Theo một nghiên cứu do Hiệp hội Bảo tồn Tự nhiên Quốc tế (IUCN) công bố ngày 19/4, hơn 40 loài cá ở vùng Địa Trung Hải có thể biến mất trong vài năm tới.
Nghiên cứu trên cho thấy, các loại cá mật và cá đuối ở Địa Trung Hải và ít nhất 12 loài cá nhiều xương đang đối mặt với nguy cơ tiệt chủng do đánh bắt quá tải, ô nhiễm và bị mất môi trường sống.
Việc đánh bắt thương mại cá ngừ lớn (cá ngừ Califoni), cá vược biển, cá me-lúc và cá mú khiến các loài này đang gặp nhiều nguy hiểm.
Điều phối viên đánh giá các loài sinh vật biển toàn cầu của IUCN Kent Carpenter nói: “Số lượng các ngừ lớn ở Địa Trung Hải và phía Đông Đại Tây Dương đặc biệt đáng quan ngại.”
Theo ông Carpenter, khả năng sinh sản của loài cá ngừ giảm mạnh là do việc đánh bắt quá tải trong bốn thập kỷ qua.
Được tiến hành từ năm 2005, cùng với sự tham gia của 25 nhà khoa học nghiên cứu về biển, đây là nghiên cứu đầu tiên đánh giá tổng thể về các loài cá tự nhiên trên các vùng biển của toàn cầu. /.
Nghiên cứu trên cho thấy, các loại cá mật và cá đuối ở Địa Trung Hải và ít nhất 12 loài cá nhiều xương đang đối mặt với nguy cơ tiệt chủng do đánh bắt quá tải, ô nhiễm và bị mất môi trường sống.
Việc đánh bắt thương mại cá ngừ lớn (cá ngừ Califoni), cá vược biển, cá me-lúc và cá mú khiến các loài này đang gặp nhiều nguy hiểm.
Điều phối viên đánh giá các loài sinh vật biển toàn cầu của IUCN Kent Carpenter nói: “Số lượng các ngừ lớn ở Địa Trung Hải và phía Đông Đại Tây Dương đặc biệt đáng quan ngại.”
Theo ông Carpenter, khả năng sinh sản của loài cá ngừ giảm mạnh là do việc đánh bắt quá tải trong bốn thập kỷ qua.
Được tiến hành từ năm 2005, cùng với sự tham gia của 25 nhà khoa học nghiên cứu về biển, đây là nghiên cứu đầu tiên đánh giá tổng thể về các loài cá tự nhiên trên các vùng biển của toàn cầu. /.
Anh Minh (Vietnam+)