Hội Nông dân góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992

Nhiều ý kiến tâm huyết, cụ thể đã được các thành viên Hội Nông dân Việt Nam đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Sáng 12/3, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức Hội nghị lấy ýkiến góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Đa số ý kiến đều nhất trí cho rằng Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 có nhiềunội dung đổi mới quan trọng, tiến bộ trên cơ sở tổng kết việc thi hành Hiến phápnăm 1992 và đảm bảo cụ thể hóa các quan điểm chỉ đạo của Đảng trong Cương lĩnhxây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triểnnăm 2011).

Dự thảo kế thừa những quy định của Hiến pháp năm 1992 và các bản Hiến pháp trướcđây còn phù hợp, đồng thời sửa đổi, bổ sung những vấn đề thực sự cần thiết đãđược thực tiễn chứng minh, có đủ cơ sở, nhận được sự thống nhất cao, phù hợp vớitình hình mới.

Về bố cục và kỹ thuật xây dựng Hiến pháp, Dự thảo Hiến pháp năm 1992 với 11chương và 124 điều, ngắn gọn, súc tích hơn rất nhiều so với Hiến pháp năm 1992(gồm 12 chương, 147 điều) và các bản Hiến pháp trước đó mà vẫn bao gồm đầy đủcác thành tố quan trọng căn bản nhất.

Bố cục Dự thảo hợp lý, rõ ràng, một số điều, khoản được sửa đổi, bổ sung đầy đủhơn, đồng thời cũng loại bỏ những điều khoản không còn phù hợp với sự phát triểncủa đất nước.

Góp ý về các quy định liên quan đến tổ chức Hội Nông dân Việt Nam và giai cấpnông dân, có ý kiến đề nghị bổ sung khoản 1, điều 9 các tổ chức thành viên củaMặt trận Tổ quốc Việt Nam tên gọi của 5 tổ chức chính trị, xã hội hiện nay: HộiNông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binhđể thể hiện rõ hơn vị thế của các tổ chức chính trị-xã hội trong Hiến pháp.

Khoản 3, các đại biểu đề nghị thay cơ chế “tạo điều kiện” của Nhà nước bằng cơchế “đảm bảo” để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên hoạt độngcó hiệu quả. Quy định như vậy mới thể hiện sự bình đẳng, tôn trọng giữa các bộphận trong hệ thống chính trị.

Đề nghị bổ sung thêm 1 điều khoản về giai cấp nông dân và tổ chức Hội Nông dânViệt Nam trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là ý kiến chung của nhiều đạibiểu tại Hội nghị.

Theo bà Nguyễn Thị Thúy, Phó trưởng Ban Tuyên huấn, Hội Nông dân Việt Nam là tổchức chính trị-xã hội đại diện của giai cấp nông dân, chăm lo và bảo vệ quyền vàlợi ích chính đáng, hợp pháp của giai cấp nông dân. Dưới sự lãnh đạo của ĐảngCộng sản Việt Nam trong công cuộc đổi mới, Hội Nông dân Việt Nam đã không ngừnglớn mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Vì vậy, cần có điều khoản quyđịnh về giai cấp nông dân và tổ chức đại diện là Hội Nông dân Việt Nam, tương tựnhư Điều 10 về tổ chức Công đoàn Việt Nam đại diện cho giai cấp công nhân.

Đa số các ý kiến góp ý đều nhất trí cao với Điều 4 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp,khẳng định vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, một số ý kiến đề nghịbổ sung thêm cụm từ “duy nhất” trong khoản 1 “Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiênphong của giai cấp công nhân... là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xãhội.”

Góp ý Điều 1, ông Nguyễn Văn Đạt, Ban Kiểm tra đề nghị đảo cụm từ “độc lập” lêntrước “dân chủ” vì nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải có độc lập mớicó dân chủ.

Điều 2, Dự thảo Hiến pháp nêu rõ “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mànền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũtrí thức,” ông Phạm Xuân Hồng, Phó trưởng Ban Tổ chức đề nghị nên thay bằng cụmtừ “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là khối đại đoàn kếttoàn dân tộc.”

Góp ý Chương II, nhiều ý kiến đề nghị trong Dự thảo nên sắp xếp các quyền conngười, quyền công dân một cách khoa học, theo một trình tự logic hơn để đảm bảodễ hiểu, dễ thực hiện.

Góp ý Điều 21, bà Bế Thị Yến, Trưởng Ban Kiểm tra cho rằng “Mọi người có quyềnsống” là quy định mới, rất cần thiết. Tuy nhiên, theo bà Yến, quy định như vậylà chưa đủ, đề nghị quy định “Mọi người có quyền sống, trừ trường hợp do phápluật quy định.”

Góp ý Điều 58, ông Phạm Hồng Sơn, Phó trưởng Ban Xã hội-Dân số-Gia đình đề nghịKhoản 3 nên xem xét lại việc Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân sử dụng đểthực hiện các dự án phát triển kinh tế. Thực tế trong những năm qua, việc thuhồi đất để thực hiện các dự án kinh tế có nhiều bất cập, đặc biệt là phương diệnbảo vệ quỹ đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và làm gia tăng khiếu kiện củanhân dân, ảnh hưởng đến tình hình an ninh, chính trị, trật tự xã hội.

Đại biểu đề nghị quy định theo hướng các chủ đầu tư dự án phát triển kinh tếphải thương lượng với người sử dụng đất theo nguyên tắc thỏa thuận, có đền bùthỏa đáng theo giá thị trường./.

KT (TTXVN)

Tin cùng chuyên mục