Ngày 27/9, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia-Sự thật đã phối hợp với Văn phòng Ban Chỉ đạo dự án Biên soạn lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào 1930-2007 tổ chức Hội thảo Biên soạn Văn kiện và Hồi ký quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam 1930-2007.
Hội thảo được tổ chức nhằm thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị hai nước Việt Nam và Lào về việc biên soạn Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam 1930-2007.
Chủ trì hội thảo có Trung tướng Chănxamỏn Chănnhalạt, Ủy viên Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng Ban biên soạn Văn kiện và Hồi ký quan hệ đặc biệt Lào-Việt Nam; Trưởng đoàn cán bộ biên soạn Văn kiện và Hồi ký quan hệ đặc biệt Lào-Việt Nam, ông Nguyễn Bắc Son, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; ông Nguyễn Duy Hùng, Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia-Sự thật.
Sau hơn ba năm thực hiện, bộ văn kiện (gồm 5 tập, với 3.830 trang) đã hoàn thiện và bộ hồi ký (gồm 3 tập, với 2.541 trang) đã tương đối hoàn chỉnh.
Các bộ văn kiện và hồi ký đã phản ánh sinh động mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước, hai Đảng, giữa Mặt trận, quân đội và nhân dân hai nước Việt Nam-Lào trong quá trình chiến đấu anh dũng chống quân xâm lược cũng như trong quá trình xây dựng đất nước. Mối quan hệ này còn thể hiện ở các cấp, các ngành, từ trung ương đến địa phương của hai nước.
Phát biểu kết luận hội thảo, các ông Chănxamỏn Chănnhalạt, Nguyễn Bắc Son, Nguyễn Duy Hùng đều nhất trí đánh giá, đây là một trong những công trình lớn, mang ý nghĩa chính trị và quốc tế sâu sắc.
Dựa trên những ý kiến đóng góp tại cuộc hội thảo, các thành viên trong Ban Văn kiện và Hồi ký của Việt Nam và Ban Văn kiện và Hồi ký của Lào cần tiếp tục sửa chữa, bổ sung nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng các bản thảo, để có thể nghiệm thu cấp nhà nước và trình các cấp có thẩm quyền của hai bên, thực hiện đúng kế hoạch đề ra.
Các ông cũng tin tưởng rằng, khi chính thức được xuất bản, các bộ Văn Kiện và Hồi ký về quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam sẽ là những công trình khoa học quan trọng, không chỉ góp phần tôn vinh tình hữu nghị, đoàn kết chiến đấu giữa hai Đảng, quân đội và nhân dân hai nước mà còn là tài liệu vô cùng quan trọng để tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân Việt Nam, nhân dân Lào, đặc biệt là thế hệ trẻ của hai nước về tình đoàn kết chiến đấu, thủy chung, son sắt mẫu mực của Việt Nam-Lào và Lào-Việt Nam, để tiếp tục phát huy.
Cũng tại Hội thảo, hai bên đã ký Biên bản ghi nhớ về những kết quả của quá trình làm văn kiện và hồi ký, cũng như những công việc còn lại cần giải quyết trong các bản thảo của bộ văn kiện và hồi ký.
Cùng ngày, ông Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đã tiếp đoàn cán bộ biên soạn Văn kiện và Hồi ký quan hệ đặc biệt Lào-Việt Nam.
Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Tô Huy Rứa khẳng định chương trình hợp tác giữa hai nước Việt Nam-Lào có sức lan tỏa, thu hút rộng lớn và ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống nhân dân, góp phần thắt chặt hơn nữa mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước.../.
Hội thảo được tổ chức nhằm thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị hai nước Việt Nam và Lào về việc biên soạn Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam 1930-2007.
Chủ trì hội thảo có Trung tướng Chănxamỏn Chănnhalạt, Ủy viên Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng Ban biên soạn Văn kiện và Hồi ký quan hệ đặc biệt Lào-Việt Nam; Trưởng đoàn cán bộ biên soạn Văn kiện và Hồi ký quan hệ đặc biệt Lào-Việt Nam, ông Nguyễn Bắc Son, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; ông Nguyễn Duy Hùng, Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia-Sự thật.
Sau hơn ba năm thực hiện, bộ văn kiện (gồm 5 tập, với 3.830 trang) đã hoàn thiện và bộ hồi ký (gồm 3 tập, với 2.541 trang) đã tương đối hoàn chỉnh.
Các bộ văn kiện và hồi ký đã phản ánh sinh động mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước, hai Đảng, giữa Mặt trận, quân đội và nhân dân hai nước Việt Nam-Lào trong quá trình chiến đấu anh dũng chống quân xâm lược cũng như trong quá trình xây dựng đất nước. Mối quan hệ này còn thể hiện ở các cấp, các ngành, từ trung ương đến địa phương của hai nước.
Phát biểu kết luận hội thảo, các ông Chănxamỏn Chănnhalạt, Nguyễn Bắc Son, Nguyễn Duy Hùng đều nhất trí đánh giá, đây là một trong những công trình lớn, mang ý nghĩa chính trị và quốc tế sâu sắc.
Dựa trên những ý kiến đóng góp tại cuộc hội thảo, các thành viên trong Ban Văn kiện và Hồi ký của Việt Nam và Ban Văn kiện và Hồi ký của Lào cần tiếp tục sửa chữa, bổ sung nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng các bản thảo, để có thể nghiệm thu cấp nhà nước và trình các cấp có thẩm quyền của hai bên, thực hiện đúng kế hoạch đề ra.
Các ông cũng tin tưởng rằng, khi chính thức được xuất bản, các bộ Văn Kiện và Hồi ký về quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam sẽ là những công trình khoa học quan trọng, không chỉ góp phần tôn vinh tình hữu nghị, đoàn kết chiến đấu giữa hai Đảng, quân đội và nhân dân hai nước mà còn là tài liệu vô cùng quan trọng để tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân Việt Nam, nhân dân Lào, đặc biệt là thế hệ trẻ của hai nước về tình đoàn kết chiến đấu, thủy chung, son sắt mẫu mực của Việt Nam-Lào và Lào-Việt Nam, để tiếp tục phát huy.
Cũng tại Hội thảo, hai bên đã ký Biên bản ghi nhớ về những kết quả của quá trình làm văn kiện và hồi ký, cũng như những công việc còn lại cần giải quyết trong các bản thảo của bộ văn kiện và hồi ký.
Cùng ngày, ông Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đã tiếp đoàn cán bộ biên soạn Văn kiện và Hồi ký quan hệ đặc biệt Lào-Việt Nam.
Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Tô Huy Rứa khẳng định chương trình hợp tác giữa hai nước Việt Nam-Lào có sức lan tỏa, thu hút rộng lớn và ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống nhân dân, góp phần thắt chặt hơn nữa mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước.../.
Phạm Ngọc Huệ (TTXVN/Vietnam+)