Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng cho rằng trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều khó khăn, quan hệ hợp tác đối tác chiến lược Việt Nam-Nhật Bản đang đi vào chiều sâu.
Chiều 10/12, tại Trụ sở Chính phủ, tiếp đoàn Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt thuộc Liên đoàn các tổ chức Kinh tế Nhật Bản (Keidanren) Kato Susumu, nhân dịp đoàn sang Việt Nam tham dự cuộc họp cấp cao Ủy ban đánh giá sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng hoan nghênh những kết quả đã đạt được trong cuộc họp cấp cao Ủy ban đánh giá sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản giai đoạn III vừa diễn ra.
Ông Nguyễn Sinh Hùng cho biết trong 10 năm tới nhiệm vụ chính của Việt Nam là cơ cấu lại nền kinh tế. Do đó sự hợp tác của hai Chính phủ, sự tham gia của các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ tạo ra sức cạnh tranh mới cho Việt Nam và đem lại lợi ích cho cả hai bên.
Phó Thủ tướng nhất trí rằng trong đổi mới cơ cấu kinh tế, việc phát triển công nghiệp phụ trợ với Việt Nam là hết sức quan trọng, sẽ đóng góp vào nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; bày tỏ vui mừng vì Chính phủ và doanh nghiệp Nhật Bản đã hướng vào thúc đẩy phát triển công nghiệp phụ trợ của Việt Nam và cho rằng với kinh nghiệm của mình, Nhật Bản sẽ giúp Việt Nam phát triển nhanh hơn.
Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng khẳng định Chính phủ Việt Nam cam kết sẽ làm hết sức mình để xem xét giải quyết những vấn đề mà hai bên đặt ra.
Thay mặt đoàn, đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt, ngài Kato Susumu vui mừng dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam, mối quan hệ Việt Nam-Nhật Bản ngày càng gắn bó. Đặc biệt, gần đây hai bên đã phát triển trong nhiều lĩnh vực mới như điện nguyên tử, đất hiếm...
Phía Nhật Bản mong muốn sẽ có đóng góp về công nghệ tiên tiến và phương tiện kỹ thuật của mình trong quá trình hợp tác với Việt Nam, ông Kato Susumu cho biết.
Ông Kato Susumu cũng cho biết cuộc họp cấp cao Ủy ban đánh giá sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản giai đoạn III vừa diễn ra rất thành công, đã đánh giá quan hệ hoạt động 62 hạng mục. Trong đó, có những hạng mục đạt được kết quả cao như thông quan vận tải đường bộ cả trong và ngoài giờ; cải thiện cơ chế về sở hữu trí tuệ; các quy định về trần lãi suất được nới lỏng, xây dựng một số dự án thí điểm về PPP… Từ đó cho thấy, hợp tác giữa hai bên được mở rộng lên một tầm cao mới.
Theo ông Kato Susumu trong giai đoạn tới, hai bên cần nỗ lực hợp tác hơn nữa nhất là trong xây dựng ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam, qua đó gắn với việc tỷ lệ nội địa hóa của các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam; giải quyết các vấn đề liên quan đến việc thiếu điện; về những nguyên tắc nhất trí trong Hội đồng quản trị.
Cơ chế hợp tác công-tư PPP mới, trong đó các doanh nghiệp tư nhân đã đề xuất các dự án JICA đang xúc tiến sẽ được tham gia vào dự án; xúc tiến đào tạo nguồn nhân lực; hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng, cùng là những nội dung mà hai bên cần nỗ lực hợp tác hơn nữa, Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt nói./.
Chiều 10/12, tại Trụ sở Chính phủ, tiếp đoàn Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt thuộc Liên đoàn các tổ chức Kinh tế Nhật Bản (Keidanren) Kato Susumu, nhân dịp đoàn sang Việt Nam tham dự cuộc họp cấp cao Ủy ban đánh giá sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng hoan nghênh những kết quả đã đạt được trong cuộc họp cấp cao Ủy ban đánh giá sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản giai đoạn III vừa diễn ra.
Ông Nguyễn Sinh Hùng cho biết trong 10 năm tới nhiệm vụ chính của Việt Nam là cơ cấu lại nền kinh tế. Do đó sự hợp tác của hai Chính phủ, sự tham gia của các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ tạo ra sức cạnh tranh mới cho Việt Nam và đem lại lợi ích cho cả hai bên.
Phó Thủ tướng nhất trí rằng trong đổi mới cơ cấu kinh tế, việc phát triển công nghiệp phụ trợ với Việt Nam là hết sức quan trọng, sẽ đóng góp vào nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; bày tỏ vui mừng vì Chính phủ và doanh nghiệp Nhật Bản đã hướng vào thúc đẩy phát triển công nghiệp phụ trợ của Việt Nam và cho rằng với kinh nghiệm của mình, Nhật Bản sẽ giúp Việt Nam phát triển nhanh hơn.
Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng khẳng định Chính phủ Việt Nam cam kết sẽ làm hết sức mình để xem xét giải quyết những vấn đề mà hai bên đặt ra.
Thay mặt đoàn, đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt, ngài Kato Susumu vui mừng dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam, mối quan hệ Việt Nam-Nhật Bản ngày càng gắn bó. Đặc biệt, gần đây hai bên đã phát triển trong nhiều lĩnh vực mới như điện nguyên tử, đất hiếm...
Phía Nhật Bản mong muốn sẽ có đóng góp về công nghệ tiên tiến và phương tiện kỹ thuật của mình trong quá trình hợp tác với Việt Nam, ông Kato Susumu cho biết.
Ông Kato Susumu cũng cho biết cuộc họp cấp cao Ủy ban đánh giá sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản giai đoạn III vừa diễn ra rất thành công, đã đánh giá quan hệ hoạt động 62 hạng mục. Trong đó, có những hạng mục đạt được kết quả cao như thông quan vận tải đường bộ cả trong và ngoài giờ; cải thiện cơ chế về sở hữu trí tuệ; các quy định về trần lãi suất được nới lỏng, xây dựng một số dự án thí điểm về PPP… Từ đó cho thấy, hợp tác giữa hai bên được mở rộng lên một tầm cao mới.
Theo ông Kato Susumu trong giai đoạn tới, hai bên cần nỗ lực hợp tác hơn nữa nhất là trong xây dựng ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam, qua đó gắn với việc tỷ lệ nội địa hóa của các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam; giải quyết các vấn đề liên quan đến việc thiếu điện; về những nguyên tắc nhất trí trong Hội đồng quản trị.
Cơ chế hợp tác công-tư PPP mới, trong đó các doanh nghiệp tư nhân đã đề xuất các dự án JICA đang xúc tiến sẽ được tham gia vào dự án; xúc tiến đào tạo nguồn nhân lực; hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng, cùng là những nội dung mà hai bên cần nỗ lực hợp tác hơn nữa, Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt nói./.
Thiện Thuật (TTXVN/Vietnam+)