Trong ngày 11/11, tại thành phố Honolulu, bang Hawaii, Hoa Kỳ, đã diễn ra Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao-Thương mại APEC lần thứ 23 trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC, dưới sự đồng chủ tọa của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton và Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Ron Kirk.
Tham dự hội nghị có bộ trưởng ngoại giao, bộ trưởng liên quan và bộ trưởng thương mại của 21 nền kinh tế thành viên, Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Pascal Lamy, các đại diện của Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC), Hội đồng Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương (PECC), và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị.
Hội nghị tập trung thảo luận các vấn đề quan trọng đối với khu vực hiện nay, đặc biệt là nâng cao hợp tác khu vực trong bối cảnh mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ, ứng phó thiên tai và quản trị mở. Một điểm mới của hội nghị năm nay là các bộ trưởng đã có một số phiên đối thoại cùng đại diện các doanh nghiệp về các chủ đề được quan tâm nhiều tại khu vực.
["Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp tích cực cho APEC"]
Các bộ trưởng đánh giá hợp tác của APEC trong năm 2011 đã đạt nhiều kết quả thực chất, nhất là về tăng cường liên kết kinh tế khu vực, các nội dung và thách thức mới về thương mại, tăng trưởng xanh, ứng phó với thiên tai…
Các bộ trưởng nhất trí đẩy mạnh thực hiện các Mục tiêu Bogor, tạo thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mở rộng chuỗi cung ứng toàn cầu, thúc đẩy chính sách sáng tạo, tăng cường hợp tác công-tư và đưa ra các đề xuất cụ thể nhằm sớm kết thúc Vòng đàm phán Doha.
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhận định, thế giới và khu vực đang bước sang một giai đoạn mới với nhiều thách thức nhưng cũng có vận hội lớn, các tiến trình hợp tác đều có bước phát triển rõ rệt theo hướng thực chất và gắn kết hơn, củng cố cục diện đa tầng nấc tiểu vùng, tiểu khu vực và khu vực.
Bộ trưởng đề xuất cần tạo dựng một cấu trúc khu vực bền vững, phù hợp với những thay đổi và tính đa dạng ở khu vực, tăng cường giải quyết các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống, đáp ứng các mục tiêu chung là hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực. Bộ trưởng nhấn mạnh trong một cấu trúc khu vực đang định hình, vai trò trung tâm của ASEAN là hết sức quan trọng.
Tại phiên họp về thiên tai, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhận định, thiên tai và biến đổi khí hậu đang trở thành một vấn đề cấp bách, đặc biệt tại châu Á-Thái Bình Dương, nơi phải hứng chịu tới 70% số các vụ thiên tai trên thế giới. Bộ trưởng ủng hộ việc APEC coi an ninh con người, đặc biệt là ứng phó với tình trạng khẩn cấp, là một trong những ưu tiên hợp tác.
Qua kinh nghiệm của Việt Nam, Bộ trưởng đề xuất APEC chú trọng nâng cao nhận thức cộng đồng, hợp tác cứu hộ cứu nạn trên biển, cử các đội cứu trợ, tái thiết và hoạt động nhân đạo, khuyến khích sự tham gia của doanh nghiệp.
Các bộ trưởng đã thông qua Tuyên bố của Hội nghị kèm theo sáu văn kiện, các tuyên bố về “Ứng phó với thiên tai tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương,” “Quản trị mở và tăng trưởng kinh tế” và “WTO, đàm phán Doha và chống chủ nghĩa bảo hộ.”
Cùng ngày, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng đã có nhiều tiếp xúc song phương với các đồng nghiệp Hoa Kỳ, Australia, New Zealand, Malaysia, Thái Lan, Mexico... Các Bộ trưởng nhất trí cần tăng cường nỗ lực nhằm làm sâu sắc hơn quan hệ song phương, tăng cường trao đổi đoàn các cấp, đẩy mạnh hợp tác kinh tế-thương mại, phối hợp về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm trong các khuôn khổ hợp tác đa phương như APEC./.
