"Vai trò của ba nước Việt Nam-Lào-Campuchia với hợp tác tiểu vùng sông Mekong mở rộng trong bối cảnh mới" là chủ đề chính tại hội thảo quốc tế thường niên lần thứ nhất diễn ra ngày 23/7 tại thành phố Đà Nẵng.
Hội thảo do Viện Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với Viện Khoa học xã hội Quốc gia Lào và Viện Khoa học Hoàng gia Campuchia tổ chức.
Đoàn Việt Nam do Giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam làm trưởng đoàn. Đoàn Lào do Phó Giáo sư, tiến sỹ Thongsalit Mangnomek, Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Quốc gia Lào làm trưởng đoàn. Đoàn Campuchia do Viện sỹ, tiến sỹ Khlot Thida, Chủ tịch Viện Hàn lâm Hoàng gia Campuchia làm trưởng đoàn.
Phát biểu tại phiên khai mạc, giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam nhấn mạnh hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng đòi hỏi việc xây dựng các mối liên kết trên nhiều lĩnh vực, trong đó bao hàm cả khoa học xã hội.
Trên thực tế, các hoạt động kết nối trên nhiều lĩnh vực đã trở thành một trọng tâm trong nhiều khuôn khổ hợp tác giữa ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Điều này xuất phát từ yêu cầu phối hợp và nỗ lực nhằm bảo đảm cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, thực hiện mục tiêu hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực.
Viện Khoa học xã hội Việt Nam đánh giá cao những tiến bộ và ghi nhận những thành tựu đã đạt được trong khuôn khổ hợp tác về khoa học xã hội giữa ba nước. Đây là mô hình hợp tác theo hướng tăng cường phối hợp, chính sách ở tầm vi mô, nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường, chia sẻ lợi ích chung về tài nguyên, môi trường, nguồn nhân lực, đầu tư và thương mại xuyên biên giới...
Tại phiên thứ nhất với chủ đề "Bối cảnh quốc tế, khu vực và vai trò của ba nước trong hợp tác Tiểu vùng sông Mekong mở rộng," các đại biểu đã tập trung nghe giới thiệu tình hình thế giới và khu vực hiện nay đang tạo cơ hội cho ba nước Lào, Việt Nam, Campuchia trong mối quan hệ hợp tác tiểu vùng Mekong; Hợp tác khu vực tam giác phát triển Campuchia, Lào và Việt Nam thế kỷ 21; Tam giác phát triển - điểm sáng trong quan hệ hợp tác Việt Nam-Lào-Campuchia.
Tại phiên thứ hai với chủ đề "Thúc đẩy hợp tác về khoa học giữa ba nước Việt Nam-Lào Campuchia," các đại biểu đã tập trung nghe giới thiệu về tăng cường hợp tác trong khoa học giữa Campuchia, Lào, Việt Nam; Hợp tác khoa học xã hội giữa Lào, Việt Nam, Campuchia là thiết thực để thúc đẩy hợp tác phát triển giữa ba nước; Hợp tác nghiên cứu về khoa học xã hội giữa Viện Khoa học xã hội Việt Nam-Viện Khoa học xã hội Quốc gia Lào-Viện Hàn lâm Hoàng gia Campuchia thành tựu và triển vọng...
Các đại biểu cũng đã dành thời gian tập trung thảo luận các vấn đề về xoay quanh vấn đề hợp tác về kinh tế, văn hóa và giáo dục, khoa học kỹ thuật giữa ba nước trong bối cảnh mới...
Hội thảo là sự cụ thể hóa nội dung Biên bản ghi nhớ thỏa thuận hợp tác khoa học giữa Viện Khoa học xã hội Việt Nam với Viện Khoa học xã hội Quốc gia Lào và Viện Khoa học Hoàng gia Campuchia, trong năm 2012. Đây là một sự kiện khoa học có ý nghĩa chính trị quan trọng, đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam đang tiến hành hội nhập sâu rộng và thúc đẩy quan hệ với các nước láng giềng lên một tầm cao mới./.
