Ngày 2/7, Diễn đàn Pháp ngữ thế giới lần thứ nhất đã khai mạc tại thành phố Quebec của Canada và dự kiến kéo dài đến ngày 6/7, thu hút hơn 1.000 nghệ sỹ, diễn giả, doanh nhân, giới trẻ và đại diện các tổ chức xã hội dân sự của các nước.
Theo ban tổ chức, Diễn đàn Pháp ngữ lần này chú trọng bốn nội dung chính gồm kinh tế, văn hóa, vai trò của tiếng Pháp trong thế giới số và sự song hành của các ngôn ngữ trong thế giới toàn cầu hóa, đặc biệt trong bối cảnh tiếng Anh được quốc tế hóa mạnh mẽ.
Ngoài ra, các đại biểu sẽ thảo luận về các bước đi cụ thể nhằm hỗ trợ giới văn nghệ sỹ, sinh viên đại học và doanh nhân tại các nước nói tiếng Pháp, tăng cường việc xuất bản các ấn phẩm khoa học bằng Pháp ngữ và thúc đẩy thương mại.
Phát biểu tại diễn đàn, Tổng Thư ký Tổ chức quốc tế của cộng đồng Pháp ngữ Abdou Diouf nhấn mạnh tiếng Pháp hiện là ngôn ngữ được sử dụng hàng ngày và được giảng dạy tại năm châu lục, và số người nói tiếng Pháp đang ngày càng gia tăng, đặc biệt tại châu Phi.
Hiện có khoảng 220 triệu người trên thế giới nói tiếng Pháp và ước tính đến năm 2050, con số này sẽ tăng lên mức hơn 700 triệu người, 80% trong số đó là ở châu Phi. Tuy nhiên, ông Diouf cũng chỉ trích các trí thức và doanh nhân đã không dành nhiều sự hứng thú vào việc truyền bá tiếng Pháp thông qua những hoạt động kinh doanh của mình.
Trước đó thềm diễn đàn, một nhóm các nhà hoạt động của Canada, Lebanon, Algeria và Cameroon đã ký tên vào một đơn thư yêu cầu chấm dứt sự thống trị của tiếng Anh hiện nay.
Bức thư nhấn mạnh đến việc tiếng Pháp cần nắm bắt cơ hội để tăng cường sự hiện diện cũng như vai trò của mình trong một thế giới mới với sự trỗi dậy mạnh mẽ của các nền kinh tế như Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc./.
Theo ban tổ chức, Diễn đàn Pháp ngữ lần này chú trọng bốn nội dung chính gồm kinh tế, văn hóa, vai trò của tiếng Pháp trong thế giới số và sự song hành của các ngôn ngữ trong thế giới toàn cầu hóa, đặc biệt trong bối cảnh tiếng Anh được quốc tế hóa mạnh mẽ.
Ngoài ra, các đại biểu sẽ thảo luận về các bước đi cụ thể nhằm hỗ trợ giới văn nghệ sỹ, sinh viên đại học và doanh nhân tại các nước nói tiếng Pháp, tăng cường việc xuất bản các ấn phẩm khoa học bằng Pháp ngữ và thúc đẩy thương mại.
Phát biểu tại diễn đàn, Tổng Thư ký Tổ chức quốc tế của cộng đồng Pháp ngữ Abdou Diouf nhấn mạnh tiếng Pháp hiện là ngôn ngữ được sử dụng hàng ngày và được giảng dạy tại năm châu lục, và số người nói tiếng Pháp đang ngày càng gia tăng, đặc biệt tại châu Phi.
Hiện có khoảng 220 triệu người trên thế giới nói tiếng Pháp và ước tính đến năm 2050, con số này sẽ tăng lên mức hơn 700 triệu người, 80% trong số đó là ở châu Phi. Tuy nhiên, ông Diouf cũng chỉ trích các trí thức và doanh nhân đã không dành nhiều sự hứng thú vào việc truyền bá tiếng Pháp thông qua những hoạt động kinh doanh của mình.
Trước đó thềm diễn đàn, một nhóm các nhà hoạt động của Canada, Lebanon, Algeria và Cameroon đã ký tên vào một đơn thư yêu cầu chấm dứt sự thống trị của tiếng Anh hiện nay.
Bức thư nhấn mạnh đến việc tiếng Pháp cần nắm bắt cơ hội để tăng cường sự hiện diện cũng như vai trò của mình trong một thế giới mới với sự trỗi dậy mạnh mẽ của các nền kinh tế như Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc./.
(TTXVN)