Tại cuộc họp báo sáng 5/8, Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Trọng Đàm cho biết, Hội nghị Cộng đồng Văn hóa Xã hội ASEAN lần thứ 4 (ASCC 4) sẽ được tổ chức vào ngày 16/8 tại Đà Nẵng với sự tham gia của các Bộ trưởng phụ trách Cộng đồng Văn hóa-Xã hội của các nước ASEAN.
Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân-Chủ tịch Hội đồng Cộng đồng Văn hóa-Xã hội chủ trì và điều hành hội nghị.
Hội nghị ASCC lần thứ 4 tập trung vào việc đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch tổng thể ASCC, cơ chế giám sát việc thực hiện kế hoạch tổng thể; trao đổi, chia sẻ việc thực hiện các lĩnh vực ưu tiên đã xác định trong kế hoạch tổng thể của ASCC năm 2010 bao gồm đối phó với thách thức toàn cầu; phát triển nguồn nhân lực cho phục hồi kinh tế và phát triển; tăng cường phúc lợi xã hội và phát triển đối với phụ nữ và trẻ em ASEAN; xây dựng bản sắc văn hóa ASEAN.
Hội nghị cũng xem xét việc thông qua hai dự thảo văn kiện, Tuyên bố của các nhà lãnh đạo ASEAN về Phát triển nguồn nhân lực và kỹ năng cho phục hồi kinh tế và phát triển; Tuyên bố của các nhà lãnh đạo ASEAN về phúc lợi và phát triển đối với phụ nữ và trẻ em ASEAN để đệ trình lên Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 17 phê duyệt.
Kế hoạch tổng thể ASCC được các nhà lãnh đạo ASEAN phê duyệt tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 14 tổ chức ngày 1/3/2009 tại Hua Hin, Thái Lan. Do đó, kế hoạch tổng thể ASCC này được thực hiện chính thức kể từ ngày 2/3/2009.
Sự phát triển của cộng đồng Văn hóa-Xã hội được xem xét và đánh giá trên cơ sở việc tổ chức thực hiện và triển khai Kế hoạch tổng thể của Cộng đồng Văn hóa-Xã hội. Kế hoạch tổng thể ASCC bao gồm 6 lĩnh vực trọng tâm phát triển con người; phúc lợi và bảo hiểm xã hội; các quyền và bình đẳng xã hội; bảo đảm môi trường bền vững; tạo dựng bản sắc ASEAN; thu hẹp khoảng cách phát triển. kế hoạch tổng thể của Cộng đồng Văn hóa-Xã hội được thực hiện trong giai đoạn 2009-2015 bao gồm 40 cấu phần với 340 hoạt động.
Trong thời gian qua, hoạt động của Cộng đồng Văn hóa-Xã hội đã đạt được một số thành tựu đáng kể như: xây dựng khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của cộng đồng, xây dựng lộ trình và xác định các giai đoạn ưu tiên để thực hiện các kế hoạch, xây dựng các chương trình và giải pháp để giải quyết nhiều vấn đề chính thuộc lĩnh vực của cộng đồng như lao động, y tế, giáo dục, môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý thiên tai và hỗ trợ nhân đạo, thúc đẩy và bảo vệ quyền của người lao động di cư, của phụ nữ và trẻ em trong ASEAN.
Với vai trò là Chủ tịch ASCC năm 2010, Việt Nam đã đóng góp tích cực trong hoạt động của Cộng đồng Văn hóa-Xã hội thông qua các hoạt động tại cấp quốc gia và cấp khu vực.
Việt Nam đã đề xuất và chủ trì xây dựng hai dự thảo Tuyên bố quan trọng (về phát triển nguồn nhân lực và về thúc đẩy phúc lợi và phát triển cho phụ nữ và trẻ em ASEAN); đưa ra các sáng kiến và tích cực thực hiện các cam kết trong hoạt động chuyên ngành thuộc Cộng đồng Văn hóa-Xã hội (như tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Lao động ASEAN, Cuộc họp của Ủy ban Thúc đẩy và bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em ASEAN).