Hội thảo do Viện Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với Viện Khoa học xã hội Quốc gia Lào và Viện Khoa học Hoàng gia Campuchia tổ chức.
Đoàn Việt Nam do Giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam làm trưởng đoàn. Đoàn Lào do Phó Giáo sư, tiến sỹ Thongsalit Mangnomek, Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Quốc gia Lào làm trưởng đoàn. Đoàn Campuchia do Viện sỹ, tiến sỹ Khlot Thida, Chủ tịch Viện Hàn lâm Hoàng gia Campuchia làm trưởng đoàn.
Phát biểu tại phiên khai mạc, giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam nhấn mạnh hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng đòi hỏi việc xây dựng các mối liên kết trên nhiều lĩnh vực, trong đó bao hàm cả khoa học xã hội.
Trên thực tế, các hoạt động kết nối trên nhiều lĩnh vực đã trở thành một trọng tâm trong nhiều khuôn khổ hợp tác giữa ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Điều này xuất phát từ yêu cầu phối hợp và nỗ lực nhằm bảo đảm cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, thực hiện mục tiêu hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực.
Viện Khoa học xã hội Việt Nam đánh giá cao những tiến bộ và ghi nhận những thành tựu đã đạt được trong khuôn khổ hợp tác về khoa học xã hội giữa ba nước. Đây là mô hình hợp tác theo hướng tăng cường phối hợp, chính sách ở tầm vi mô, nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường, chia sẻ lợi ích chung về tài nguyên, môi trường, nguồn nhân lực, đầu tư và thương mại xuyên biên giới...
Tại phiên thứ nhất với chủ đề "Bối cảnh quốc tế, khu vực và vai trò của ba nước trong hợp tác Tiểu vùng sông Mekong mở rộng," các đại biểu đã tập trung nghe giới thiệu tình hình thế giới và khu vực hiện nay đang tạo cơ hội cho ba nước Lào, Việt Nam, Campuchia trong mối quan hệ hợp tác tiểu vùng Mekong; Hợp tác khu vực tam giác phát triển Campuchia, Lào và Việt Nam thế kỷ 21; Tam giác phát triển - điểm sáng trong quan hệ hợp tác Việt Nam-Lào-Campuchia.
Tại phiên thứ hai với chủ đề "Thúc đẩy hợp tác về khoa học giữa ba nước Việt Nam-Lào Campuchia," các đại biểu đã tập trung nghe giới thiệu về tăng cường hợp tác trong khoa học giữa Campuchia, Lào, Việt Nam; Hợp tác khoa học xã hội giữa Lào, Việt Nam, Campuchia là thiết thực để thúc đẩy hợp tác phát triển giữa ba nước; Hợp tác nghiên cứu về khoa học xã hội giữa Viện Khoa học xã hội Việt Nam-Viện Khoa học xã hội Quốc gia Lào-Viện Hàn lâm Hoàng gia Campuchia thành tựu và triển vọng...
Các đại biểu cũng đã dành thời gian tập trung thảo luận các vấn đề về xoay quanh vấn đề hợp tác về kinh tế, văn hóa và giáo dục, khoa học kỹ thuật giữa ba nước trong bối cảnh mới...
Hội thảo là sự cụ thể hóa nội dung Biên bản ghi nhớ thỏa thuận hợp tác khoa học giữa Viện Khoa học xã hội Việt Nam với Viện Khoa học xã hội Quốc gia Lào và Viện Khoa học Hoàng gia Campuchia, trong năm 2012. Đây là một sự kiện khoa học có ý nghĩa chính trị quan trọng, đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam đang tiến hành hội nhập sâu rộng và thúc đẩy quan hệ với các nước láng giềng lên một tầm cao mới./.
Văn Sơn (TTXVN)