Tham dự hội nghị có bộ trưởng ngoại giao, bộ trưởng liên quan và bộ trưởng thương mại của 21 nền kinh tế thành viên, Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Pascal Lamy, các đại diện của Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC), Hội đồng Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương (PECC), và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị.
Hội nghị tập trung thảo luận các vấn đề quan trọng đối với khu vực hiện nay, đặc biệt là nâng cao hợp tác khu vực trong bối cảnh mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ, ứng phó thiên tai và quản trị mở. Một điểm mới của hội nghị năm nay là các bộ trưởng đã có một số phiên đối thoại cùng đại diện các doanh nghiệp về các chủ đề được quan tâm nhiều tại khu vực.
["Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp tích cực cho APEC"]
Các bộ trưởng đánh giá hợp tác của APEC trong năm 2011 đã đạt nhiều kết quả thực chất, nhất là về tăng cường liên kết kinh tế khu vực, các nội dung và thách thức mới về thương mại, tăng trưởng xanh, ứng phó với thiên tai…
Các bộ trưởng nhất trí đẩy mạnh thực hiện các Mục tiêu Bogor, tạo thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mở rộng chuỗi cung ứng toàn cầu, thúc đẩy chính sách sáng tạo, tăng cường hợp tác công-tư và đưa ra các đề xuất cụ thể nhằm sớm kết thúc Vòng đàm phán Doha.
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhận định, thế giới và khu vực đang bước sang một giai đoạn mới với nhiều thách thức nhưng cũng có vận hội lớn, các tiến trình hợp tác đều có bước phát triển rõ rệt theo hướng thực chất và gắn kết hơn, củng cố cục diện đa tầng nấc tiểu vùng, tiểu khu vực và khu vực.
Bộ trưởng đề xuất cần tạo dựng một cấu trúc khu vực bền vững, phù hợp với những thay đổi và tính đa dạng ở khu vực, tăng cường giải quyết các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống, đáp ứng các mục tiêu chung là hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực. Bộ trưởng nhấn mạnh trong một cấu trúc khu vực đang định hình, vai trò trung tâm của ASEAN là hết sức quan trọng.
Tại phiên họp về thiên tai, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhận định, thiên tai và biến đổi khí hậu đang trở thành một vấn đề cấp bách, đặc biệt tại châu Á-Thái Bình Dương, nơi phải hứng chịu tới 70% số các vụ thiên tai trên thế giới. Bộ trưởng ủng hộ việc APEC coi an ninh con người, đặc biệt là ứng phó với tình trạng khẩn cấp, là một trong những ưu tiên hợp tác.
Qua kinh nghiệm của Việt Nam, Bộ trưởng đề xuất APEC chú trọng nâng cao nhận thức cộng đồng, hợp tác cứu hộ cứu nạn trên biển, cử các đội cứu trợ, tái thiết và hoạt động nhân đạo, khuyến khích sự tham gia của doanh nghiệp.
Các bộ trưởng đã thông qua Tuyên bố của Hội nghị kèm theo sáu văn kiện, các tuyên bố về “Ứng phó với thiên tai tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương,” “Quản trị mở và tăng trưởng kinh tế” và “WTO, đàm phán Doha và chống chủ nghĩa bảo hộ.”
Cùng ngày, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng đã có nhiều tiếp xúc song phương với các đồng nghiệp Hoa Kỳ, Australia, New Zealand, Malaysia, Thái Lan, Mexico... Các Bộ trưởng nhất trí cần tăng cường nỗ lực nhằm làm sâu sắc hơn quan hệ song phương, tăng cường trao đổi đoàn các cấp, đẩy mạnh hợp tác kinh tế-thương mại, phối hợp về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm trong các khuôn khổ hợp tác đa phương như APEC./.
(TTXVN/Vietnam+)