Việt Nam đã và đang thể hiện vai trò điều phối tích cực, chủ động của mình trong sự phát triển của Cộng đồng Văn hóa-Xã hội nhằm tiến tới Cộng đồng ASEAN vững mạnh./.
Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân-Chủ tịch Hội đồng Cộng đồng Văn hóa-Xã hội chủ trì và điều hành hội nghị.
Hội nghị ASCC lần thứ 4 tập trung vào việc đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch tổng thể ASCC, cơ chế giám sát việc thực hiện kế hoạch tổng thể; trao đổi, chia sẻ việc thực hiện các lĩnh vực ưu tiên đã xác định trong kế hoạch tổng thể của ASCC năm 2010 bao gồm đối phó với thách thức toàn cầu; phát triển nguồn nhân lực cho phục hồi kinh tế và phát triển; tăng cường phúc lợi xã hội và phát triển đối với phụ nữ và trẻ em ASEAN; xây dựng bản sắc văn hóa ASEAN.
Hội nghị cũng xem xét việc thông qua hai dự thảo văn kiện, Tuyên bố của các nhà lãnh đạo ASEAN về Phát triển nguồn nhân lực và kỹ năng cho phục hồi kinh tế và phát triển; Tuyên bố của các nhà lãnh đạo ASEAN về phúc lợi và phát triển đối với phụ nữ và trẻ em ASEAN để đệ trình lên Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 17 phê duyệt.
Kế hoạch tổng thể ASCC được các nhà lãnh đạo ASEAN phê duyệt tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 14 tổ chức ngày 1/3/2009 tại Hua Hin, Thái Lan. Do đó, kế hoạch tổng thể ASCC này được thực hiện chính thức kể từ ngày 2/3/2009.
Sự phát triển của cộng đồng Văn hóa-Xã hội được xem xét và đánh giá trên cơ sở việc tổ chức thực hiện và triển khai Kế hoạch tổng thể của Cộng đồng Văn hóa-Xã hội. Kế hoạch tổng thể ASCC bao gồm 6 lĩnh vực trọng tâm phát triển con người; phúc lợi và bảo hiểm xã hội; các quyền và bình đẳng xã hội; bảo đảm môi trường bền vững; tạo dựng bản sắc ASEAN; thu hẹp khoảng cách phát triển. kế hoạch tổng thể của Cộng đồng Văn hóa-Xã hội được thực hiện trong giai đoạn 2009-2015 bao gồm 40 cấu phần với 340 hoạt động.
Trong thời gian qua, hoạt động của Cộng đồng Văn hóa-Xã hội đã đạt được một số thành tựu đáng kể như: xây dựng khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của cộng đồng, xây dựng lộ trình và xác định các giai đoạn ưu tiên để thực hiện các kế hoạch, xây dựng các chương trình và giải pháp để giải quyết nhiều vấn đề chính thuộc lĩnh vực của cộng đồng như lao động, y tế, giáo dục, môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý thiên tai và hỗ trợ nhân đạo, thúc đẩy và bảo vệ quyền của người lao động di cư, của phụ nữ và trẻ em trong ASEAN.
Với vai trò là Chủ tịch ASCC năm 2010, Việt Nam đã đóng góp tích cực trong hoạt động của Cộng đồng Văn hóa-Xã hội thông qua các hoạt động tại cấp quốc gia và cấp khu vực.
Việt Nam đã đề xuất và chủ trì xây dựng hai dự thảo Tuyên bố quan trọng (về phát triển nguồn nhân lực và về thúc đẩy phúc lợi và phát triển cho phụ nữ và trẻ em ASEAN); đưa ra các sáng kiến và tích cực thực hiện các cam kết trong hoạt động chuyên ngành thuộc Cộng đồng Văn hóa-Xã hội (như tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Lao động ASEAN, Cuộc họp của Ủy ban Thúc đẩy và bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em ASEAN).
Việt Nam đã và đang thể hiện vai trò điều phối tích cực, chủ động của mình trong sự phát triển của Cộng đồng Văn hóa-Xã hội nhằm tiến tới Cộng đồng ASEAN vững mạnh./.
Phúc Hằng (TTXVN/Vietnam+)