Trong khuôn khổ các thảo luận về khung pháp lý cho hoạt động báo chí phòng chống tham nhũng, ngày 15/10, tại Hà Nội, báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp Trung tâm Truyền thông Giáo dục Cộng đồng (MEC) trực thuộc Hội Liên hiệp Khoa học kỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo với chủ đề “Bảo vệ nguồn tin: Pháp lý và đạo đức báo chí.”
Đại diện các cơ quan báo chí đã tham dự và đóng góp nhiều ý kiến thảo luận về việc so sánh đối chiếu giữa các quy định có liên quan trong dự thảo Luật Phòng chống Tham nhũng sửa đổi với Luật Báo chí; vấn đề bảo vệ nguồn tin của người làm báo và một số đề xuất tới Quốc hội, Chính phủ và cơ quan quản lý nhà nước về báo chí, nhằm hoàn thiện hơn nữa hành lang pháp lý cho nghề báo.
Ông Hoàng Nghĩa Nhân, Phó Trưởng Văn phòng đại diện Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh cho biết dự thảo gần đây nhất của Luật phòng, chống tham nhũng bổ sung một khoản có nội dung: “Cơ quan báo chí, phóng viên đưa tin về hành vi tham nhũng có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền để phục vụ cho việc xác minh, làm rõ hành vi tham nhũng.”
Trong khi đó, Điều 7 Luật Báo chí hiện hành quy định: “Báo chí có quyền và nghĩa vụ không tiết lộ tên người cung cấp thông tin nếu có hại cho người đó, trừ trường hợp có yêu cầu của Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân hoặc Chánh án Tòa án Nhân dân cấp tỉnh và tương đương trở lên cần thiết cho việc điều tra, xét xử tội phạm nghiêm trọng.”
Nguồn tin là nguồn nuôi dưỡng sự sống của tờ báo, với thể loại báo chí điều tra chống tiêu cực, tham nhũng thì nguồn tin là số một. Trong điều kiện hiện nay, khi báo chí được đánh giá ngày càng có vai trò quan trọng trong công tác phòng, chống tham nhũng thì thay vì mở rộng, cần thu hẹp đối tượng được yêu cầu cơ quan báo chí cung cấp nguồn tin.
Cũng tại buổi Hội thảo, tiến sỹ Nguyễn Đình Lộc, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp nhận xét quy định quyền truy nguồn gốc thông tin đăng báo của Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân và Chánh án Tòa án Nhân dân là hợp lý, vì cả hai chức danh này do đại biểu của nhân dân bầu ra, nên khi phải quyết định trưng cầu thông tin từ báo chí họ sẽ cẩn trọng hơn./.
Đại diện các cơ quan báo chí đã tham dự và đóng góp nhiều ý kiến thảo luận về việc so sánh đối chiếu giữa các quy định có liên quan trong dự thảo Luật Phòng chống Tham nhũng sửa đổi với Luật Báo chí; vấn đề bảo vệ nguồn tin của người làm báo và một số đề xuất tới Quốc hội, Chính phủ và cơ quan quản lý nhà nước về báo chí, nhằm hoàn thiện hơn nữa hành lang pháp lý cho nghề báo.
Ông Hoàng Nghĩa Nhân, Phó Trưởng Văn phòng đại diện Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh cho biết dự thảo gần đây nhất của Luật phòng, chống tham nhũng bổ sung một khoản có nội dung: “Cơ quan báo chí, phóng viên đưa tin về hành vi tham nhũng có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền để phục vụ cho việc xác minh, làm rõ hành vi tham nhũng.”
Trong khi đó, Điều 7 Luật Báo chí hiện hành quy định: “Báo chí có quyền và nghĩa vụ không tiết lộ tên người cung cấp thông tin nếu có hại cho người đó, trừ trường hợp có yêu cầu của Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân hoặc Chánh án Tòa án Nhân dân cấp tỉnh và tương đương trở lên cần thiết cho việc điều tra, xét xử tội phạm nghiêm trọng.”
Nguồn tin là nguồn nuôi dưỡng sự sống của tờ báo, với thể loại báo chí điều tra chống tiêu cực, tham nhũng thì nguồn tin là số một. Trong điều kiện hiện nay, khi báo chí được đánh giá ngày càng có vai trò quan trọng trong công tác phòng, chống tham nhũng thì thay vì mở rộng, cần thu hẹp đối tượng được yêu cầu cơ quan báo chí cung cấp nguồn tin.
Cũng tại buổi Hội thảo, tiến sỹ Nguyễn Đình Lộc, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp nhận xét quy định quyền truy nguồn gốc thông tin đăng báo của Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân và Chánh án Tòa án Nhân dân là hợp lý, vì cả hai chức danh này do đại biểu của nhân dân bầu ra, nên khi phải quyết định trưng cầu thông tin từ báo chí họ sẽ cẩn trọng hơn./.
Thu Phương (TTXVN)