phủ đang thực hiện, tự nguyện và quan tâm đến việc thực hiện sáng kiến “Thống nhất hành động” đã cùng đưa ra Tuyên bố Hà Nội nhằm làm rõ định hướng của sáng kiến “Thống nhất hành động.”
Tuyên bố Hà Nội tái khẳng định cách thức hoạt động trước đây không còn phù hợp và kêu gọi Liên hợp quốc thể chế hóa hệ thống quản lý và tổ chức hoạt động có khả năng nâng cao hiệu quả, hiệu lực tại các nước.
Tuyên bố cũng kêu gọi các nhà tài trợ cung cấp các gói tài trợ lâu dài cho các nước để phương thức “Thống nhất hành động” được thực hiện tốt ở các nước thí điểm và có thể áp dụng được ở các nước thành viên của Liên hợp quốc.
Các nhà tài trợ cũng đưa ra tuyên bố ủng hộ Tuyên bố Hà Nội, đánh giá cao các nước thực hiện sáng kiến “Thống nhất hành động” đã thể hiện sự tự chủ, định hướng và chủ động đối với các yêu cầu của Chính phủ trong phối hợp làm việc với một chương trình của Liên hợp quốc.
Sáng 16/6, Hội nghị cấp bộ trưởng về tổng kết thực hiện thí điểm Sáng kiến thống nhất hành động của Liên hợp quốc đã chính thức khai mạc tại Hà Nội.
Hội nghị nghe bộ trưởng của 36 quốc gia trong đó có 8 nước thí điểm thực hiện sáng kiến cải cách của Liên hợp quốc, 10 nước tự nguyện thực hiện sáng kiến, 18 nước tài trợ và quan tâm, thảo luận và đánh giá về những kết quả đạt được trong 3 năm qua và bàn phương hướng cho những năm tiếp theo.
Hội nghị đã đưa ra những mục tiêu cụ thể, trong đó có chia sẻ kết quả và kết luận từ đánh giá quốc gia, đưa ra chương trình nghị sự cho các hành động tiếp theo để tăng cường và thúc đẩy sâu rộng hơn nữa cách tiếp cận DaO cho các quốc gia tự nguyện triển khai, thông tin rộng rãi về tiến độ và các vấn đề quan trọng của DaO với các bên quan tâm nhằm huy động hỗ trợ của các chương trình, các quốc gia cũng như hệ thống Liên hợp quốc để đẩy mạnh cải cách./.
Tuyên bố Hà Nội tái khẳng định cách thức hoạt động trước đây không còn phù hợp và kêu gọi Liên hợp quốc thể chế hóa hệ thống quản lý và tổ chức hoạt động có khả năng nâng cao hiệu quả, hiệu lực tại các nước.
Tuyên bố cũng kêu gọi các nhà tài trợ cung cấp các gói tài trợ lâu dài cho các nước để phương thức “Thống nhất hành động” được thực hiện tốt ở các nước thí điểm và có thể áp dụng được ở các nước thành viên của Liên hợp quốc.
Các nhà tài trợ cũng đưa ra tuyên bố ủng hộ Tuyên bố Hà Nội, đánh giá cao các nước thực hiện sáng kiến “Thống nhất hành động” đã thể hiện sự tự chủ, định hướng và chủ động đối với các yêu cầu của Chính phủ trong phối hợp làm việc với một chương trình của Liên hợp quốc.
Sáng 16/6, Hội nghị cấp bộ trưởng về tổng kết thực hiện thí điểm Sáng kiến thống nhất hành động của Liên hợp quốc đã chính thức khai mạc tại Hà Nội.
Hội nghị nghe bộ trưởng của 36 quốc gia trong đó có 8 nước thí điểm thực hiện sáng kiến cải cách của Liên hợp quốc, 10 nước tự nguyện thực hiện sáng kiến, 18 nước tài trợ và quan tâm, thảo luận và đánh giá về những kết quả đạt được trong 3 năm qua và bàn phương hướng cho những năm tiếp theo.
Hội nghị đã đưa ra những mục tiêu cụ thể, trong đó có chia sẻ kết quả và kết luận từ đánh giá quốc gia, đưa ra chương trình nghị sự cho các hành động tiếp theo để tăng cường và thúc đẩy sâu rộng hơn nữa cách tiếp cận DaO cho các quốc gia tự nguyện triển khai, thông tin rộng rãi về tiến độ và các vấn đề quan trọng của DaO với các bên quan tâm nhằm huy động hỗ trợ của các chương trình, các quốc gia cũng như hệ thống Liên hợp quốc để đẩy mạnh cải cách./.
Thúy Hiền (TTXVN/Vietnam+)